c/ Thúc đẩy thương mại
3.3.1 Cải thiện hành lang pháp lý
Mục tiêu định hướng thu hút FDI mới sẽ kéo theo yêu cầu cải cách thể chế và chính sách và đây cũng là giải pháp liên quan đến độ mở thị trường. Trong mô hình, biến này có tác động tiêu cực đến dòng vốn FDI của ngành CBCT ở dài hạn
dù không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, kết quả đó vẫn đúng theo lập luận xu hướng đồng liên kết với các biến khác. Ta cần xác định độ mở phù hợp bằng việc xây dựng những chính sách mới dựa trên động lực thu hút đầu tư. Đó là nâng cao MVA, hưởng ứng công nghệ tân tiến, nhân lực chất lượng, hay liên doanh chặt chẽ hơn giữa doanh nghiệp FDI và nội địa. Ngoài biến đổi hành lang pháp lý là bổ sung các cơ chế ưu đãi, xúc tiến đầu tư phân tán cho các vùng. Nhưng để thực hiện thay đổi luật, ta cần phải xem xét phản ứng đứng trên lập trường của doanh nghiệp, bởi chúng là mức độ tin cậy và có thể mang lại nhiều rắc rối đến với nhà đầu tư. Điều bắt buộc là xây dựng một thể chế thực sự cụ thể và rõ ràng để loại bỏ các tranh cãi sau này.
Dựa theo danh mục tiểu ngành ưu tiên, chính phủ nên phân biệt các chính sách ưu đãi giữa các ngành kèm theo tiêu chí đạt chuẩn đầu tư để lựa chọn thu hút FDI chất lượng. Ban hành những quyết định chính sách phân cấp đầu tư cho từng khu vực, địa phương để quản lý hoạt động FDI thuận lợi theo đúng quy hoạch định hướng. Dự án công nghệ cao được ưu tiên hỗ trợ vay vốn lớn với lãi suất thấp, kỳ hạn dài và hưởng các chế độ ưu đãi đặc biệt khác về mức giá thuê đất đai, miễn giảm thuế, phí doanh nghiệp...
Đưa ra chính sách thuế ưu đãi thỏa đáng dựa trên năng lực, khả năng tạo MVA của doanh nghiệp FDI, cũng như thực hiện đúng lời cam kết chuyển giao công nghệ mới hoặc đào tạo trình độ, kỹ năng cho lao động Việt Nam. Cụ thể, xây dựng khung pháp lý quy định mức miễn giảm thuế xuất nhập khẩu, thu nhập doanh nghiệp theo các tiêu chí đánh giá mới. Xây dựng những kịch bản, trường hợp bất cập của doanh nghiệp, của nền kinh tế để bổ sung các mức thuế trợ cấp hoàn cảnh trong văn bản pháp luật.
Hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong nước liên kết với các nhà ĐTNN, đồng thời chính phủ đứng ra bảo lãnh các thủ tục đầu tư và chế độ ưu đãi cho phía bên kia. Quy định cụ thể hóa phương pháp tiếp cận tiềm lực của doanh nghiệp đến với nguồn vốn quốc tế và hợp tác trực tiếp với nước ngoài, kèm theo cơ chế khuyến khích tăng cường kết nối ĐTNN. Ứng dụng công nghệ số, xây dựng cơ sở dữ liệu pháp lý và doanh nghiệp tạo môi trường kết nối hiện đại.
Tiếp tục nghiên cứu thể chế của các nước bạn bè quốc tế, xây dựng môi trường pháp lý “Minh bạch, bình đẳng, công bằng” và chính sách ưu đãi hơn để tạo sức cạnh tranh thu hút nhà đầu tư. Thực hiện quy trình xây dựng luật liên quan công khai, nhất quán để đảm bảo tính đồng bộ của quy phạm pháp luật, ban hành chế tài xử lý những trường hợp không tuân thủ đúng theo quy định. Hoàn thiện các thiết chế giải quyết vướng mắc, khiếu nại của nhà đầu tư nhằm bảo đảm lợi ích cho các bên tham gia. Đổi mới thủ tục hành chính ngắn gọn, súc tích với chế độ đãi ngộ hấp dẫn tạo lợi thế cạnh tranh.
