Một số chỉ tiêu nghiên cứu cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ trả lương qua tài khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thái nguyên​ (Trang 47)

1. Chỉ tiêu về tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh Thái Nguyên. 2. Chỉ tiêu phản ánh dư nợ tín dụng của Chi nhánh giai đoạn 2011 - 2013

3. Chỉ tiêu phản ánh các kết quả hoạt động kinh doanh của một số dịch vụ khác của ngân hàng như: dịch vụ thẻ, dịch vụ kinh doanh ngoại tệ và bảo lãnh, tình hình thu phí dịch vụ…

4. Chỉ tiêu về lợi nhuận tại Chi nhánh thời gian qua

5. Chỉ tiêu phản ánh kết quả của dịch vụ trả lương qua ngân hàng bao gồm: Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ trả lương, doanh số trả lương qua ngân hàng, phí khi sử dụng dịch vụ…

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TRẢ LƢƠNG QUA TÀI KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN

3.1 Khái quát về địa bàn nghiên cứu và Ngân hàng No&PTNT tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu

3.1.1.1.Đặc điểm tự nhiên

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi nằm ở vùng trung du miền núi Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên 3.541,5 km2, chiếm 1,08% diện tích và 1,33% dân số cả nước. Về mặt hành chính Thái Nguyên có 7 huyện, một thành phố và một thị xã, với tổng số 180 xã, phường và thị trấn, trong đó có 14 xã vùng cao, 106 xã vùng núi, còn lại là các xã trung du và đồng bằng.

Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 354.150,15 ha, trong đó:

- Đất núi chiếm 43,83% diện tích tự nhiên. Đất núi thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng kinh doanh, nhưng cũng thích hợp để trồng các cây đặc sản, cây ăn quả.

- Đất đồi chiếm 24,57% diện tích tự nhiên. Đây là vùng đất xen kẽ giữa nông và lâm nghiệp, rất phù hợp đối với cây công nghiệp, đặc biệt là cây chè và cây ăn quả lâu năm.

- Đất ruộng chiếm 12,11% diện tích đất tự nhiên. Tuy phần lớn diện tích có độ phì thấp song các cây lương thực như lúa, ngô, cây mầu như khoai, lạc đỗ đủ đảm bảo cung cấp lương thực trong nội hạt.

- Các loại đất còn lại chiếm 19,49%, trong đó đất chưa sử dụng hiện còn khoảng 49.049,60 ha (chiếm 13,85% diện tích tự nhiên), phần lớn trong số này có khả năng sử dụng cho mục đích nông, lâm nghiệp.

Mặc dù là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình tỉnh Thái Nguyên không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác. Đây cũng là một thuận lợi của tỉnh trong việc canh tác nông, lâm nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội nói chung mà nhiều tỉnh trung du miền núi khác không có.

Về tài nguyên khoáng sản: Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Hiện đã phát hiện 177 điểm quặng và mỏ khoáng sản với hơn 30 loại hình khoáng sản khác nhau phân bố tập trung ở các huyện Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ, Võ Nhai.

Về vị trí địa lý: Tỉnh Thái Nguyên giáp ở phía Bắc, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang ở phía Tây, Lạng Sơn, Bắc Giang ở phía Đông và Thủ đô Hà Nội ở phía Nam. Với vị trí địa lý như vậy, Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng TDMN Bắc Bộ và là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng TDMN Bắc Bộ với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Vị trí này đã và đang tạo điều kiện cho Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế vùng miền núi Bắc Bộ, nhất là sau khi tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên được xây dựng xong.

3.1.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội

- Thái Nguyên là một tỉnh miền núi với 9 đơn vị hành chính là thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và 7 huyện, trong đó có 01 huyện vùng cao, 04 huyện miền núi; có tổng diện diện tích 3.531 km2, dân số trung bình năm 2013 trên địa bàn tỉnh theo số liệu sơ bộ là 1.146.808 người; đạt tỷ lệ tăng dân số là 0,64% so với năm 2012. Dân số khu vực thành thị là 326.250 người, chiếm 28,4% và dân số khu vực nông thôn là 820.558 người, chiếm 71,6%.

