c/ Thúc đẩy thương mại
1.3.2 Quy mô thị truờng
Khái quát chung, đây là chỉ tiêu nói lên sức tiêu thụ sản phẩm của thị trường nội địa, thể hiện rõ nét sự biến động về nhu cầu của người tiêu dùng trên mọi mặt hàng. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một ngành là thước đo biểu diễn quy mô sản lượng đầu ra của ngành đó, mở rộng hơn là GDP thực toàn nền kinh tế hoặc tỷ lệ tăng trưởng của chính nó. Trong hầu hết các nghiên cứu, báo cáo thì nó là con số
không thể thiếu tượng trưng cho thị trường đối với mọi đối tượng, thành phần kinh tế. Một nhận định phổ biến “ quy mô thị trường có tác động tích cực đến FDI”, cũng như ngành CBCT, quy mô càng lớn thì càng thu hút nhiều FDI (Wong Hock Tsen, 2005, Lim, E. G. (2001)). Tuy nhiên, từ mô hình nghiên cứu khác cũng có những lời phản biện trái chiều về quan hệ đó. Biến này không dự đoán đáng kể dòng vốn FDI vào lĩnh vực CBCT, thậm chí nó có thể quan hệ tiêu cực đến với khu vực sản xuất FDI (Yakubu, I. N., & Mikhail, A. A, 2019).
Tại Việt Nam, gần như tất cả các nhà học giả đều có đồng quan điểm: quy mô thị trường là yếu tố hấp thụ dòng vốn FDI, theo số liệu khảo sát, giá trị và tốc độ tăng trưởng GDP đều tăng dần theo nguồn vốn khu vực FDI trong ngành CBCT. Điều này khẳng định tính tin cậy cho giả thuyết, nếu tiếp tục hưởng ứng và nghiên cứu trong tương lai.
I. 3.3 Nguồn nhân lực
. Khi Việt Nam bùng nổ dân số cực mạnh, với số lượng người trong độ tuổi lao động chiếm hơn ½ tổng dân số. Cơ hội vàng đang ập tới trước mắt các nhà đầu tư, và cũng là áp lực dẫn đến nguy cơ khủng hoảng việc làm trong xã hội. Nguồn nhân lực lại là nhân tố quan trọng trong thu hút FDI, với kinh nghiệm quốc tế từ Trung Quốc - một đất nước tỷ dân, phần lớn FDI tập trung vào ngành thâm dụng lao động như thiết bị điện tử viễn thông, hàng dệt may, quần áo và các sản phẩm khác (Chuang*, Y. C., & Hsu, P. F. 2004). Điều đó chứng minh vấn đề thất nghiệp chưa hẳn là mối lo ngại sâu sắc, vì chúng có thể tạo lập sức hút các nhà đầu tư nước ngoài trong ngành CBCT. Trong khi, Chi phí nhân công thấp là một lợi thế canh tranh thu hút FDI ngành CBCT của Việt Nam so với Trung Quốc (Tonby, O., Ng, J. , & Mancini, M. 2014).
Giả thuyết “lực lượng lao động dồi dào, môi trường đầu tư càng trở nên hấp dẫn hơn” được đặt ra bên cạnh các hoài nghi như FDI được thu hút vào các bang có dân số học vấn cao hơn (Fonseca, F. J., & Llamosa-Rosas, I, 2018). Vấn đề về chất lượng được quan tâm nhiều hơn, nhưng với ngành CBCT, điều này chưa được đảm bảo xác suất so với lực lượng.
1.3.4 Cơ sở hạ tầng
Đây là một khái niệm trừu tượng, bao quát khá nhiều các chỉ tiêu xã hội, và có thể đo lường bằng nhiều chỉ số khác nhau. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng lại không có biến tổng thể đại diện. Nhưng vẫn có những lời kết luận từ chúng, cơ sở hạ tầng là chất xúc tác chính cho dòng vốn FDI, đầu tư vào nó là thu hút FDI ( Mollick, A. V., Ramos-Duran, R., & Silva-Ochoa, E. 2006). Do yếu tố giao thông vận tải hiện đại tạo điều kiện giảm chi phí trao đổi thương mại cũng như các hoạt động sản xuất và phân phối hàng hóa. Ngành CBCT thường được đầu tư theo chiều dọc, nên vấn đề lưu chuyển hàng trong nước và quốc tế cực kỳ quan trọng. Ngoài ra, chi phí vận tải có mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa thống kê với tổng vốn FDI và ngành CBCT với hoạt động MNE theo chiều ngang (Daniels, J. P., & von der Ruhr, M. 2014). Một phần liên quan đến kết cấu mạng viễn thông - thứ quan trọng không thiếu được trong thời đại số ngày nay.