Xây dựng chính sách thu hút FDI hợp lý và cân đối cho các vùng miền khó khăn để tạo nên các khu kinh tế, khu công nghiệp theo quy hoạch. Chọn các dự án theo quy mô, tiểu ngành kết hợp với khu doanh nghiệp trong nước nhằm tạo mối liên kết ngành và liên kết với doanh nghiệp FDI. Hoàn thiện cơ chế ưu đãi vượt trội cho từng khu vực với nhiệm vụ được đánh giá cao từ các nhà đầu tư, để thực hiện chiến lược phát triển khu công nghiệp mới. Siết chặt quản lý, giám sát đầu tư và tạo dựng khung pháp lý quy định các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với tổ hợp dự án thuộc các ngành đăc thù.
3.3.2. Đổi mới xúc tiến đầu tư
Để hiện thực hóa định hướng thu hút FDI vào ngành CBCT đòi hỏi đổi mới triệt để hoạt động xúc tiến đầu tư, bởi nó chính là những mắt xích đầu tiên gắn kết dòng vốn FDI vào môi trường đầu tư kinh doanh Việt Nam và cũng đóng vai trò quyết định cơ cấu nguồn vốn FDI. Thay đổi mô hình hoạt động để chọn lọc các dự án, nhà đầu tư, hay hấp thụ FDI có mục đích. Sự đổi thay xúc tiến đó thường đi chung với những khung cơ chế, chính sách mới để tạo bước chuyển dịch khác biệt hoàn toàn và gây ra tính hiếu kỳ cho các nhà đầu tư đối với mức độ tiềm năng của thị trường.
Về phương pháp tiếp cận, cần chuyển thế thụ động sang chủ động trong xúc tiến đầu tư các tiểu ngành CBCT ưu tiên, mở rộng mạng lưới đến các nhà đầu tư ở các thị trường mục tiêu. Cam kết hỗ trợ xử lý các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai và thực hiện dự án. Tiếp tục duy trì với các đối tác truyền thống, đẩy mạnh xúc tiến liên kết ngành và khu vực bằng những cơ chế, chính sách
ưu đãi. Đồng thời, rà soát và kết nối giữa các cơ quan xúc tiến nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện hành động, tránh trùng lặp, chồng chéo các chức năng.
về công cụ, tăng cường xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho môi trường đầu tư thông qua các kênh truyền thông như trang web, diễn đàn, báo chí. Xuất bản các tài liệu, ấn phẩm hay phim truyện, clip quảng bá cơ hội đầu tư. Tạo dựng hệ thống thông tin điện tử về môi trường đầu tư bao gồm pháp luật, chính sách, nguồn nhân lực,... để các nhà ĐTNN nắm bắt kịp thời và quyết định đầu tư. Tổ chức những chương trình xúc tiến đầu tư lồng ghép theo mô hình hiệu quả của khu vực, thế giới.
Về công tác, nâng cao trình độ cho đội ngũ phụ trách hoạt động xúc tiến đầu tư tại các thị trường nước ngoài như chuẩn hóa về nghiệp vụ, ngoại ngữ, khả năng phân tích và tiếp cận bám đuổi các nhà đầu tư tiềm năng. Thành lập các tổ hợp chuyên trách bao gồm cơ quan chuyên ngành, địa phương, hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp để đồng bộ xúc tiến đầu tư theo lĩnh vực, dự án trọng tâm. Cơ quan đại diện cần nỗ lực vận động trực tiếp tại trụ sở các MNEs, định chế tài chính, quỹ đầu tư quốc tế.
Về phương thức, xúc tiến đầu tư cần có sự kết hợp giữa cơ quan nhà nước và tư nhân để đảm bảo vai trò, chức năng cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà đầu tư như đất đai, tín dụng, thuế... Ngoài ra là nâng cao tính khả thi thành công trong thu hút FDI dưới liên doanh. Bổ sung hình thức trực tuyến trong mô hình vận hành xúc tiến nhằm khắc phục các hoàn cảnh bất khả kháng như dịch bệnh Covid- 19. Nghiên cứu xây dựng kế hoạch và cơ chế vận động riêng cho từng đối tượng đầu tư, từng thị trường mục tiêu. Tập trung triển khai nội dung hành động xúc tiến chuyên nghiệp với các nhà đầu tư hiện hữu nhằm truyền dẫn thông tin lan tỏa đến tai các nhà ĐTNN tiềm năng mới.
