- FDI bổ sung nguồn tài chính cho mảng đầu tư trong nước, làm nền móng cho tăng trưởng kinh tế và phát triển đất nước. FDI cũng tạo ra nguồn thu thuế cho ngân sách nhà nước khi lượng chủ thể kinh tế tăng.
- Hoạt động đầu tư trực tiếp tạo công ăn việc làm tại địa phương, góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động. Xu hướng khan hiếm nguồn nhân lực đang gia tăng, lực lượng lao động có cơ hội được đào tạo kỹ năng và tiếp thu trình độ quản lý tiên tiến.
- FDI mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa, thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế. Cán cân thanh toán quốc gia được cải thiện khi thu hút nhiều các ngoại tệ mạnh, đông thời chính sách tiền tệ ổn định.
- FDI là kênh tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao trình độ khoa học - kỹ thuật trong nước nhờ vào hiệu ứng lan truyền gia tăng mức độ khuếch tán công nghệ.
- Thúc đẩy tính cạnh tranh trên thị trường, lan tỏa đến tính hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cùng ngành
b/ Đối với quốc gia đi đầu tư
- FDI là cánh tay liên kết, thúc đẩy quan hệ ngoại giao giữa 2 nước cũng như mức độ phụ thuộc lẫn nhau. Giúp quốc gia nâng cao sức ảnh hưởng, uy tín trên trường quốc tế.
- Bằng những hình thức đầu tư khác nhau, việc sử dụng vốn hiệu quả giúp nhà đầu tư nâng cao lợi nhuận, đồng thời tổng thu nhập quốc dân được gia tăng.
- Đầu tư ra nước ngoài khai thác các nguồn lực thị trường nhằm tận dụng lợi thế cạnh tranh, từ đó, xây dựng và duy trì chuỗi cung ứng trong sản xuất kinh doanh ổn định.
- Tùy vào mục đích đầu tư phục vụ hoạt động sản xuất trong nước, FDI thúc đẩy thương mại quốc tế và bổ sung cán cân thanh toán.
- FDI là lựa chọn ưu tiên để giảm thiểu mối đe dọa ô nhiễm môi trường trong nước. Khi các ngành công nghiệp nặng đã và đang khai thác nguồn tài nguyên quá mức độ, phá hoại môi trường sống.