Năm 2013, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh có nhiều thuận lợi nhưng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: Khả năng hấp thụ các nguồn vốn của doanh nghiệp thấp, sản xuất kinh doanh phục hồi còn chậm, chỉ số hàng tồn kho ngành công nghiệp cao; tiến độ triển khai một dự án kinh tế trọng điểm trên địa bàn tỉnh chậm đã ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu đề ra. Tuy nhiên, với việc triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp của Trung ương về chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2013đồng thời với sự nỗ lực của các cấp, các ngành nên kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đã thu được những kết quả khá. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu cơ bản:

- Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2013 tăng 6,7% và không đạt kế hoạch tăng trưởng là 9% đã đề ra , khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,1%;

khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,1%; khu vực dịch vụ tăng 7,8%. GDP bình quân đầu người năm 2013 ước đạt 29 triệu đồng/người/năm đạt 96,7% kế hoạch đã đề ra.

- Tổng thu trong cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 3.706 tỷ đồng, tăng 4,7% so với năm 2012.

- Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) cả năm 2013 ước đạt 30.880 tỷ đồng, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước và bằng 90% kế hoạch cả năm. - Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2013 (theo giá so sánh 2010) ước đạt 9.240 tỷ đồng, tăng 4,2% so với năm 2012. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi 2012 đạt 3.306 tỷ đồng, tăng 9,2%.

- Diện tích trồng rừng tập trung toàn tỉnh (từ tất cả các nguồn vốn) ước đạt 6.553 ha, bằng 122,5% kế hoạch;Diện tích chè trồng mới và trồng lại được 1.553 ha, bằng 155% kế hoạch, trong đó chè trồng mới ước đạt 536 ha và chè trồng lại và cải tạo 1.017 ha.

- Số lao động được tạo việc làm mới ước đạt 22.000 lao động, vượt chỉ tiêu kế hoạch 37,5%.

- Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh năm 2013 là 11,66%, giảm 2,1% so với năm 2012, đạt kế hoạch đề ra.

- Số doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh: đến 01/1/2014 toàn tỉnh có 1.771 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng vốn đầu tư: 27.084 tỷ đồng; tăng so với 01/1/2005 là 965 doanh nghiệp; Tại thành phố Thái Nguyên có 1.132 doanh nghiệp, trong đó có 20 doanh nghiệp nhà nước, 1.078 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, 32 hợp tác xã.

- Một số chỉ tiêu về y tế, giáo dục:

+ Tổng số trường học trong toàn tỉnh có 465 trường, trong đó có 25 trường trung cấp, cao đẳng và đại học chủ yếu đóng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

+ Toàn tỉnh có 539 cơ sở y tế với 3.956 giường bệnh, trong đó có 220 cơ sở y tế công lập với 3.834 giường bệnh. Tại thành phố Thái Nguyên có 43 bệnh viện và cơ sở y tế với 2.000 giường bệnh.

- Hoạt động kinh doanh Ngân hàng: đến 31/12/2013 có 18 ngân hàng thương mại quốc doanh và thương mại cổ phần hoạt động (bao gồm cả NHCS-XH và NH Phát triển) với tổng nguồn vốn huy động đạt 19.852 tỷ đồng, tăng 21,1% so với 31/12/2012. Dư nợ tín dụng đối với phát triển kinh tế tính đến 30/10/2013 đạt 29.611 tỷ đồng, tăng 8,9% so với 31/12/2012.

- Năm 2010 Thành phố Thái Nguyên đã được Chính phủ công nhận là đô thị loại I.

