- Tổng quan về dịch vụ trả lương qua thẻ và phát triển dịch vụ trả lương qua thẻ ngân hàng thương mại?
- Thực trạng phát triển các dịch vụ ngân hàng nói chung tại No&PTNT chi nhánh Thái Nguyên hiện nay ra sao?
- Tình hình phát triển dịch vụ trả lương qua thẻ của ngân hàng No&PTNT chi nhánh Thái Nguyên hiện nay như thế nào?
- Hoạt động phát triển dịch vụ trả lương qua thẻ của ngân hàng No&PTNT chi nhánh Thái Nguyên có những ưu điểm và hạn chế gì, nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại ?
- Những định hướng và giải pháp đưa ra nhằm phát triển dịch vụ trả lương qua thẻ của ngân hàng No&PTNT chi nhánh Thái Nguyên trong thời gian tới.
2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin
- Thu thập các tài liệu sơ cấp:
Tài liệu sơ cấp là những tài liệu mà người nghiên cứu tự thu thập, chưa qua xử lý.
Tài liệu sơ cấp được sử dụng trong bài được thu thập chủ yếu là thông qua phương pháp quan sát.
- Thu thập thông tin thứ cấp:
như báo cáo kho , hội nghị, báo chí,
internet..., số liệu thống kê Thái Nguyên từ năm 2010 đến năm 2013 về phát triển dịch vụ trả lương qua Chi nhánh, về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên, hệ thống các tổ chức tín dụng ở tỉnh Thái Nguyên, hệ thống khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ tại NHNo&PTNT chi nhánh Thái Nguyên. Ngoài ra, tác giả còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu,
các nhà khoa học. Sử dụng những số liệu được thu thập có trích dẫn tài liệu tham khảo theo quy định.
Các tài liệu dùng để đánh giá, phân tích trong đề tài được thu thập từ báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh; báo cáo kết quả tài chính; báo cáo tổng kết chuyên đề sản phẩm dịch vụvà dịch vụ trả lương qua ngân hàng của NHNo&PTNT chi nhánh Thái Nguyên trong các năm từ 2010-2013.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1.Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được. Các kỹ thuật phân tích:
+ Biểu diễn dữ liệu bằng các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu + Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu
+ Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu. Từ những số liệu và thông tin thu thập được từ NHNo&PTNT chi nhánh Thái Nguyên, tác giả dùng phương pháp phân tích số liệu để xử lý và áp dụng phương pháp thống kê mô tả để đưa ra các biểu đồ và các bảng tính toán về tỷ trọng, tăng trưởng về các chỉ tiêu như huy động vốn, dư nợ tín dụng, số lượng khách hàng, phí thu được từ dịch vụ thanh toán lương qua thẻ, khối lượng tiền lương thanh toán…. qua các năm giai đoạn 2011 - 2013.
2.3.2 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh cũng cho thấy xu hướng vận động tăng giảm với số tuyệt đối và tỷ lệ % của các tiêu chí qua các thời kỳ, các năm hoặc giữa các chỉ tiêu khác nhau của Chi nhánh như quy mô tài sản, lợi nhuận, tình hình dư nợ tín dụng, doanh số trả lương qua thẻ, số lượng khách hàng đến Chi nhánh…
Kỹ thuật so sánh có thể dùng so sánh số bình quân, so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối.
2.3.3. Phương pháp phân tích
Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta
hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy.
Khi chúng ta đứng trước một đối tượng nghiên cứu, chúng ta cảm giác được nhiều hiện tượng đan xen nhau, chồng chéo nhau làm lu mờ bản chất của nó.Vậy muốn hiểu được bản chất của một đối tượng nghiên cứu chúng ta cần phải phân chia nó theo cấp bậc.
Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.
Khi phân chia đối tượng nghiên cứu cần phải: + Xác định tiêu thức để phân chia.
+ Chọn điểm xuất phát để nghiên cứu.
+ Xuất phát từ mục đích nghiên cứu để tìm thuộc tính riêng và chung.
Trên cơ sở phương pháp phân tích, trong quá trình hoàn thiện luận văn, tác giả phân chia đề tài thành nhiều đề mục, nội dung nhỏ như phân tích tình hình huy động vốn, dư nợ tín dụng, số lượng khách hàng, phí thu được từ dịch vụ thanh toán lương qua thẻ…. để đánh giá, nhận xét.
2.3.4. Phương pháp tổng hợp
Bước tiếp theo của phân tích là tổng hợp. Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát.
Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.
Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể( có lúc ngược nhau) từ sự phân tích, khả năng trìu tượng, khái quát nắm bắt được mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau.
