c/ Thúc đẩy thương mại
3.2 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NƯỚC NGOÀI CHO NGÀNH CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO TẠI VIỆT NAM 3.2.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Như kết quả mô hình chương 2, tỷ lệ thất nghiệp tăng làm giảm dòng vốn FDI vào ngành CBCT trong dài hạn. Dù biến số này không phản ánh trực tiếp đến chất lượng lao động, nhưng nguyên nhân từ năng lực lao động thấp, dân số đông dẫn đến thất nghiệp và bắt buộc chi phí nhân công trở nên giá rẻ, các dự án FDI chủ yếu đầu tư dưới gia công. MVA thấp, thu nhập bình quân không cao. Để thực hiện được chiến lược định hướng mới, nâng cao chất lượng lao động là cần thiết.
Đổi mới hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo hướng tăng cường tự chủ, nâng cao chất lượng đào tạo bám sát xu hướng công nghệ 4.0 và nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Xây dựng mối liên kết với các trường đại học quốc tế tại trung tâm dạy nghề, liên thông, đại học. Thiết lập các khung chương trình đào tạo mới và phù hợp với nhu cầu công việc của ngành CBCT, để tránh tình trạng thừa thiếu lao động. Đồng thời, học hỏi áp dụng những tiêu chuẩn quốc tế của các nền giáo dục phát triển thế giới nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra cho thị trường lao động. Trong quá trình, công tác quản lý cần khảo thí chặt chẽ để đánh giá năng lực chính xác trước khi cấp chứng chỉ ngành. Tuy nhiên, thực hiện hành động nghiêm túc, hiệu quả luôn yêu cầu sự nỗ lực, liêm chính đồng bộ của cả bộ máy giáo dục, đặc biệt là vấn đề chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp ngày nay.
Đề xuất các chính sách hữu hiệu thúc đẩy dịch chuyển lao động linh hoạt giữa khu vực FDI và trong nước để tạo hiệu ứng tác động từ các chuyên gia nước ngoài. Khuyến khích doanh nghiệp nước ngoài tham gia dạy kỹ năng chuyên môn, quy trình kỹ thuật và quản lý tại cơ sở đào tạo. Đẩy mạnh liên kết trực tiếp giữa doanh nghiệp FDI và nhà trường để chủ động đào tạo nguồn nhân lực theo kỳ vọng. Đặc biệt ưu tiên là trong nghiên cứu cũng như dạy nghề về khoa học - công nghệ thích ứng với thời đại số.
Tạo điều kiện cho đội ngũ tri thức, công nhân được đào tạo dưới môi trường giáo dục phát triển bên nước ngoài. Đồng thời tuyên truyền nhận thức về các chính sách phúc lợi xã hội dành cho người lao động, để tạo động lực tinh thần tự giác nâng cao trình cao tay nghề. Cùng với nhiệm vụ thu hút các nhân tài người Việt có
chuyên môn, năng lực sáng tạo định cư ở nước ngoài về phục vụ cho đất nước. Từ đó, phát triển nguồn nhân lực và tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp giúp chất lượng ngày càng đi lên.
3.2.2 Nâng cấp cơ sở hạ tầng
Đây là yếu tố đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hấp thụ nguồn vốn FDI về ngành CBCT như kết quả tác động tích cực của lưu lượng cảng đến FDI trong mô hình ARDL. Mặc dù khái niệm được hiểu bao gồm nhiều lĩnh vực như dân số - lao động, vận tải, bưu chính, viễn thông,... tuy nhiên biến “lưu lượng cảng container” chỉ liên quan đến hệ thống giao thông và logistics. Nâng cấp kết cấu hạ tầng ở khóa luận này là phát triển mảng vận tải, logistics. Còn các mặt khác như xây dựng nhà máy cung cấp điện, nước, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin để tránh rơi vào thế bị động tụt hậu trong thời đại số, gỡ bỏ những trở ngại khách quan cho các nhà đầu tư.
Huy động vốn đầu tư (ngân sách,tư nhân, ODA) tập trung các dự án lớn và ưu tiên phát triển mạng lưới liên kết các vùng kinh tế trọng điểm như đường bộ cao tốc Bắc- Nam, vành đai các đô thị, cảng biển, cảng hàng không. Nhất là xây dựng các tuyến đường, quốc lộ trọng điểm kết nối giữa các khu công nghiệp, chế xuất. Cụ thể, vành đai vùng đồng bằng sông Hồng như các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Yên Bái,.. hướng về Hà Nội, cùng với vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Về miền Trung - Tây Nguyên, xây dựng đường hành lang kinh tế biên giới với Lào và Campuchia, ngoài ra là nâng cấp, mở rộng hệ thống nối vùng Tây Nguyên với duyên hải Nam Trung Bộ. Về phía Nam là những đầu mối giao thông quan trọng quanh khu vực đồng bằng sông Cửu Long trải dài xuống Tây Nam.
