5. Kết cấu của đề tài
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng
Năm 1954, ngay sau khi hòa bình được lập lại Đảng và Nhà nước đã quyết định mục tiêu quan trọng nhất lúc đó là xây dựng cơ sở vật chất cho miền Bắc và làm hậu phương vững chắc cho chiến trường miền Nam nhằm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.Với đặc thù là một nước nông nghiệp, cùng với những hậu quả nặng nề mà chiến tranh để lại, cơ sở vật chất còn chưa có gì.
Nhận thấy để đáp ứng được công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Ngày 26 tháng 4 năm 1957, Chính phủ đã ký quyết định số 177/TTg về việc thành lập Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam thuộc Bộ tài chính, là tiền thân của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam hiện nay. Nhiệm vụ chủ yếu của ngân hàng Kiến thiết là cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Ngày 24/06/1981, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Quyết định số 259/CP của Hội đồng Chính phủ.
Ngày 14 tháng 11 năm 1990 đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng trực thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam với nhiệm vụ là cấp phát và cho vay vốn đầu tư theo kế hoạch nhà nước.
Ngày 14 tháng 11 năm 1994 đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tách hẳn hai nhiệm vụ quản lý Nhà nước và tổ chức kinh doanh. Từ đó Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam bước vào kinh doanh tiền tệ thực sự như các ngân hàng thương mại khác.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh tỉnh Phú Thọ thành lập tháng 5 năm 1957, với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Kiến thiết tỉnh Phú Thọ trực thuộc Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, là một trong bảy chi nhánh được thành lập sớm nhất trên miền Bắc. Là một trong 114 chi nhánh BIDV, BIDV Phú Thọ có trụ sở tại địa chỉ số 1167, Đại lộ Hùng Vương, Phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV Phú Thọ cũng gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của BIDV. Đến nay ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ đã trải qua hơn 43 năm với 3 lần đổi tên. Chức năng nhiệm vụ có những thay đổi, bổ sung song bản chất vẫn là một ngân hàng quốc doanh, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư và phát triển. Về đội ngũ nhân viên đã có nhiều thay đổi, tính đến nay đã hai lần chia tách:
Tháng 1 năm 1995 tách ra thành hai bộ phận: một bộ phận chuyển sang Cục đầu tư (nay là Ngân hàng Phát triển theo Quyết định số 654/TTg ngày 8/11/1994 do Chính phủ ban hành về việc chuyển giao phần nhiệm vụ cấp phát vốn ngân sách từ BIDV sang Tổng cục Đầu tư Phát triển - Bộ Tài chính), một bộ phận sang Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Phú Thọ.
Năm 1997 cũng chia tách thành hai: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Phú Thọ hiện nay và Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngay từ ngày thành lập ngân hàng đã có nhiệm vụ là cấp phát và thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.Từ khi
có pháp lệnh ngân hàng (5/1990) chức năng quản lý nhà nước và chức năng kinh doanh ngân hàng được phân định rõ hơn. Ngân hàng đầu tư và phát triển thành một ngân hàng chuyên doanh vừa phục vụ đầu tư phát triển và mở rộng kinh doanh đa năng tổng hợp mở rộng hoạt động trong nước và ra nước ngoài.Sau khi có quyết định 654/QĐ-TTg tháng 11/1994 của thủ tướng Chính Phủ và quyết định số 293 của Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam. Từ đầu năm 1995 đến nay chấm dứt việc cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách chuyển sang kinh doanh tiền tệ tín dụng ngân hàng với chức năng chủ yếu là đầu tư phát triển đồng thời kinh doanh đa năng tổng hợp.
Là một chi nhánh của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, hiện nay mạng lưới của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Phú Thọ gồm ba cơ sở: Hội sở chính nằm tại thành phố Việt Trì và hai chi nhánh trực thuộc: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hùng Vương nằm ở Thị xã Phú Thọ và Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phong Châu nằm ở Thị trấn Phong Châu - Huyện Phù Ninh.
BIDV Phú Thọ huy động vốn từ dân cư, phát triển mạnh mẽ các dịch vụ như: thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, bảo lãnh, chuyển tiền kiều hối… từng bước điều chỉnh cơ cấu nguồn thu theo hướng tăng dần tỷ trọng thu từ các dịch vụ. Phạm vi lĩnh vực hoạt động của BIDV Phú Thọ bao gồm:
- Huy động vốn: hoạt động huy động vốn bao gồm nhận tiền gửi của khách hàng bằng nội và ngoại tệ, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu, và các giấy tờ có giá khác để huy động nguồn vốn, vay từ các định chế tài chính trong nước và các hình thức vay vốn khác theo quy định của NHNN và sự phê duyệt của BIDV.
- Hoạt động tín dụng: tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh chính của BIDV Phú Thọ. Các hoạt động tín dụng của BIDV Phú Thọ bao gồm cấp vốn vay bằng nội và ngoại tệ, bảo lãnh, chiết khấu và các hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của NHNN và phân cấp uỷ quyền của BIDV.
- Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: BIDV Phú Thọ tập trung cung cấp dịch vụ thanh toán và ngân quỹ cho khách hàng, bao gồm thanh toán trong nước và quốc tế, thu chi hộ khách hàng, thu chi bằng tiền mặt và séc.
- Các hoạt động khác: Bên cạnh các dịch vụ kinh doanh chính, BIDV Phú Thọ cung cấp một số dịch vụ bổ sung cho khách hàng bao gồm các hoạt động đại lý và ủy thác, bảo hiểm, dịch vụ quản lý vốn, dịch vụ thấu chi, dịch vụ thẻ, gửi và giữ tài sản, dịch vụ ngân hàng điện tử…