1.3.5 Xúc tiến thương mại
Khả năng tiếp cận thị trường khu vực và toàn cầu của quốc gia là một yếu tố kinh tế quan trọng để thu hút FDI, khi hoạt động đang diễn ra năng nổ là đồng nghĩa với môi trường hiệp định thương mại và thuế quan đang thuận lợi tối ưu cho các doanh nghiệp. Chen, G., Geiger, M., & Fu, M. (2015) cho rằng Rwanda có chế độ thương mại mở là lợi thế hấp thu nguồn vốn FDI vào ngành CBCT. Trong khi ở Malaysia, chỉ số mở cửa cao lại dẫn đến làm giảm FDI của lĩnh vực CBCT (Karim, N. A. A., Winters, P. C., Coelli, T. J., & Fleming, E, 2003).
Về mặt lý thuyết, độ mở có liên quan tích cực với FDI theo chiều dọc và tiêu cực với FDI theo chiều ngang. FDI theo chiều dọc chủ yếu được thúc đẩy bởi động cơ giảm cả chi phí thương mại và vận tải, trong khi FDI theo chiều ngang được thực hiện khi các rào cản thương mại đặt ra chi phí cao. Tại Việt Nam, có lẽ độ mở thương mại có quan hệ cùng chiều với dòng vốn FDI ngành CBCT như kết quả nghiên cứu với tổng vốn FDI vào nước ta của các học giả trong nước.
1.4 LÝ THUYẾT MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
Như trong phần tổng quan các công trình nghiên cứu, việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến FDI thường sử dụng các mô hình OLS, ARDL, GMM, hay mô
hình Durbin không gian. Tuy nhiên, phân tích tác động của các yếu tố tới biến phụ thuộc bất kỳ theo dữ liệu chuỗi thời gian, mô hình ARDL là công cụ hữu hiệu nhất. Bởi vì nó là sự kết hợp giữa mô hình vector tự hồi quy (VAR) và mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS), được xem như mô hình đủ độ linh động và tin cậy cho kết quả phân tích các chuỗi thời gian đa biến. Ngoài ra, ARDL cũng là mô hình cho phép xác định tác động của các biến độc lập ngược lại với biến phụ thuộc ( Pasaran., Shin, Y., 1996). Còn đối với các mô hình khác như OLS, chúng ta cần phải giả định dữ liệu có tính dừng, đồng nghĩa là biến phụ thuộc chỉ chịu ảnh hưởng của các yếu tố của hiện tại và kết quả hồi quy phản ánh ngay lập tức. Trong khi mức độ ảnh hưởng của các biến luôn luôn biến động , thậm chí là sự thay đổi của các biến độc lập mới qua từng thời điểm. Điều này chứng minh rõ ràng tính cần thiết của các biến trễ, hiện diện trong mô hình ARDL.
Mô hình ARDL biểu diễn dưới dạng tổng quát:
Kt = C + aiYt-i + OC2Yt-2 +---1^ a
nYt-n + βθ%t + βl^t-l +---1^ βm^t-m + εt
(1)
Chúng ta có thể rút gọn công thức trên thành:
Yt = C + ∑iζ 1 ai Yt_ i + ∑JL0 β j Xt_ j + εt (2)
Trong đó Y là biến phụ thuộc, X là biến độc lập, n và m lần lượt là độ trễ của Y; X. Yt và Xt là các biến dừng, εt là phần nhiễu trắng.
Mô hình ARDL tiếp cận các biến từ tổng quát đến chi tiết, nó có khả năng giải quyết các vấn đề khuyết tật trong kinh tế lượng như hiện tượng tự tương quan, phương sai sai số thay đổi. Do đó ARDL được sử dụng rất phổ biến so với các mô hình khác. Kết quả mô hình có thể ước lượng các tham số tương quan trong ngắn hạn và dài hạn chỉ thông qua một phương trình duy nhất. Ưu điểm lớn nhất khi sử dụng mô hình này trong phân tích dữ liệu là không yêu cầu lượng quan sát mẫu lớn, cụ thể mô hình có thể chạy và đảm bảo độ tin cậy chỉ từ 20 quan sát. Ngoài ra, các biến độc lập có thể khác nhau ở bậc tích hợp và độ trễ để phù hợp tối ưu theo từng biến trong mô hình.
