LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO

Một phần của tài liệu 072 các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực chế biến, chế tạo tại việt nam (Trang 31)

c/ Vai trò đối với Việt Nam

1.2 LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO

Trong quyết định 27/2018/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về hệ thống ngành kinh tế, công nghiệp CBCT được khái niệm bao gồm các hoạt động làm biến đổi tính chất khoa học của vật liệu,chất liệu hoặc làm thay đổi thành phần cấu thành của chúng, để tạo ra sản phẩm mới. Đầu ra của quá trình sản xuất có thể là sản phẩm cho tiêu dùng cuối cùng hoặc là bán thành phẩm và trở thành đầu vào của hoạt động chế biến tiếp theo. Điểm đáng chú ý nhất là hoạt động lắp ráp cũng được coi là chế biến, khi hoạt động đó gắn liền với quá trình tạo ra sản phẩm của ngành chế biến. Bên cạnh đó là các hoạt động đặc biệt khác như tái chế rác thải, lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc,...

Công nghiệp CBCT được quy định ở mục C cấp 01, bao trùm 24 ngành ở cấp độ 02 và tiếp tục phân loại ở cấp độ 03 lên tới 71 tiểu ngành khác nhau. Trong khi hệ thống còn phân biệt cực kỳ chi tiết đến cấp 05 cho từng hoạt động cụ thể trong ngành, ví dụ điển hình như bảng sau:

Nguồn: Trích dẫn ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam Nhìn chung, chúng ta có thể thấy rõ tính đa dạng hóa của ngành CBCT tại Việt Nam, bao gồm tất cả các ngành công nghiệp công nghệ cao đến thấp theo quy định của tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO). Sau những dấu hiệu tích cực sâu sắc, ngành công nghiệp nước ta đã có bước phát triển vượt bậc, cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực sản xuất được tăng cường. Ngành công nghiệp CBCT tăng 14,5% trong năm 2017 so với năm trước, là động lực chính cho tăng trưởng chung toàn ngành công nghiệp Việt Nam, cụ thể chỉ số sản xuất toàn ngành tăng 9,4% cao hơn nhiều so với mức tăng 7,4% của năm 2016. Đến năm 2018, khi phải đối mặt với một số khó khăn, thách thức như sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ, các hàng rào kỹ thuật và các biện pháp phòng vệ thương mại của nhiều thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam, tưởng rằng điều đó sẽ khiến các đơn hàng giảm và tình hình sản xuất suy thoái. Nhưng không, sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 10,2%, trong đó ngành CBCT tăng 12,3%. Qua đó, có thể thấy tăng trưởng

công nghiệp vẫn được duy trì và cải thiện rõ rệt nhờ vào ngành CBCT. về các nhóm hàng cụ thể trong năm 2018, sản xuất đồ uống duy trì mức tăng trưởng 7,9%, sản xuất thép thô, thép cán tăng lần lượt 43,8%; 6,83% hay sản xuất vải dệt tăng 18,94%. Đó là những con số vẽ lên bức tranh thời gian khởi sắc về ngành CBCT.

Biểu đồ 1.2 Chỉ số sản xuất công nghiệp ngành CBCT

Năm

Nguồn: TCTK Nhìn vào biểu đồ (1.2), thấy rõ sườn dốc đi xuống của chỉ số sản xuất công nghiệp CBCT từ năm 2017, nhiều người sẽ đưa ra quan điểm “ Ngành CBCT đang trong giai đoạn suy thoái sản xuất, mặt khác là trụ cột chính cho tăng trưởng ngành công nghiệp. Điều này khiến tình hình kinh tế trở nên khó khăn và suy sụp”. Nhưng với một góc nhìn khách quan và chi tiết hóa hơn, hoàn toàn phủ định quan điểm đó. Năm 2019, sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 9,1%, ngành CBCT duy trì tăng trưởng với mức 10,5% so với năm 2018. Bước sang năm 2020, ngành công nghiệp chung chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid - 19, chỉ số sản xuất ngành CBCT giảm mạnh xuống 104,9%. Tuy nhiên, ngành CBCT vẫn tăng được 4,9% mặc dù mức độ tăng trưởng chậm dần so với các năm trước. Sự nghịch cảnh này có thể được giải thích dễ hiểu nhất là bằng sự duy trì tốc độ tăng MVA ngành CBCT. Chúng đều ở giá trị dương trong suốt thập kỷ, điển hình 3 năm gần nhất: 2018, 2019, 2020 lần lượt là 12,98%; 11,29%; 5,82%.