3.3.3 Tăng cường đầu tư, quy hoạch các khu kinh tế mới
Đây vừa là đề xuất, vừa là giải pháp cho việc thu hút FDI dàn trải về các vùng miền, đóng góp trong công cuộc phát triển kinh tế toàn xã hội. Đầu tư, quy hoạch các khu vực một cách đồng bộ như điều kiện cơ sở hạ tầng và mặt bằng đất đai, phần nào đã gỡ bỏ được hàng rào cho làn sóng FDI giữa các địa phương. Trong khi các dự án ngành CBCT thường có thời gian thu hồi vốn dài và vốn đầu tư ban đầu lớn, việc quy hoạch trước một bước sẽ giúp nhà đầu tư rút ngắn thời gian thi
công, xây dựng nhà máy, đồng thời giảm thiểu chi phí, rủi ro. Từ đó, bản đồ đầu tư hiện thêm những điểm sáng tiềm năng, dòng vốn FDI dần đổ về các khu kinh tế, khu công nghiệp mới.
Cũng như các phần phía trên, khu vực cần được tăng cường đầu tư, quy hoạch mới là tập trung các tỉnh thành kém phát triển, chưa thu hút được nhiều dòng vốn đầu tư nước ngoài. Vấn đề đầu tư cũng phải xây dựng theo các mô hình mới để phù hợp với mục tiêu chiến lược thu hút FDI của khu kinh tế, công nghiệp. Như xây dựng hạ tầng kỹ thuật hiện đại, tiện ích dành cho những khu công nghệ cao, hay cũng từ quy hoạch khu vực các ngành công nghiệp thâm dụng lao động để xây dựng những khu dân cư. Chúng tạo nên môi trường tiếp cận thuận lợi cho các nhà đầu tư, gây dựng sức cạnh tranh thu hút của từng vùng theo định hướng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Từ những hạn chế của thực trạng thu hút FDI trong ngành CBCT, chương này đã đưa ra các định hướng và giải pháp hay đề xuất trong giai đoạn tương lai để cải thiện tính hiệu quả của dự án, cũng như đảm bảo cường độ lan tỏa của FDI đến với doanh nghiệp trong nước. Thế chủ động xúc tiến đầu tư sẽ giúp chúng ta thu hút FDI chất lượng dựa trên cơ sở chọn lọc rõ ràng. Liên doanh là hình thức đầu tư ưu tiên, nhằm gắn kết keo sơn trong trao đổi vật chất và tri thức giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bên cạnh là những định hướng khác liên quan đến đối tác, địa điểm. Theo từng lĩnh vực hoạt động, khóa luận đã chia thành 2 giai đoạn và lựa chọn thu hút ưu tiên các tiểu ngành theo xu hướng thời gian của hiện tại cùng mục đích lợi ích dài hạn.
Cuối cùng là những đề xuất, biện pháp để hiện thực hóa những định hướng. Như trong mô hình chương trước, ta đã có thể đưa ra các giải pháp liên quan tới 4 yếu tố ảnh hưởng FDI ngành CBCT. Đó là nâng cao chất lượng lao động, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trong khi phát triển thị trường bao gồm những khuyến nghị về GDP và độ mở. Ngoài ra, những đề xuất bổ sung như cải thiện hành lang pháp lý, đối mới xúc tiến đầu tư, tăng cường đầu tư các khu kinh tế mới cũng hữu dụng không kém trong việc đẩy mạnh thu hút FDI ngành CBCT đúng với kế hoạch tương lai.
KẾT LUẬN
Trong thời kỳ quá độ “ Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa”, ngành CBCT là cánh tay duy nhất đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo con đường phát triển công nghiệp. Cụ thể là những vai trò quan trọng đối với nền kinh tế - xã hội như tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy thương mại, giải quyết áp lực vấn đề thất nghiệp xã hội. Trong khi khu vực các doanh nghiệp FDI là động lực chủ yếu để nâng cao tầm phát triển của ngành CBCT, là cánh cửa hội nhập sâu vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu. Cùng với những tác động lan tỏa đáng quý trọng của FDI đến môi trường liên kết ngành. Mở rộng khả năng thu hút FDI vào ngành CBCT là cấp thiết hơn so với các ngành khác.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến FDI trong ngành CBCT cũng không kém phần quan trọng, chúng là những thứ có thể đem ra làm công cụ kiểm định độ chính xác những chính sách hiện tại. Thực nghiệm dựa trên mô hình ARDL với những giả thuyết đã được chứng minh phổ cập trong và ngoài nước. Kết quả khẳng định sự thu hút FDI của ngành CBCT phụ thuộc lớn vào những biến động của quy mô thị trường, nguồn nhân lực, cơ sơ hạ tầng, độ mở thị trường. Những con số thể hiện rõ chiều tác động của từng yếu tố đến FDI. Ngoài những kết luận trùng lặp với giả thuyết ban đầu như quy mô thị trường, cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng tích cực đến FDI, thì tỷ lệ thất nghiệp và độ mở thương mại trái lại tiêu cực. Tuy nhiên, xét về thời gian quy mô thị trường đổi chiều tác động trong ngắn hạn, vấn đề về hạ tầng vẫn luôn là quan trọng nhất. Dù 2 yếu tố còn lại có mâu thuẫn với các giả thuyết trước, nhưng chúng biểu hiện đúng với thực tại của FDI ngành CBCT. Đều là những dự án không hiệu quả, không manng lại kết quả như kỳ vọng khi MVA rất thấp, chuyển giao công nghệ lạc hậu, tiến độ hiệu ứng lan tỏa chậm. Từ đó, chúng ta góp ý đưa ra những định hướng, chiến lược cho một thế hệ FDI mới, ngành CBCT phát triển với một bộ mặt khác biệt phù hợp bối cảnh của thời đại và thị trường Việt Nam.