3.1.2. Khái quát về Ngân hàng No&PTNT tỉnh Thái Nguyên

3.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng No&PTNT tỉnh Thái Nguyên

Tên: Agribank Chi Nhánh NHNo & PTNT Tỉnh Thái Nguyên

Địa chỉ: Số 279, đường Thống nhất, Thành phố Thái Nguyên, Thái Nguyên Điện thoại: (84-280) 3855103 và (84-280) 3855353

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên (Agribank Thái Nguyên) là một Chi nhánh trực thuộc Agribank, trải qua quá trình hình thành và phát triển. Mới đầu là Ngân hàng Phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Thái được thành lập theo quyết định số 54/NHQĐ ngày 30 tháng 6 năm 1988 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam (nay là Thống đốc NHNN) và chính thức khai trương hoạt động từ 1/9/1988. Ngày 22/12/1990 Thống đốc NHNN Việt Nam có Quyết định số 603/NHQĐ đổi tên Ngân hàng Phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Thái thành Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Bắc Thái. Đến ngày 16/12/1996 Tổng Giám đốc Ngân hàng nông nghiệp Việt nam ra Quyết định số 515/NHNo-02 giải thể Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Bắc Thái, thành lập Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn.

* Về chức năng của Agribank Thái Nguyên

- Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của Agribank .

- Tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo ủy quyền của Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác của Hội đồng Thành viên, hoặc Tổng Giám đốc giao.

* Nhiệm vụ chủ yếu của Agribank Thái Nguyên

- Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác trong nước và nước ngoài dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác bằng đồng Việt nam và ngoại tệ.

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của Agribank Việt Nam.

- Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác của Chính Phủ, Chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của Agribank Việt Nam.

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn và các loại cho vay khác theo quy định của Agribank Việt Nam.

- Kinh doanh ngoại hối.

- Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ. - Kinh doanh các dịch vụ Ngân hàng khác…

3.1.2.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng No&PTNT Tỉnh Thái Nguyên

Tại Hội sở Agribank tỉnh có Ban Giám đốc Agribank Thái Nguyên gồm 04 người, Giám đốc là người điều hành và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc và trước pháp luật nhà nước, giúp việc cho Giám đốc có các Phó Giám đốc phụ trách từng khối công việc cụ thể, các phòng chuyên đề chịu trách nhiệm tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc điều hành, tổ chức hoạt động kinh doanh tại chỗ và hoạt động kinh doanh của các chi nhánh trực thuộc.

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Agribank Thái Nguyên

(Nguồn: Agribank Thái Nguyên)

Tại các chi nhánh loại III có Ban Giám đốc và 02 phòng nghiệp vụ và các phòng giao dịch trực thuộc. Ban Giám đốc chi nhánh có từ 02 đến 03 người tùy quy mô từng chi nhánh. Giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của chi nhánh trước Giám đốc Agribank tỉnh và trước pháp luật. Giúp việc cho Giám đốc có các Phó Giám đốc, các phòng nghiệp vụ: Phòng Kế hoạch kinh doanh và phòng Kế toán Ngân quỹ có trách nhiệm tham mưu cho Ban Giám đốc để tổ chức hoạt động kinh doanh, các phòng Giao dịch trực thuộc có Giám đốc Phòng Giao dịch và cán bộ nghiệp vụ có nhiệm vụ hoạt động kinh theo địa bàn được giao.

3.1.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT tỉnh Thái Nguyên trong một số năm gần đây

- Công tác huy động vốn:

Trong hoạt động kinh doanh công tác huy động nguồn vốn là rất quan trọng, nó quyết định quy mô hoạt động kinh doanh và đảm bảo tính thanh khoản của toàn hệ thống, vì vậy Agribank Thái Nguyên coi công tác huy động nguồn vốn là nhiệm

Phòng HC&NS Phòng Tín dụng Phòng Kế toán – Ngân quỹ Phòng Kế hoạch – Tổng hợp Phòng Dịch vụ Phòng Kiểm tra kiểm soát Phòng Điện toán NH Thị xã Sông Công NH các huyện NH Thành phố Thái Nguyên Ban Giám đốc Agribank Thái Nguyên

Phòng giao dịch Phòng giao dịch Phòng giao dịch Phòng giao dịch Phòng giao dịch Phòng giao dịch

vụ trọng tâm trong mọi thời kỳ. Kết quả huy động nguồn vốn của Agribank Thái Nguyên đều tăng trưởng qua các năm, cụ thể như biểu đồ 3.1.