Với các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật do tính chính xác quy định, mặt phân tích định lượng có vai trò khá quyết định kết quả nghiên cứu. Quá trình tổng hợp, định tính ở đây hoặc giả là những phán đoán, dự báo thiên tai, chỉ đạo cả quá trình nghiên cứu, hoặc giả là những kết luận rút ra từ phân tích định lượng. Trong các ngành khoa học xã hội - nhân văn, sự hạn chế độ chính xác trong phân tích định lượng làm cho kết quả nghiên cứu lệ thuộc rất nhiều vào tổng hợp, định tính. Song chính đặc điểm này dễ làm cho kết quả nghiên cứu bị sai lệch do những sai lầm chủ quan duy ý chí.
Từ những kết quả tác giả phân tích được trong từng nội dung được phân chia trong bài, tác giả đánh giá nhận xét và tổng hợp, từ đó đưa ra những thành tựu cũng những hạn chế còn tồn tại trong thực trạng phát triển dịch vụ trả lương qua thẻ tại Chi nhánh Thái Nguyên.
2.2.5. Phương pháp khảo sát, điều tra chọn mẫu
Đối với phương pháp chọn mẫu, tác giả chọn phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên (hay chọn mẫu xác suất) là phương pháp chọn mẫu mà khả năng được chọn vào tổng thể mẫu của tất cả các đơn vị của tổng thể đều như nhau. Đây là phương pháp tốt nhất để ta có thể chọn ra một mẫu có khả năng đại biểu cho tổng thể. Vì có thể tính được sai số do chọn mẫu, nhờ đó ta có thể áp dụng được các phương pháp ước lượng thống kê, kiểm định giả thuyết thống kê trong xử lý dữ liệu để suy rộng kết quả trên mẫu cho tổng thể chung
Tuy nhiên ta khó áp dụng phương pháp này khi không xác định được danh sách cụ thể của tổng thể chung (ví dụ nghiên cứu trên tổng thể tiềm ẩn); tốn kém nhiều thời gian, chi phí, nhân lực cho việc thu thập dữ liệu khi đối tượng phân tán trên nhiều địa bàn cách xa nhau,…
Chính vì vậy trong các phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, tác giả lựa chọn phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản: Trước tiên lập danh sách các đơn vị của tổng thể chung theo một trật tự nào đó : lập theo vần của tên, hoặc theo quy mô, hoặc theo địa chỉ…, sau đó đánh số thứ tự các đơn vị trong danh sách; rồi rút thăm, quay số, dùng bảng số ngẫu nhiên, hoặc dùng máy tính để chọn ra từng đơn vị trong tổng thể chung vào mẫu.
Thường vận dụng khi các đơn vị của tổng thể chung không phân bố quá rộng về mặt địa lý, các đơn vị khá đồng đều nhau về đặc điểm đang nghiên cứu. Thường áp dụng trong kiểm tra chất lượng sản phẩm trong các dây chuyền sản xuất hàng loạt.
Mẫu tác giả chọn trong bài có kích cỡ là 150, trong đó là những cơ quan, đơn vị đang sử dụng dịch vụ trả lương qua thẻ của Agribank Chi nhánh Thái Nguyên, các đơn vị được khảo sát bao gồm cả lãnh đạo và nhân viên, cách lấy mẫu này thuận tiện, nhan gọn.
Bảng hỏi sẽ được gửi qu emal của khách hàng và sử dụng khảo sát trực tuyền qua mạng internet trên google docs. Do đó, phiếu điều tra cũng dễ dàng được thu lại và xử lý số liệu qua phần mền excel.
2.2.6.Phương pháp thiết kế bảng hỏi
Bảng câu hỏi là công cụ điều tra phổ biến nhất, được sử dụng để thu thập thông tin từ nhiều người, và bảng câu hỏi có thể kết hợp với nhiều kỹ thuật khác nhau. Số lượng câu hỏi bao nhiêu phụ thuộc vào nội dung nghiên cứu. Đó là vì bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên những nguyên tắc tâm lý và những nguyên tắc này là nền tảng cho các hành vi của con người. Mục đích không phải chỉ để hiểu hành vi này - từ đó để tiến đến bước giải thích, mà còn để vượt qua những rào cản do chính những hành vi này tạo ra. Những sự thật mà chúng ta đang tìm kiếm từ các câu trả lời cho những câu hỏi chúng ta đưa ra thường không như chúng ta dự kiến, đó là vì người trả lời vô tình hay cố ý đã làm sai lệch thông tin - tạo ra rào cản cho chúng ta tiếp cận thông tin.
Cách thiết kế câu hỏi có thể là câu hỏi mở, câu hỏi đóng, câu hỏi thiết kế theo thang đo mức độ…Trong luận văn tác giả thiết kế câu hỏi đóng với các nội dung liên quan đến dịch vụ trả lương qua thẻ của Agirbank Chi nhánh Thái Nguyên như mức phí, các vấn đề liên quan đến giao dịch, chất lượng phục vụ, sử dụng máy ATM hay POS….