Từ những số liệu trên với cách tư duy logic, tưởng rằng sản lượng tồn kho của ngành đang quá tải và dư thừa so với nhu cầu của thị trường. Nhưng điều đó lại hoàn toàn khác với thực tế, khi sức tiêu thụ trong nước ngày càng tăng cùng với sự

mở rộng thị trường quốc tế. Nhờ vào những biến động, chỉ số tồn kho của ngành CBCT giảm cực mạnh từ 121,5% năm 2012 xuống còn 108,3% tại năm 2016. Tuy nhiên, con số này cũng không đi theo chiều xuống tuyệt đối, chúng thay đổi bất thường như đồ thị hình sin phụ thuộc vào nhu cầu tiêu thụ và tác động ngoại lệ từ môi trường bên ngoài.

Biểu đồ 1.3 Các chỉ số ngành công nghiệp CBCT (Đv:%)

Biểu đồ (1.3) đã chỉ rõ mức độ sẵn sàng của sản xuất trong ngành CBCT, phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời thể hiện rõ năng lực cạnh tranh của khối doanh nghiệp nội địa trong bối cảnh toàn cầu. Trong giai đoạn 2017 - 2019, độ chênh lệch giữa 2 chỉ số tồn kho và tiêu thụ không quá lớn, điều này cho thấy độ phù hợp từ chiến lược định hướng của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, mức độ chênh lệch lại có phần gia tăng qua các năm, từ 0,7% năm 2017 lên đến 4,1% năm 2019. Trong khi các chỉ số dao động theo cùng chiều hướng như cùng tăng hoặc cùng giảm tại thời kỳ. Đến năm 2020, điều đó đã bị phá lệ từ tác động tiêu cực của dịch bệnh đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mọi hoạt động kế hoạch đều bị gián loạn và đình trệ. Chỉ số tồn kho gia tăng và tiêu thụ giảm sút, độ chênh lên đến 22%. Cụ thể hơn về phân ngành, chúng ta có thể nhận ra xu hướng tiêu dùng thay đổi liên tục. Như năm 2017, sức tiêu thụ thị trường tập trung vào sản phẩm điện tử, máy vi tính, máy móc, thiết bị. Sản phẩm dầu mỏ tinh chế, xe động cơ, kim loại, giấy lại là nhóm hàng thị hiếu của năm 2018. Trong khi tiểu ngành CBCT khác như sản xuất đồ kim hoàn, nhạc cụ, dụng cụ thể dục, thể thao hay dụng cụ y tế, nha khoa

trở thành top đầu của tiêu thụ toàn ngành với tỷ lệ 139,7% ở năm 2019, điều hiển nhiên này đến từ nhu cầu sử dụng thiết bị, dụng cụ y tế tăng nhanh chóng mặt khi đại dịch Covid-19 đang diễn ra dai dẳng suốt 2 năm qua trên toàn cầu, không ngoại trừ Việt Nam. Trong năm 2020, hàng loạt các mặt hàng trọng yếu của ngành CBCT giảm tiêu thụ và ngược lại chỉ số tồn kho tăng đáng kể như nhóm sản phẩm “ Điện tử, máy vi tính, quang học” tăng 143,9%, kim loại tăng 126%, sản phẩm từ cao su và plastic tăng 79,3%,...

1.2.2 Vai trò công nghiệp chế biến, chế tạo trong nền kinh tế Việt Nam

Trong tiến trình dịch chuyển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa như Việt Nam hiện nay, công nghiệp CBCT mang vai trò trọng trách lớn nhất trên con đường phát triển đổi mới này. Ngành CBCT đã chứng minh điều đó bằng những chứng cứ thuyết phục trong đóng góp tăng trưởng GDP, thúc đẩy hoạt động thương mại và tạo môi trường làm việc quy mô lớn. Điều kỳ vọng hơn cả là nâng tầm khoa học công nghệ trong nước để làm bàn đạp cho quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

a/ Đối với tăng trưởng kinh tế

Tổng sản lượng quốc nội (GDP) được gia tăng tương đối ổn định và liên tục, đạt tốc độ trung bình 5,9%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015, 6%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020. Cụ thể, năm 2017, GDP theo giá thực tế đạt mức 5.005.975 tỷ đồng và tăng 10,71% lên đến 5.542.332 tỷ đồng ở năm 2018, khi đó tỷ trọng công nghiệp CBCT chiếm 16% tổng cơ cấu GDP theo ngành kinh tế. Tuy nhiên, chúng là ngành có tỷ trọng lớn nhất trong đóng góp GDP, đồng thời khẳng định vai trò đối với phát triển kinh tế. Theo bước chạy ấy, nhóm ngành CBCT tiếp tục phát triển tích cực phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành, các tiểu ngành chủ lực như điện tử, dệt may, da giày... tăng trưởng ở mức cao, là yếu tố chính đóng góp trong công cuộc công nghiệp hóa, tỷ trọng của ngành CBCT ngày một tăng lên cùng với giá trị GDP.