Những đề xuất cho hướng đi thu hút FDI ngành CBCT như chủ động xúc tiến đầu tư cách chọn lọc về năng lực và loại hình, hợp tác đa phương hóa với nhiều nhà đầu tư, dàn trải khả năng hấp thụ FDI về mọi miền tổ quốc. Hay tiếp tục hút các dự án trong các tiểu ngành mới nổi như dệt may, hóa chất, điện tử, cũng như dần
chyển sang ưu tiên tiếp nhận FDI các tiểu ngành công nghệ cao như hóa dược, máy móc, thiết bị, sản xuất xe động cơ. Theo sau chúng là những khuyến nghị chính sách dựa vào xác định động cơ thu hút FDI từ các yếu tố tác động trong mô hình. Đó là nâng cao chất lượng lao động khi tay nghề không có năng lực, các nhà đầu tư lo ngại vấn đề chi phí và thời gian đào tạo. Cải thiện cơ sở hạ tầng là việc thiết yếu, nhằm giảm thiểu chi phí logistics, liên kết vùng, đồng thời tăng cường đầu tư ,quy hoạch các khu công nghiệp mới. Hoàn thiện hành lang pháp lý để có một thể chế thống nhất về ưu đãi, chính sách hợp lý trước khi đổi mới xúc tiến đầu tư để đạt mục đích chung chiến lược. Cuối cùng là lời đề xuất phát triển thị trường, mở rộng sản xuất trong nước hay duy trì tỷ lệ tăng trưởng GDP. Đây không chỉ là một cách giải pháp tốt giúp ngành CBCT tiếp thu nhiều FDI, mà nó cũng chính là mục tiêu kinh tế hàng đầu của mỗi quốc gia.
Trên lập trường cá nhân, khóa luận chỉ đóng góp được những quan điểm, ý nghĩ tương đối theo một khía cạnh, phương diện nào đó. Nghiên cứu có khá nhiều hạn chế về góc nhìn lý thuyết và thực tế, đặc biệt là còn nhiều yếu tố khác tác động đến FDI ngành CBCT như tỷ giá, lãi suất, dự trữ ngoại hối, nợ công,... Việc khó khăn, hạn chế trong khâu thu thập dữ liệu đã dẫn đến mô hình trở nên ít biến độc lập, kết quả vẫn gây phần nào hoài nghi cho các độc giả. Thiếu những dẫn chứng xác thực về cơ cấu dòng vốn FDI vào các tiểu ngành cũng như dữ liệu định lượng được pháp lý, hành động xúc tiến, chất lượng giáo dục để bảo đảm tính khả thi thu hút FDI các ngành công nghệ cao. Do vậy, tác giả đề xuất dự kiến tiếp theo là mở rộng mô hình thực nghiệm với các nhân tố ảnh hưởng khác và chuyển hướng nghiên cứu sâu vào các tiểu ngành ưu tiên, để rút ra các nhận xét, gợi ý vàng cho quyết sách phát triển ngành CBCT cùng nền kinh tế nhờ FDI với tầm nhìn chính xác nhất.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng Việt
1. Đỗ Thị Vân Trang, Lê Thùy Linh và Đinh Hồng Linh (2020), “ Ứng dụng mô
hình ARDL nghiên c ứu các yếu tố ảnh hưởng đến
đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam”, Kinh tế và Quản lý, (143/2020), 11-18.
2. Hà Thành Công (2019), “Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và thương mại quốc tế đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam”, Khoa Học và Công Nghệ, (52), 104-110.
3. Lê Văn Thắng và Nguyễn Lưu Bảo Đoan (2017), “Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến FDI của các tỉnh thành Việt Nam bằng mô hình kinh tế lượng không gian”,