2.3. Một số chỉ tiêu nghiên cứu cơ bản
1. Chỉ tiêu về tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh Thái Nguyên. 2. Chỉ tiêu phản ánh dư nợ tín dụng của Chi nhánh giai đoạn 2011 - 2013
3. Chỉ tiêu phản ánh các kết quả hoạt động kinh doanh của một số dịch vụ khác của ngân hàng như: dịch vụ thẻ, dịch vụ kinh doanh ngoại tệ và bảo lãnh, tình hình thu phí dịch vụ…
4. Chỉ tiêu về lợi nhuận tại Chi nhánh thời gian qua
5. Chỉ tiêu phản ánh kết quả của dịch vụ trả lương qua ngân hàng bao gồm: Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ trả lương, doanh số trả lương qua ngân hàng, phí khi sử dụng dịch vụ…
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TRẢ LƢƠNG QUA TÀI KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN
3.1 Khái quát về địa bàn nghiên cứu và Ngân hàng No&PTNT tỉnh Thái Nguyên
3.1.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
3.1.1.1.Đặc điểm tự nhiên
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi nằm ở vùng trung du miền núi Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên 3.541,5 km2, chiếm 1,08% diện tích và 1,33% dân số cả nước. Về mặt hành chính Thái Nguyên có 7 huyện, một thành phố và một thị xã, với tổng số 180 xã, phường và thị trấn, trong đó có 14 xã vùng cao, 106 xã vùng núi, còn lại là các xã trung du và đồng bằng.
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 354.150,15 ha, trong đó:
- Đất núi chiếm 43,83% diện tích tự nhiên. Đất núi thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng kinh doanh, nhưng cũng thích hợp để trồng các cây đặc sản, cây ăn quả.
- Đất đồi chiếm 24,57% diện tích tự nhiên. Đây là vùng đất xen kẽ giữa nông và lâm nghiệp, rất phù hợp đối với cây công nghiệp, đặc biệt là cây chè và cây ăn quả lâu năm.
- Đất ruộng chiếm 12,11% diện tích đất tự nhiên. Tuy phần lớn diện tích có độ phì thấp song các cây lương thực như lúa, ngô, cây mầu như khoai, lạc đỗ đủ đảm bảo cung cấp lương thực trong nội hạt.
- Các loại đất còn lại chiếm 19,49%, trong đó đất chưa sử dụng hiện còn khoảng 49.049,60 ha (chiếm 13,85% diện tích tự nhiên), phần lớn trong số này có khả năng sử dụng cho mục đích nông, lâm nghiệp.
Mặc dù là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình tỉnh Thái Nguyên không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác. Đây cũng là một thuận lợi của tỉnh trong việc canh tác nông, lâm nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội nói chung mà nhiều tỉnh trung du miền núi khác không có.
Về tài nguyên khoáng sản: Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Hiện đã phát hiện 177 điểm quặng và mỏ khoáng sản với hơn 30 loại hình khoáng sản khác nhau phân bố tập trung ở các huyện Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ, Võ Nhai.
Về vị trí địa lý: Tỉnh Thái Nguyên giáp ở phía Bắc, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang ở phía Tây, Lạng Sơn, Bắc Giang ở phía Đông và Thủ đô Hà Nội ở phía Nam. Với vị trí địa lý như vậy, Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng TDMN Bắc Bộ và là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng TDMN Bắc Bộ với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Vị trí này đã và đang tạo điều kiện cho Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế vùng miền núi Bắc Bộ, nhất là sau khi tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên được xây dựng xong.
3.1.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội
- Thái Nguyên là một tỉnh miền núi với 9 đơn vị hành chính là thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và 7 huyện, trong đó có 01 huyện vùng cao, 04 huyện miền núi; có tổng diện diện tích 3.531 km2, dân số trung bình năm 2013 trên địa bàn tỉnh theo số liệu sơ bộ là 1.146.808 người; đạt tỷ lệ tăng dân số là 0,64% so với năm 2012. Dân số khu vực thành thị là 326.250 người, chiếm 28,4% và dân số khu vực nông thôn là 820.558 người, chiếm 71,6%.
Năm 2013, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh có nhiều thuận lợi nhưng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: Khả năng hấp thụ các nguồn vốn của doanh nghiệp thấp, sản xuất kinh doanh phục hồi còn chậm, chỉ số hàng tồn kho ngành công nghiệp cao; tiến độ triển khai một dự án kinh tế trọng điểm trên địa bàn tỉnh chậm đã ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu đề ra. Tuy nhiên, với việc triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp của Trung ương về chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2013đồng thời với sự nỗ lực của các cấp, các ngành nên kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đã thu được những kết quả khá. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu cơ bản:
- Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2013 tăng 6,7% và không đạt kế hoạch tăng trưởng là 9% đã đề ra , khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,1%;
khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,1%; khu vực dịch vụ tăng 7,8%. GDP bình quân đầu người năm 2013 ước đạt 29 triệu đồng/người/năm đạt 96,7% kế hoạch đã đề ra.
- Tổng thu trong cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 3.706 tỷ