MVA (Triệu USD)

2016 29.284

20N 34.309

2018 39.226

2019 43.172

Biểu đồ 1.4 Tổng quan sự đóng góp tăng trưởng nền kinh tế của ngành CBCT

Tổng số GDP nền kinh tế Giá trị GDP ngành CBCT

♦Tỷ trọng ngành CBCT (%)

Nguồn: TCTK Biểu đồ (1.4) đã khái quát lại tình hình tác động của ngành CBCT đến với tăng trưởng kinh tế khi chúng cùng biến động theo chiều tăng dần trong giai đoạn 2016- 2020, nói cách khác, hoạt động sản xuất của ngành CBCT có mối liên hệ tỷ lệ thuận với tốc độ gia tăng GDP hàng năm gần đây. Như năm 2019, ngành đóng góp 995.126 tỷ đồng chiếm 16,48% GDP tăng 2,21% so với năm 2016. Ngành công nghiệp CBCT đã trở thành động lực tăng trưởng chính của toàn ngành công nghiệp, năm 2020, công nghiệp CBCT đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 5,82%. Xét cả giai đoạn 2016 - 2020, nhóm ngành này liên tục được mở rộng và chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành công nghiệp với đóng góp trong GDP tăng liên tục qua các năm. Đáng mừng là tăng từ 16,48% năm 2019 đạt 16,7% vào năm 2020 trong bối cảnh đại dịch Covid - 19. Từ đầu tư mở rộng hoạt động của ngành đến sự cống hiến cho nguồn cung ứng sản pẩm như nguyên vật liệu, linh kiện, bán thành phẩm ngay trong nội địa, ngành công nghiệp nói riêng hay nền kinh tế nói chung đã đảm bảo được tính chủ động riêng mình, không quá lệ thuộc nhiều vào thị trường quốc tế.

b/Đối với môi trường lao động

Ngoài sự kỳ vọng tạo một môi trường kinh doanh năng động, ngành công nghiệp CBCT cũng được đặt niềm tin tạo thêm việc làm để mở rộng quy mô môi trường lao động trong nước - một vấn đề thiết yếu của xã hội ngày nay. Do đây là ngành kinh tế khá rộng rãi với câc chuỗi các hoạt động sản xuất khác nhau. Một số tiểu ngành công nghiệp như dệt may, da giày, chế biến thực phẩm tăng trưởng liên

25

tục và đòi hỏi nhiều nhân công. Đặc biệt là các nhà tuyển dụng đến từ tiểu ngành dệt may đã giữ đến 43% số việc làm chính thức trong ngành CBCT năm 2016. Ngành điện ,điện tử cũng đang đạt tốc độ tăng trưởng việc làm ấn tượng khi vốn đầu tư nước ngoài FDI đang chảy về Việt Nam. Hay các nhà đầu tư nước ngoài gia tăng rót vốn vào các lĩnh vực phân ngành khác, những điều đó tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động cũng như trình độ tay nghề sử dụng công nghệ sản xuất qua khóa đào tạo chất lượng từ các chuyên gia quốc tế. Bởi tỷ lệ số lượng làm việc trong ngành CBCT đã qua đào tạo bài bản từ trước là khá thấp, năm 2018 là 17,9% giảm xuống 17,7% trong 2019. Bên cạnh là nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm công nghiệp để cải thiện cường độ chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế (bảng 1.4).

Nguôn: UNIDO Tóm lại, chúng ta có thể ví rằng: “ Cơ hội tìm tiềm năng, tiềm năng tìm cơ hội”, do từ chi phí nhân công giá rẻ, các nhà đầu tư tìm đến và sau đó thông qua quá trình cải thiện trình độ lao động, nguồn nhân lực lại sẵn sàng bước đi tìm tới cơ hội mới để có thu nhập tốt nhất.