Thúc giục các doanh nghiệp trúng thầu ứng dụng công nghệ hiện đại trong xây dựng, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật. Thu hút vốn theo hình thức liên doanh, BOT, PPP xây dựng hệ thống vận tải lưu lượng lớn và mới như đường sắt, vận tải biển nội địa để giảm áp lực giao thông đường bộ. Vị trí hướng đến vẫn là các khu công nghiệp và những cửa ngõ giao thương quốc tế, nên cần phát triển các nhánh đường sắt nối từ các khu ra cảng biển. Cùng mở thêm các bến cảng nội địa và tuyến đường thủy phục vụ riêng cho nhu cầu vận chuyển hàng chuyên rời, siêu trường, siêu trọng ở trong nước.
Đầu tư hạ tầng giao thông đồng bộ giữa các phương thức vận tải, giữa các trung tâm logistics. Xây dựng bổ sung mạng kết nối logistics với các cảng biển, quốc lộ chính nhằm thúc đẩy chiến lược phát triển sản xuất công nghiệp cùng hoạt động phân phối giao thương của từng địa phương. Đồng thời đẩy mạnh tiến độ ứng dụng phổ biến hạ tầng thông tin trong quản trị chuỗi hoạt động cung ứng logistics để đáp ứng hiệu quả và chính xác về thời gian và phương pháp vận hành.
Mở rộng bãi CY, kho CFS, đồng thời sản xuất thêm các loại container phục vụ hoạt động thương mại xuất - nhập khẩu. Sử dụng thiết bị tiên tiến trong quy trình điều hành như thiết bị xếp dỡ, định vị theo dõi tàu,container,... nhằm nâng cao công suất lao động. Đầu tư các cảng nước sâu có đủ khả năng tiếp nhận số lượng và chất lượng của những đội tàu hàng đầu quốc tế như trọng tải lớn, mục đích chung là nâng cao năng lực cảng biển.
Về hạ tầng hàng không, đẩy nhanh tiến độ giải ngân các công trình, dự án mở rộng cảng hàng không và nhà ga hàng hóa, hành khách. Khai thác thêm các chuyến bay chuyên chở trong nước và quốc tế. Thu hút các nguồn vốn khác nhau đầu tư, xây dựng sân bay tại những điểm nút mới như Sapa, Quảng Ninh, Phan Thiết,...
Phát triển công nghiệp vận tải như tăng cường đóng tàu, sản xuất các phương tiện vận tải hiện đại và công suất cao. Đồng thời, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho lực lượng lao động như đội điều hành tàu, cảng và đội ngũ công tác bảo trì. Khuyến khích và hỗ trợ các thành phần doanh nghiệp mới phát triển trong kinh doanh vận tải, đẩy cao chất lượng đội hình chuyên chở.
3.2.3. Phát triển thị trường
Trong khóa luận, nhắc đến quy mô thị trường - tỷ lệ tăng trưởng GDP, tính ổn định vững chắc của nền kinh tế. Kết quả hồi quy của mô hình cho thấy: Yếu tố ảnh hưởng tích cực dài hạn đến thu hút FDI trong ngành CBCT. Ngược lại, FDI cũng tạo điều kiện tăng trưởng GDP. Ngoài các đặc điểm lợi thế cạnh tranh, triển vọng kinh tế mạnh mẽ là nhân tố then chốt để Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư, để đạt được mục tiêu định hướng.
Nhìn chung, dường như những yếu tố quyết định tốc độ gia tăng GDP cũng bao gồm các nhân tố tác động đến FDI, bởi chúng đều ảnh hưởng đến sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp. Trình độ lực lượng lao động hay năng suất lao động trực tiếp liên quan đến năng lực sản xuất của doanh nghiệp - hoạt động trên nền tảng công nghiệp thủ công. Mặt khác, liên quan đến thu nhập cá nhân, nhu cầu tiêu dùng, và theo vòng tròn chu kỳ chuyển động, cuối cùng là tái sản xuất. Tuy nhiên, biện pháp ứng dụng máy móc khoa học kỹ thuật hiện nay là điều thiết yếu, một phần đảm bảo duy trì lượng đầu ra doanh nghiệp. Do đó, chất lượng nguồn lao động trở nên quan trọng hơn hẳn thời kỳ nào.