Tuy nhiên, để đảm bảo chắc chắn độ tin cậy và thực tiễn, mô hình ARDL cần thỏa mãn các điều kiện sau:
- Các biến chuỗi thời gian có tính dừng
- Độ trễ phải phù hợp với mô hình
- Không có hiện tượng tự tương quan và phương sai sai số thay đổi
- Dạng hàm phù hợp, không thừa biến
Các bước thủ tục chạy mô hình phân tích định lượng ARDL được tiến hành theo trình tự: (1) Chuẩn bị và kiểm định dữ liệu đáp ứng điều kiện mô hình bao gồm phân phối chuẩn, tính dừng, độ trễ tối ưu, (2) kiểm định tính đồng liên kết giữa các biến, (3) chạy mô hình ARDL xác định mối quan hệ dài hạn, (4) tính tác động ngắn hạn bởi mô hình hiệu chỉnh sai số ECM dựa vào tiếp cận ARDL.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Tại chương này, khóa luận đã nêu lên đầy đủ cở sở lý luận về FDI, từ các khái niệm và đặc điểm của những tổ chức kinh tế quốc tế. Đồng thời là các loại hình đầu tư FDI đang tồn tại trên thế giới được phân loại đa dạng theo chiều hướng. Đặc biệt là những hình thức được pháp luật Việt Nam cho phép để thấy rõ khả năng mang lại lợi ích cũng như vai trò của FDI đối với nền kinh tế nước nhà.
Tiếp theo, phân tích toàn diện về ngành công nghiệp CBCT như giới thiệu hệ thống ngành và cách phân biệt mã ngành theo khung pháp lý hiệu lực mới nhất. Phần này giúp nhà đầu tư thuận tiện trong việc tìm hiểu các quy định hiện hành của ngành - đang được hi vọng đầu tư. Xen kẽ phần có thể hỗ trợ cá nhân hay doanh nghiệp, là tầm nhìn đánh giá vai trò cùng với các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành CBCT. Riêng về vai trò thì không có sự khác biệt bao xa so với FDI, do khu vực FDI là nhóm doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Đó là tăng trưởng GDP, tạo việc làm, đẩy mạnh thương mại,... Trong khi rất nhiều tác nhân từ môi trường kinh doanh đụng độ đến tốc độ tăng trưởng ngành CBCT.
Cuối cùng là bàn đến phần lý thuyết trọng điểm cho bài luận án này. Những nhân tố tác động đến FDI trong công nghiệp CBCT: môi trường đầu tư, quy mô thị trường, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, độ mở thương mại. Tất cả đều có giả thuyết biến động tích cực cùng chiều với FDI kèm với những kết luận phản biện trái chiều. Nhưng môi trường đầu tư là một quan niệm phức tạp bao trùm tất cả các yếu tố còn lại với nhiều biến định tính khác.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO
TẠI VIỆT NAM
2.1 THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO
NGÀNH CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO TẠI VIỆT NAM
Ke từ khi công cuộc đổi mới được khởi xướng, mục tiêu định hướng “ Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa” được ưu tiên hàng đầu, dòng vốn FDI dồn ồ ạt vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo trong thời gian qua. Ghi nhận những thành tựu ấn tượng đó, dòng vốn FDI của ngành CBCT chiếm tỷ lệ tương đối cao theo đà tăng trưởng tổng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, ta có thể thấy rõ điều này ở biểu đồ (2.1).
Biểu đồ 2.1 So sánh vốn FDI của ngành CBCT và nền kinh tế
Nguồn: TCTK Tuy nhiên nhìn kỹ biểu đồ (2.1), dòng vốn FDI ngành CBCT vẫn có những biến động mạnh trong từng thời kỳ. Sự nổi bật đích thực của việc thu hút FDI vào ngành CBCT mới chỉ khởi sắc vào năm 2012, vốn đăng ký là 11.701 triệu USD chiếm 71,57% tổng vốn FDI nền kinh tế. Từ các luồng vốn FDI rất nhỏ năm 2009
hay tỷ trọng trên 50% được duy trì trong suốt 2012-2016, những chuyển biến đó là do chịu tác động của bối cảnh từng giai đoạn.
• 2008- 2011: Đầu tiên là xu hướng FDI về tiểu ngành sản xuất kim loại năm 2008 như các dự án thép Lion (Malaysia), Formosa (Đài Loan), dòng vốn của toàn ngành CBCT là 6.532 triệu USD. Và cũng chính do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm đó đã làm sụt giảm tình thế đầu tư năm 2009, vốn FDI giảm 39,72% so với năm trước. Đến 2010, môi trường đầu tư phục hồi mạnh mẽ, vốn FDI ngành CBCT đạt 5.979 triệu USD và tiếp tục gia tăng.
