c/ Thúc đẩy thương mại
3.2.3. Phát triển thị trường
Trong khóa luận, nhắc đến quy mô thị trường - tỷ lệ tăng trưởng GDP, tính ổn định vững chắc của nền kinh tế. Kết quả hồi quy của mô hình cho thấy: Yếu tố ảnh hưởng tích cực dài hạn đến thu hút FDI trong ngành CBCT. Ngược lại, FDI cũng tạo điều kiện tăng trưởng GDP. Ngoài các đặc điểm lợi thế cạnh tranh, triển vọng kinh tế mạnh mẽ là nhân tố then chốt để Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư, để đạt được mục tiêu định hướng.
Nhìn chung, dường như những yếu tố quyết định tốc độ gia tăng GDP cũng bao gồm các nhân tố tác động đến FDI, bởi chúng đều ảnh hưởng đến sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp. Trình độ lực lượng lao động hay năng suất lao động trực tiếp liên quan đến năng lực sản xuất của doanh nghiệp - hoạt động trên nền tảng công nghiệp thủ công. Mặt khác, liên quan đến thu nhập cá nhân, nhu cầu tiêu dùng, và theo vòng tròn chu kỳ chuyển động, cuối cùng là tái sản xuất. Tuy nhiên, biện pháp ứng dụng máy móc khoa học kỹ thuật hiện nay là điều thiết yếu, một phần đảm bảo duy trì lượng đầu ra doanh nghiệp. Do đó, chất lượng nguồn lao động trở nên quan trọng hơn hẳn thời kỳ nào.
Tổng lượng xuất - nhập khẩu biểu hiện hoạt động thương mại của nền kinh tế, hay tình hình sản xuất hàng hóa của các doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, đáp ứng nhu cầu các thị trường quốc tế. Từ quan điểm tự do hóa thương mại đến hiệp định đối tác song phương, đa phương đã giúp doanh nghiệp tiếp cận nhiều thị trường tiêu thụ lớn. Cường độ sản xuất được gia tăng để bảo đảm chuỗi cung ứng cho trong và ngoài nước, GDP tăng nhanh. Tóm lại, độ mở thị trường chính là động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP. Nhưng theo định hướng thu hút FDI “Từ lượng sang chất”, quan tâm MVA thì yếu tố này phải được xác định phù hợp với cả GDP và mục tiêu chủ trương hấp thụ FDI.
Tổng vốn đầu tư của nền kinh tế, phần lớn là FDI, gia tăng hiểu đồng nghĩa với việc tăng số lượng doanh nghiệp hay mở rộng quy mô sản xuất trong nước, dẫn đến GDP tăng lên rõ ràng. Từ những nguồn tài lực đó, doanh nghiệp cũng có thể đổi mới quy trình sản xuất như thay đổi công nghệ trong vận hành, sản lượng hàng hóa thị trường ngày càng được ổn định tương đối. Tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư được khẳng định, GDP lệ thuộc nhiều vào chính sách thu hút FDI cũng như chính sách tài khóa. Nâng cao khả năng tiếp cận tài chính của doanh nghiệp, thực hiện bằng những chính sách hỗ trợ trực tiếp.