Xúc tiến thương mại

Một phần của tài liệu 072 các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực chế biến, chế tạo tại việt nam (Trang 48 - 52)

c/ Thúc đẩy thương mại

1.3.5 Xúc tiến thương mại

Khả năng tiếp cận thị trường khu vực và toàn cầu của quốc gia là một yếu tố kinh tế quan trọng để thu hút FDI, khi hoạt động đang diễn ra năng nổ là đồng nghĩa với môi trường hiệp định thương mại và thuế quan đang thuận lợi tối ưu cho các doanh nghiệp. Chen, G., Geiger, M., & Fu, M. (2015) cho rằng Rwanda có chế độ thương mại mở là lợi thế hấp thu nguồn vốn FDI vào ngành CBCT. Trong khi ở Malaysia, chỉ số mở cửa cao lại dẫn đến làm giảm FDI của lĩnh vực CBCT (Karim, N. A. A., Winters, P. C., Coelli, T. J., & Fleming, E, 2003).

Về mặt lý thuyết, độ mở có liên quan tích cực với FDI theo chiều dọc và tiêu cực với FDI theo chiều ngang. FDI theo chiều dọc chủ yếu được thúc đẩy bởi động cơ giảm cả chi phí thương mại và vận tải, trong khi FDI theo chiều ngang được thực hiện khi các rào cản thương mại đặt ra chi phí cao. Tại Việt Nam, có lẽ độ mở thương mại có quan hệ cùng chiều với dòng vốn FDI ngành CBCT như kết quả nghiên cứu với tổng vốn FDI vào nước ta của các học giả trong nước.

1.4 LÝ THUYẾT MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

ĐẾN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

Như trong phần tổng quan các công trình nghiên cứu, việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến FDI thường sử dụng các mô hình OLS, ARDL, GMM, hay mô

hình Durbin không gian. Tuy nhiên, phân tích tác động của các yếu tố tới biến phụ thuộc bất kỳ theo dữ liệu chuỗi thời gian, mô hình ARDL là công cụ hữu hiệu nhất. Bởi vì nó là sự kết hợp giữa mô hình vector tự hồi quy (VAR) và mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS), được xem như mô hình đủ độ linh động và tin cậy cho kết quả phân tích các chuỗi thời gian đa biến. Ngoài ra, ARDL cũng là mô hình cho phép xác định tác động của các biến độc lập ngược lại với biến phụ thuộc ( Pasaran., Shin, Y., 1996). Còn đối với các mô hình khác như OLS, chúng ta cần phải giả định dữ liệu có tính dừng, đồng nghĩa là biến phụ thuộc chỉ chịu ảnh hưởng của các yếu tố của hiện tại và kết quả hồi quy phản ánh ngay lập tức. Trong khi mức độ ảnh hưởng của các biến luôn luôn biến động , thậm chí là sự thay đổi của các biến độc lập mới qua từng thời điểm. Điều này chứng minh rõ ràng tính cần thiết của các biến trễ, hiện diện trong mô hình ARDL.

Mô hình ARDL biểu diễn dưới dạng tổng quát:

Kt = C + aiYt-i + OC2Yt-2 +---1^ a

nYt-n + βθ%t + βl^t-l +---1^ βm^t-m + εt

(1)

Chúng ta có thể rút gọn công thức trên thành:

Yt = C + ∑iζ 1 ai Yt_ i + ∑JL0 β j Xt_ j + εt (2)

Trong đó Y là biến phụ thuộc, X là biến độc lập, n và m lần lượt là độ trễ của Y; X. Yt và Xt là các biến dừng, εt là phần nhiễu trắng.

Mô hình ARDL tiếp cận các biến từ tổng quát đến chi tiết, nó có khả năng giải quyết các vấn đề khuyết tật trong kinh tế lượng như hiện tượng tự tương quan, phương sai sai số thay đổi. Do đó ARDL được sử dụng rất phổ biến so với các mô hình khác. Kết quả mô hình có thể ước lượng các tham số tương quan trong ngắn hạn và dài hạn chỉ thông qua một phương trình duy nhất. Ưu điểm lớn nhất khi sử dụng mô hình này trong phân tích dữ liệu là không yêu cầu lượng quan sát mẫu lớn, cụ thể mô hình có thể chạy và đảm bảo độ tin cậy chỉ từ 20 quan sát. Ngoài ra, các biến độc lập có thể khác nhau ở bậc tích hợp và độ trễ để phù hợp tối ưu theo từng biến trong mô hình.

Tuy nhiên, để đảm bảo chắc chắn độ tin cậy và thực tiễn, mô hình ARDL cần thỏa mãn các điều kiện sau:

- Các biến chuỗi thời gian có tính dừng

- Độ trễ phải phù hợp với mô hình

- Không có hiện tượng tự tương quan và phương sai sai số thay đổi

- Dạng hàm phù hợp, không thừa biến

Các bước thủ tục chạy mô hình phân tích định lượng ARDL được tiến hành theo trình tự: (1) Chuẩn bị và kiểm định dữ liệu đáp ứng điều kiện mô hình bao gồm phân phối chuẩn, tính dừng, độ trễ tối ưu, (2) kiểm định tính đồng liên kết giữa các biến, (3) chạy mô hình ARDL xác định mối quan hệ dài hạn, (4) tính tác động ngắn hạn bởi mô hình hiệu chỉnh sai số ECM dựa vào tiếp cận ARDL.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Tại chương này, khóa luận đã nêu lên đầy đủ cở sở lý luận về FDI, từ các khái niệm và đặc điểm của những tổ chức kinh tế quốc tế. Đồng thời là các loại hình đầu tư FDI đang tồn tại trên thế giới được phân loại đa dạng theo chiều hướng. Đặc biệt là những hình thức được pháp luật Việt Nam cho phép để thấy rõ khả năng mang lại lợi ích cũng như vai trò của FDI đối với nền kinh tế nước nhà.

Tiếp theo, phân tích toàn diện về ngành công nghiệp CBCT như giới thiệu hệ thống ngành và cách phân biệt mã ngành theo khung pháp lý hiệu lực mới nhất. Phần này giúp nhà đầu tư thuận tiện trong việc tìm hiểu các quy định hiện hành của ngành - đang được hi vọng đầu tư. Xen kẽ phần có thể hỗ trợ cá nhân hay doanh nghiệp, là tầm nhìn đánh giá vai trò cùng với các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành CBCT. Riêng về vai trò thì không có sự khác biệt bao xa so với FDI, do khu vực FDI là nhóm doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Đó là tăng trưởng GDP, tạo việc làm, đẩy mạnh thương mại,... Trong khi rất nhiều tác nhân từ môi trường kinh doanh đụng độ đến tốc độ tăng trưởng ngành CBCT.

Cuối cùng là bàn đến phần lý thuyết trọng điểm cho bài luận án này. Những nhân tố tác động đến FDI trong công nghiệp CBCT: môi trường đầu tư, quy mô thị trường, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, độ mở thương mại. Tất cả đều có giả thuyết biến động tích cực cùng chiều với FDI kèm với những kết luận phản biện trái chiều. Nhưng môi trường đầu tư là một quan niệm phức tạp bao trùm tất cả các yếu tố còn lại với nhiều biến định tính khác.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO

TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu 072 các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực chế biến, chế tạo tại việt nam (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w