• 2012- 2015: Ngoài ấn tượng tăng trưởng của 2012; 2013 lần lượt là 11.701; 17.141 triệu USD, nhấn mạnh là sự biến động giảm năm 2014 do tác động rủi ro địa chính trị và tình trạng “ âm u” của kinh tế thế giới. FDI ngành CBCT giảm xuống 15.505 triệu USD, mất 9,54% so với năm trước. Tuy nhiên, nó vẫn chứng tỏ vai trò quan trọng thu hút ĐTNN bởi tỷ trọng lên đến 70,73% tổng dòng vốn FDI. Sang năm 2015, lượng vốn FDI ngành có phần hồi phục, các dự án đổ về lĩnh vực dệt may liên tục như công ty TNHH Worldon Việt Nam (Hồng Kông), công ty Viễn Đông Tân Thế Kỷ (Đài Loan)...
• 2016-2019: Năm 2017 vốn FDI ngành CBCT giảm đi 747 triệu USD so với 2016, trong khi tổng nguồn vốn FDI của 2017 tăng 37,96% so với năm trước. Điều nghịch lý này có thể là do đặc điểm xu hướng đầu tư ngành, không phải vấn đề về môi trường đầu tư trong nước. Với một cái giảm nhẹ, FDI ngành CBCT đang trở lại gia tăng cực mạnh tại năm 2018 và 2019. Bình quân là 4.503 triệu USD/năm.
Trong giai đoạn 2014- 2019, lĩnh vực công nghiệp CBCT thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục rót vốn FDI vào các dự án cũ còn hiệu lực. Theo cục ĐTNN thuộc bộ KH&ĐT, năm 2014 có 445 dự án tăng vốn với vốn đăng ký tăng thêm là 3.529 triệu USD; năm 2015 có số dự án tăng vốn là 616 và tăng thêm 6.962 triệu USD; năm 2017, lượng vốn tăng thêm lên tới 7.024 triệu USD cùng 708 dự án. Điều này chứng tỏ ngành công nghiệp CBCT chính là ông vua của thu hút ĐTNN khi tổng nguồn vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm của ngành là lớn nhất so với mọi ngành trong nền kinh tế hiện nay. Những dự án nổi bật giải ngân thêm vốn FDI trong các năm qua:
- Năm 2014, dự án SamSung Display Việt Nam do nhà đầu tư Hàn Quốc đầu tư tại khu công nghiệp Yên Phong, Bắc Ninh với vốn đăng ký là 1 tỷ USD. Năm 2015, dự án tăng thêm 3 tỷ USD gấp 3 lần so với vốn đầu tư năm trước, nhằm mở rộng quy mô sản xuất, lắp ráp thiết bị điện tử và tăng cường kinh doanh nội địa hóa.
- Năm 2016, Dự án LG Display Hải Phòng được cấp phép đầu tư 1,5 tỷ USD với mục tiêu sản xuất và gia công sản phẩm màn hình OLED. Năm 2018, vốn đầu tư dự án được điều chỉnh thêm 500 triệu USD. Dự án khác của hãng LG, Nhà máy LG Innitek Hải Phòng cũng xin cấp phép tăng thêm 501 triệu USD vào tháng 2/2018 so với vốn đăng ký 550 triệu USD tháng 9/2016.
Những sự biến động tích cực trên đều thuộc về tác động của 2 ông lớn ngành điện, điện tử: SamSung và LG, cùng với đó là các tập đoàn hàng đầu thế giới khác như Intel, GE, Mitsubishi, Panasonic. Thông qua khía cạnh này, có thể cho rằng dòng vốn FDI của ngành công nghiệp CBCT đang có xu hướng chủ yếu đổ dồn về ngành điện, điện tử. Các nhà đầu tư sản xuất ngành này đang đua nhau đến tới Việt Nam. Riêng đối với SamSung, tính đến năm 2018, hãng này có 6 nhà máy và 1 trung tâm Nghiên cứu & Phát triển (R&D), trong đó, SamSung Electronics Việt Nam tại Bắc Ninh và Thái Nguyên là 2 nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất của SamSung toàn cầu. Công ty TNHH điện tử SamSung HCMC CE Complex (SEHC), SamSung Vietnam Mobile R&D Center lần lượt là nhà máy điện tử da dụng và trung tâm nghiên cứu của hãng lớn nhất tại Đông Nam Á. Đây thật là một kỳ tích thu hút vốn FDI của ngành điện, điện tử nói riêng và ngành công nghiệp CBCT nói chung.
Bên cạnh xu thế dòng vốn FDI về ngành điện tử, công nghiệp CBCT cũng có