c/ Thúc đẩy thương mại

Nhờ vào sự hội nhập nền kinh tế toàn cầu cùng với biết bao các hiệp định thương mại tự do được ký kết, hoạt động kinh doanh hàng hóa được mở rộng cánh cửa đến với các thị trường tiêu thụ lớn hàng đầu thế giới. Chỉ số xuất khẩu của các ngành gia tăng trong suốt thập kỷ vừa qua. Đặc biệt là tỷ lệ và giá trị xuất khẩu hàng hóa ngành công nghiệp CBCT khi chúng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cán cân thương mại Việt Nam. Năm 2017, ngành CBCT đạt trị giá xuất khẩu 173,5

tỷ USD, chiếm 81% tổng kim ngạch xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ngành CBCT tiếp tục cao hơn tốc độ tăng xuất khẩu chung trong 6 năm liên tiếp. Đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của ngành là một số nhóm hàng như: điện thoại và các loại linh kiện đạt 45,1 tỷ USD, tăng 31,4%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 25,9 tỷ USD, tăng 36,5%; máy móc, thiết bị, dụng cụ khác đạt 12,8 tỷ USD, tăng 26,4%. Tiếp nối đà thành công, các nhóm hàng ngành CBCT năm 2018 chiếm 82,8% tổng kim ngạch xuất khẩu với giá trị đạt 202,67 tỷ USD, tăng 16,2%, trong khi kim ngạch nhập khẩu tăng 11,5% so với năm trước. Điều đó chỉ rõ hoạt động thương mại đang được tăng cường cải thiện theo cả 2 chiều nhờ vào sự đóng góp lớn của ngành CBCT. Năm 2019, tiếp tục ghi nhận những con số ấn tượng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 516,96 tỷ USD, tăng 7,6% so với năm trước. Tỷ trọng nhóm hàng ngành CBCT chiếm 84,33% tổng kim ngạch xuất khẩu cùng với độ tăng xuất khẩu của các mặt hàng cụ thể như máy vi tính tăng 20,4%, kim loại tăng 10,3%, máy móc, thiết bị, dụng cụ tăng 11,9%. Sự chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang các sản phẩm công nghiệp CBCT cũng tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Năm 2020, trong bối cảnh kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề từ Covid - 19, hoạt động thương mại toàn cầu bị trì hoãn, nhưng xuất khẩu nước ta vẫn đạt mức tăng trưởng dương +6,5% với giá trị lên tới 281,5 tỷ USD. Trong đó, tỷ trọng nhóm hàng CBCT chiếm 86,1% tổng kim ngạch xuất khẩu, cao nhất so với các năm trong thập kỷ và giúp cán cân thương mại đạt mức thặng dư kỷ lục gần 19,1 tỷ USD. Vai trò quan trọng của ngành CBCT đối với thúc đẩy thương mại được hiện hữu.

Hình 1.1 Biểu đồ tăng trưởng xuất khẩu 10 ngành hàng lớn nhất của Việt Nam và nhu cầu thế giới năm 2019

Nguồn:Trade Map Với một cách nhìn tổng quan, hình vẽ trên cho thấy có tới 7 mã ngành HS xuất khẩu nhiều nhất thuộc công nghiệp CBCT, bao gồm 85, 64, 62, 61, 84, 94, 90. Chúng đa số thuộc về các sản phẩm từ dệt may, từ gỗ, hoặc máy móc, thiết bị. Chú ý dấu chấm xanh lớn nhất tượng trưng cho mã ngành 85- Máy móc, thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi âm và tái tạo âm thanh, tivi. ,đây là ngành có trị giá xuất khẩu lớn nhất với 97,15 tỷ USD, đồng thời nằm trong vùng tăng trưởng tốt nhất khi đạt tốc độ tăng trưởng thị phần thế giới 14,29% và trên 5% tốc độ gia tăng bình quân nhập khẩu của toàn cầu. Từ đó, có thể kết luận rằng ngành CBCT chính là đòn bẩy đích thực của Việt Nam trong thương mại quốc tế hiện nay

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

Phát triển của một ngành có thể xét dựa trên nhiều các tiêu chí khác nhau như tốc độ tăng trưởng, giá trị gia tăng hay năng suất lao động và năng lực cạnh tranh... Tương tự như vậy, căn cứ vào những tiêu chuẩn trên để nghiên cứu các yếu tố tác động tới phát triển ngành công nghiệp CBCT. Hoặc chúng ta có thể thu hẹp phạm vi bằng việc cân nhắc đến nguồn lực cốt lõi của ngành, đó là doanh nghiệp. > Tăng trưởng: Đó là sự gia tăng tập hợp các nguồn tài nguyên của doanh nghiệp bao gồm bằng sáng chế, vốn, nguồn nhân lực, mạng lưới, quy trình sản xuất,... Cách khác, chúng được gọi là vốn trí tuệ (Intellectual capital-IC), là động

lực tạo lợi thế cạnh tranh trên thương trường. Trong nghiên cứu điển hình tại Hàn Quốc, hiệu quả hoạt động và tăng trưởng bền vững của công ty có liên quan tích cực đến vốn vật chất, vốn nhân lực (HC) và vốn quan hệ (RC). RC được coi là yếu

Một phần của tài liệu 072 các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực chế biến, chế tạo tại việt nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w