Tổng lượng xuất - nhập khẩu biểu hiện hoạt động thương mại của nền kinh tế, hay tình hình sản xuất hàng hóa của các doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, đáp ứng nhu cầu các thị trường quốc tế. Từ quan điểm tự do hóa thương mại đến hiệp định đối tác song phương, đa phương đã giúp doanh nghiệp tiếp cận nhiều thị trường tiêu thụ lớn. Cường độ sản xuất được gia tăng để bảo đảm chuỗi cung ứng cho trong và ngoài nước, GDP tăng nhanh. Tóm lại, độ mở thị trường chính là động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP. Nhưng theo định hướng thu hút FDI “Từ lượng sang chất”, quan tâm MVA thì yếu tố này phải được xác định phù hợp với cả GDP và mục tiêu chủ trương hấp thụ FDI.
Tổng vốn đầu tư của nền kinh tế, phần lớn là FDI, gia tăng hiểu đồng nghĩa với việc tăng số lượng doanh nghiệp hay mở rộng quy mô sản xuất trong nước, dẫn đến GDP tăng lên rõ ràng. Từ những nguồn tài lực đó, doanh nghiệp cũng có thể đổi mới quy trình sản xuất như thay đổi công nghệ trong vận hành, sản lượng hàng hóa thị trường ngày càng được ổn định tương đối. Tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư được khẳng định, GDP lệ thuộc nhiều vào chính sách thu hút FDI cũng như chính sách tài khóa. Nâng cao khả năng tiếp cận tài chính của doanh nghiệp, thực hiện bằng những chính sách hỗ trợ trực tiếp.
3.3 KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰCTIẾP NƯỚC NGOÀI CHO NGÀNH CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO THEO ĐỊNH TIẾP NƯỚC NGOÀI CHO NGÀNH CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO THEO ĐỊNH HƯỚNG MỚI
3.3.1 Cải thiện hành lang pháp lý
Mục tiêu định hướng thu hút FDI mới sẽ kéo theo yêu cầu cải cách thể chế và chính sách và đây cũng là giải pháp liên quan đến độ mở thị trường. Trong mô hình, biến này có tác động tiêu cực đến dòng vốn FDI của ngành CBCT ở dài hạn
dù không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, kết quả đó vẫn đúng theo lập luận xu hướng đồng liên kết với các biến khác. Ta cần xác định độ mở phù hợp bằng việc xây dựng những chính sách mới dựa trên động lực thu hút đầu tư. Đó là nâng cao MVA, hưởng ứng công nghệ tân tiến, nhân lực chất lượng, hay liên doanh chặt chẽ hơn giữa doanh nghiệp FDI và nội địa. Ngoài biến đổi hành lang pháp lý là bổ sung các cơ chế ưu đãi, xúc tiến đầu tư phân tán cho các vùng. Nhưng để thực hiện thay đổi luật, ta cần phải xem xét phản ứng đứng trên lập trường của doanh nghiệp, bởi chúng là mức độ tin cậy và có thể mang lại nhiều rắc rối đến với nhà đầu tư. Điều bắt buộc là xây dựng một thể chế thực sự cụ thể và rõ ràng để loại bỏ các tranh cãi sau này.
Dựa theo danh mục tiểu ngành ưu tiên, chính phủ nên phân biệt các chính sách ưu đãi giữa các ngành kèm theo tiêu chí đạt chuẩn đầu tư để lựa chọn thu hút FDI chất lượng. Ban hành những quyết định chính sách phân cấp đầu tư cho từng khu vực, địa phương để quản lý hoạt động FDI thuận lợi theo đúng quy hoạch định hướng. Dự án công nghệ cao được ưu tiên hỗ trợ vay vốn lớn với lãi suất thấp, kỳ hạn dài và hưởng các chế độ ưu đãi đặc biệt khác về mức giá thuê đất đai, miễn giảm thuế, phí doanh nghiệp...
Đưa ra chính sách thuế ưu đãi thỏa đáng dựa trên năng lực, khả năng tạo MVA của doanh nghiệp FDI, cũng như thực hiện đúng lời cam kết chuyển giao công nghệ mới hoặc đào tạo trình độ, kỹ năng cho lao động Việt Nam. Cụ thể, xây dựng khung pháp lý quy định mức miễn giảm thuế xuất nhập khẩu, thu nhập doanh nghiệp theo các tiêu chí đánh giá mới. Xây dựng những kịch bản, trường hợp bất cập của doanh nghiệp, của nền kinh tế để bổ sung các mức thuế trợ cấp hoàn cảnh trong văn bản pháp luật.
Hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong nước liên kết với các nhà ĐTNN, đồng thời chính phủ đứng ra bảo lãnh các thủ tục đầu tư và chế độ ưu đãi cho phía bên kia. Quy định cụ thể hóa phương pháp tiếp cận tiềm lực của doanh nghiệp đến với nguồn vốn quốc tế và hợp tác trực tiếp với nước ngoài, kèm theo cơ chế khuyến khích tăng cường kết nối ĐTNN. Ứng dụng công nghệ số, xây dựng cơ sở dữ liệu pháp lý và doanh nghiệp tạo môi trường kết nối hiện đại.
Tiếp tục nghiên cứu thể chế của các nước bạn bè quốc tế, xây dựng môi trường pháp lý “Minh bạch, bình đẳng, công bằng” và chính sách ưu đãi hơn để tạo sức cạnh tranh thu hút nhà đầu tư. Thực hiện quy trình xây dựng luật liên quan công khai, nhất quán để đảm bảo tính đồng bộ của quy phạm pháp luật, ban hành chế tài xử lý những trường hợp không tuân thủ đúng theo quy định. Hoàn thiện các thiết chế giải quyết vướng mắc, khiếu nại của nhà đầu tư nhằm bảo đảm lợi ích cho các bên tham gia. Đổi mới thủ tục hành chính ngắn gọn, súc tích với chế độ đãi ngộ hấp dẫn tạo lợi thế cạnh tranh.
Xây dựng chính sách thu hút FDI hợp lý và cân đối cho các vùng miền khó khăn để tạo nên các khu kinh tế, khu công nghiệp theo quy hoạch. Chọn các dự án theo quy mô, tiểu ngành kết hợp với khu doanh nghiệp trong nước nhằm tạo mối liên kết ngành và liên kết với doanh nghiệp FDI. Hoàn thiện cơ chế ưu đãi vượt trội cho từng khu vực với nhiệm vụ được đánh giá cao từ các nhà đầu tư, để thực hiện chiến lược phát triển khu công nghiệp mới. Siết chặt quản lý, giám sát đầu tư và tạo dựng khung pháp lý quy định các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với tổ hợp dự án thuộc các ngành đăc thù.
3.3.2. Đổi mới xúc tiến đầu tư
Để hiện thực hóa định hướng thu hút FDI vào ngành CBCT đòi hỏi đổi mới triệt để hoạt động xúc tiến đầu tư, bởi nó chính là những mắt xích đầu tiên gắn kết dòng vốn FDI vào môi trường đầu tư kinh doanh Việt Nam và cũng đóng vai trò quyết định cơ cấu nguồn vốn FDI. Thay đổi mô hình hoạt động để chọn lọc các dự án, nhà đầu tư, hay hấp thụ FDI có mục đích. Sự đổi thay xúc tiến đó thường đi chung với những khung cơ chế, chính sách mới để tạo bước chuyển dịch khác biệt hoàn toàn và gây ra tính hiếu kỳ cho các nhà đầu tư đối với mức độ tiềm năng của thị trường.
Về phương pháp tiếp cận, cần chuyển thế thụ động sang chủ động trong xúc tiến đầu tư các tiểu ngành CBCT ưu tiên, mở rộng mạng lưới đến các nhà đầu tư ở các thị trường mục tiêu. Cam kết hỗ trợ xử lý các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai và thực hiện dự án. Tiếp tục duy trì với các đối tác truyền thống, đẩy mạnh xúc tiến liên kết ngành và khu vực bằng những cơ chế, chính sách
ưu đãi. Đồng thời, rà soát và kết nối giữa các cơ quan xúc tiến nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện hành động, tránh trùng lặp, chồng chéo các chức năng.
về công cụ, tăng cường xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho môi trường đầu tư thông qua các kênh truyền thông như trang web, diễn đàn, báo chí. Xuất bản các tài liệu, ấn phẩm hay phim truyện, clip quảng bá cơ hội đầu tư. Tạo dựng hệ thống thông tin điện tử về môi trường đầu tư bao gồm pháp luật, chính sách, nguồn nhân lực,... để các nhà ĐTNN nắm bắt kịp thời và quyết định đầu tư. Tổ chức những chương trình xúc tiến đầu tư lồng ghép theo mô hình hiệu quả của khu vực, thế giới.
Về công tác, nâng cao trình độ cho đội ngũ phụ trách hoạt động xúc tiến đầu tư tại các thị trường nước ngoài như chuẩn hóa về nghiệp vụ, ngoại ngữ, khả năng