đvt: tỷ đồng

Biểu đồ 3.1: Tình hình nguồn vốn huy động của Agribank Thái Nguyên từ 2011 - 2013

Nguồn: Agribank Thái Nguyên

Hoạt động kinh doanh ngân hàng năm qua còn nhiều bất ổn trong đó lãi suất huy động vốn của các ngân hàng Thương mại có thời kỳ lên đến 20%/năm. Diễn biến phức tạp trên gây rối loạn thị trường vốn. Từ tháng 9 năm 2011 đến nay trật tự đã được thiết lập, hoạt động ngân hàng cơ bản đã đi vào ổn định. Chính vì vậy, tăng trưởng vốn huy động của Chi nhánh được duy trì qua cả 3 năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng vốn huy động của Chi nhánh không đồng đều. Điều này là do trong các năm qua, nền kinh tế hồi phục chậm chạp, trong khi lãi suất ngân hàng có sự biến động nhất định cũng ảnh hưởng tới tình hình huy động vốn. Cụ thể:

Năm 2011, nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng trưởng 13%, đạt mức 3.618 tỷ đồng.

Năm 2012,nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng trưởng khá cao với 31%, đạt mức 4.757 tỷ đồng

Năm 2013, nguồn vốn huy động cũng tăng trưởng 215%, tăng lên mức là 5.751 tỷ đồng.

Trong năm 2014, nền kinh tế đã có nhiều khởi sắc hơn nên tính đến hết quý 3 của năm 2014 nguồn vốn huy động của Chi nhánh đã đạt 6.986 tỷ đồng, tăng thêm 89% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, nguồn vốn ổn định và tăng trưởng đều. Trong đó nguồn vốn từ tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng 87% trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh tạo điều kiện tốt để Chi nhánh cung ứng vốn cho tín dụng và các dịch vụ ngân hàng khác. Tuy tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư tương đối cao, nhưng nguồn vốn này chủ yếu được gửi ở các kỳ hạn ngắn, chủ yếu các kỳ hạn từ 1-3 tháng nên mức độ ổn định của nguồn vốn không cao, nhất là trong những thời điểm NHNN khống chế trần lãi suất huy động, các NHTM khác có các hình thức khuyến mại ngầm.

- Hoạt động tín dụng:

đvt: tỷ đồng

Biểu đồ 3.2: Tình hình nguồn tăng trưởng dư nợ tín dụng của Agribank Thái Nguyên từ 2011 - 2013

(Nguồn: Agribank Thái Nguyên)

Hoạt động tín dụng của Chi nhánh trong các năm qua cũng liên tục được mở rộng biểu hiện thông qua sự tăng trưởng của tổng dư nợ. Năm 2011 dư nợ đạt 3.515 tỷ đồng, tăng 389 tỷ, tỷ lệ tăng 12%. Năm 2012, tổng dư nợ tín dụng của Chi nhánh đã tăng trưởng mạnh hơn với tỷ lệ là 17%, đạt mức 4.124 tỷ đồng. Đà tăng trưởng này vẫn tiếp tục trong năm 2013, với tốc độ tăng trưởng là 22%, đạt mức tổng dư nợ

tín dụng là 5.030 tỷ đồng. Tính đến hết quý 3 của năm 2014, tổng dư nợ tín dụng của Chi nhánh đã đạt mức 5.986 tỷ đồng, tăng thêm 35% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong hoạt động cấp tín dụng, Agribank Thái Nguyên luôn khẳng định nông nghiệp nông thôn là thị trường truyền thống, với tỷ trọng dư nợ từng năm cho hộ chiếm 62 % trên tổng dư nợ. Dư nợ cho vay doanh nghiệp cũng dần tăng qua từng năm.

Hoạt động tín dụng, đánh giá theo loại tiền tệ, thì tín dụng nội tệ vẫn chiếm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ trả lương qua tài khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thái nguyên​ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)