Đa dạng hoá các hình thức tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh phú thọ​ (Trang 101 - 104)

5. Kết cấu của đề tài

4.3.6. Đa dạng hoá các hình thức tín dụng

Tại Chi nhánh hiện mới chỉ cho vay theo hạn mức và cho vay theo từng lần là chủ yếu. Để nâng cao sự cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác cũng như đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phong phú các khách hàng DNNVV thì một giải pháp quan trọng là cần áp dụng nhiều hình thức tín dụng.

- Hình thức hùn vốn đầu tư, liên doanh, liên kết với khách hàng:

Ngày càng có nhiều dự án với quy mô vốn lớn song một Ngân hàng với các quy định cho vay của mình, cũng như không bỏ quá nhiều vốn vay vào một dự án để giảm bớt rủi ro thì cho vay đồng tài trợ là một hình thức thích hợp. Khi ấy, Chi nhánh cùng với một nhóm các tổ chức tín dụng khác sẽ cùng cho vay với một dự án hoặc phương án vay vốn của khách hàng. Với hình thức cho vay này, do có sự cộng tác của các chuyên gia ngân hàng chắc chắn các doanh nghiệp sẽ làm ăn hiệu quả hơn, dần dần đưa khu vực DNNVV phát triển ngày càng mạnh hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn. Hơn nữa, Chi nhánh sẽ thiết lập nhiều mối quan hệ hơn đối với các tổ chức tín dụng, với doanh nghiệp. Chi nhánh không chỉ thu được lợi nhuận trước mắt mà còn phân tán được rủi ro, nâng cao uy tín và tích luỹ thêm kinh nghiệm.

- Cho thuê tài chính:

Với DNNVV thì nhu cầu đổi mới công nghệ, thay mới trang thiết bị máy móc luôn là một nhu cầu cần thiết. Muốn nâng cao cạnh tranh, sản xuất ra được những sản phẩm giá rẻ và chất lượng cao thì con đường ngắn nhất là đổi mới công nghệ. Đặc biệt, các DNNVV ở nước ta còn rất lạc hậu về công nghệ kỹ thuật, máy móc kém hiện đại. Song trang bị máy móc hay đổi mới công nghệ rất tốn kém, bản thân DNNVV không đủ vốn để mua sắm, cũng không đủ điều kiện về tài sản đảm bảo để vay vốn ngân hàng. Hơn nữa, nhiều máy móc có giá trị lớn nhưng nhu cầu sử dụng của DN lại ngắn hơn thời gian khấu hao của tài sản. Thêm vào đó, Nghị định số 16 ngày 2/5/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công tác cho thuê tài chính đã tạo ra một hành lang pháp lý thông thoáng cho hoạt động này. Với nghị định 16 đối tượng cho thuê đã được mở rộng bao gồm tất cả các DN, tổ chức, cá nhân hoạt động tại Việt Nam. Bên cho thuê tài chính được nhập khẩu trực tiếp những máy móc thiết bị mà bên thuê đã được phép mua, nhập khẩu và sử dụng; bên thuê được sử dụng bản sao giấy chứng nhận đăng ký khi lưu hành

phương tiện vận tải đi thuê, chuyển quyền sở hữu tài sản thuê khi kết thúc thời hạn thuê không phải nộp thuế chức bạ...

Vì vậy, Chi nhánh cần sớm tiến hành cho thuê tài chính để mở rộng khách hàng, nâng cao trình độ nghiệp vụ và cũng là nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV. Cho thuê tài chính là một cách để tài trợ vốn cho DNNVV với các yêu cầu đơn giản hơn cho vay, bởi tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu của ngân hàng do đó dễ dàng kiểm soát, xử lý khi gặp vấn đề. Thuê mua có tác dụng thay thế các khoản vay có bảo đảm và giảm rủi ro cho các khoản tài trợ trung hạn đối với các DNNVV không có báo cáo hoạt động kinh doanh và báo cáo kiểm toán. Ngân hàng chỉ cần quan tâm đến báo cáo tài chính, đặt cọc và thời hạn trả cùng một phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả.

- Cho vay đảm bảo bằng các khoản sẽ thu:

Các doanh nghiệp bán hàng nhưng chưa thu được tiền do người mua chịu, điều này làm cho các doanh nghiệp bị thiếu vốn lưu động. Ngân hàng có thể giúp các doanh nghiệp thiếu vốn tức thời bằng cách cho vay trên một tỷ lệ nào đó đối với các khoản sẽ thu. Tỷ lệ này cao hay thấp phụ thuộc vào chất lượng các khoản nợ đó. Việc cầm cố này có thể thông báo hoăc không thông báo cho khách hàng thiếu nợ của doanh nghiệp tùy thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên.Tuy nhiên hình thức này chỉ áp dụng đối với những khách hàng lâu dài, có uy tín cao đối với ngân hàng.

Chi nhánh cũng cần nghiên cứu, thử nghiệm và đưa ra nhiều sản phẩm và dịch vụ sau dành cho DNNVV như là những sản phẩm dành riêng cho DNNVV. Đó là các khoản cho vay với tính linh hoạt cao đáp ứng các yêu cầu tài chính của từng DNNVV, bao gồm: thấu chi và cho vay có kỳ hạn; tài khoản phát hành séc; ngân hàng qua điện thoại hoặc Internet; dịch vụ tài trợ thương mại bao gồm tín dụng ngắn hạn cho nhập khẩu nguyên liệu, tài trợ hỗ trợ xuất khẩu, bảo hiểm vận tải tàu biển; dịch vụ cung cấp tài liệu và xác nhận; dịch vụ thương mại bao gồm chỉ định thanh toán tiền hàng, ghi nợ trực

tiếp từ tài khoản của khách hàng và thẻ tín dụng và thanh toán qua mạng; các sản phẩm bảo hiểm cho bên thứ 3 theo uỷ thác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh phú thọ​ (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)