THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO

Một phần của tài liệu 072 các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực chế biến, chế tạo tại việt nam (Trang 52 - 63)

c/ Thúc đẩy thương mại

2.1 THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO

NGÀNH CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO TẠI VIỆT NAM

Ke từ khi công cuộc đổi mới được khởi xướng, mục tiêu định hướng “ Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa” được ưu tiên hàng đầu, dòng vốn FDI dồn ồ ạt vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo trong thời gian qua. Ghi nhận những thành tựu ấn tượng đó, dòng vốn FDI của ngành CBCT chiếm tỷ lệ tương đối cao theo đà tăng trưởng tổng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, ta có thể thấy rõ điều này ở biểu đồ (2.1).

Biểu đồ 2.1 So sánh vốn FDI của ngành CBCT và nền kinh tế

Nguồn: TCTK Tuy nhiên nhìn kỹ biểu đồ (2.1), dòng vốn FDI ngành CBCT vẫn có những biến động mạnh trong từng thời kỳ. Sự nổi bật đích thực của việc thu hút FDI vào ngành CBCT mới chỉ khởi sắc vào năm 2012, vốn đăng ký là 11.701 triệu USD chiếm 71,57% tổng vốn FDI nền kinh tế. Từ các luồng vốn FDI rất nhỏ năm 2009

hay tỷ trọng trên 50% được duy trì trong suốt 2012-2016, những chuyển biến đó là do chịu tác động của bối cảnh từng giai đoạn.

• 2008- 2011: Đầu tiên là xu hướng FDI về tiểu ngành sản xuất kim loại năm 2008 như các dự án thép Lion (Malaysia), Formosa (Đài Loan), dòng vốn của toàn ngành CBCT là 6.532 triệu USD. Và cũng chính do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm đó đã làm sụt giảm tình thế đầu tư năm 2009, vốn FDI giảm 39,72% so với năm trước. Đến 2010, môi trường đầu tư phục hồi mạnh mẽ, vốn FDI ngành CBCT đạt 5.979 triệu USD và tiếp tục gia tăng.

• 2012- 2015: Ngoài ấn tượng tăng trưởng của 2012; 2013 lần lượt là 11.701; 17.141 triệu USD, nhấn mạnh là sự biến động giảm năm 2014 do tác động rủi ro địa chính trị và tình trạng “ âm u” của kinh tế thế giới. FDI ngành CBCT giảm xuống 15.505 triệu USD, mất 9,54% so với năm trước. Tuy nhiên, nó vẫn chứng tỏ vai trò quan trọng thu hút ĐTNN bởi tỷ trọng lên đến 70,73% tổng dòng vốn FDI. Sang năm 2015, lượng vốn FDI ngành có phần hồi phục, các dự án đổ về lĩnh vực dệt may liên tục như công ty TNHH Worldon Việt Nam (Hồng Kông), công ty Viễn Đông Tân Thế Kỷ (Đài Loan)...

• 2016-2019: Năm 2017 vốn FDI ngành CBCT giảm đi 747 triệu USD so với 2016, trong khi tổng nguồn vốn FDI của 2017 tăng 37,96% so với năm trước. Điều nghịch lý này có thể là do đặc điểm xu hướng đầu tư ngành, không phải vấn đề về môi trường đầu tư trong nước. Với một cái giảm nhẹ, FDI ngành CBCT đang trở lại gia tăng cực mạnh tại năm 2018 và 2019. Bình quân là 4.503 triệu USD/năm.

Trong giai đoạn 2014- 2019, lĩnh vực công nghiệp CBCT thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục rót vốn FDI vào các dự án cũ còn hiệu lực. Theo cục ĐTNN thuộc bộ KH&ĐT, năm 2014 có 445 dự án tăng vốn với vốn đăng ký tăng thêm là 3.529 triệu USD; năm 2015 có số dự án tăng vốn là 616 và tăng thêm 6.962 triệu USD; năm 2017, lượng vốn tăng thêm lên tới 7.024 triệu USD cùng 708 dự án. Điều này chứng tỏ ngành công nghiệp CBCT chính là ông vua của thu hút ĐTNN khi tổng nguồn vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm của ngành là lớn nhất so với mọi ngành trong nền kinh tế hiện nay. Những dự án nổi bật giải ngân thêm vốn FDI trong các năm qua:

- Năm 2014, dự án SamSung Display Việt Nam do nhà đầu tư Hàn Quốc đầu tư tại khu công nghiệp Yên Phong, Bắc Ninh với vốn đăng ký là 1 tỷ USD. Năm 2015, dự án tăng thêm 3 tỷ USD gấp 3 lần so với vốn đầu tư năm trước, nhằm mở rộng quy mô sản xuất, lắp ráp thiết bị điện tử và tăng cường kinh doanh nội địa hóa.

- Năm 2016, Dự án LG Display Hải Phòng được cấp phép đầu tư 1,5 tỷ USD với mục tiêu sản xuất và gia công sản phẩm màn hình OLED. Năm 2018, vốn đầu tư dự án được điều chỉnh thêm 500 triệu USD. Dự án khác của hãng LG, Nhà máy LG Innitek Hải Phòng cũng xin cấp phép tăng thêm 501 triệu USD vào tháng 2/2018 so với vốn đăng ký 550 triệu USD tháng 9/2016.

Những sự biến động tích cực trên đều thuộc về tác động của 2 ông lớn ngành điện, điện tử: SamSung và LG, cùng với đó là các tập đoàn hàng đầu thế giới khác như Intel, GE, Mitsubishi, Panasonic. Thông qua khía cạnh này, có thể cho rằng dòng vốn FDI của ngành công nghiệp CBCT đang có xu hướng chủ yếu đổ dồn về ngành điện, điện tử. Các nhà đầu tư sản xuất ngành này đang đua nhau đến tới Việt Nam. Riêng đối với SamSung, tính đến năm 2018, hãng này có 6 nhà máy và 1 trung tâm Nghiên cứu & Phát triển (R&D), trong đó, SamSung Electronics Việt Nam tại Bắc Ninh và Thái Nguyên là 2 nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất của SamSung toàn cầu. Công ty TNHH điện tử SamSung HCMC CE Complex (SEHC), SamSung Vietnam Mobile R&D Center lần lượt là nhà máy điện tử da dụng và trung tâm nghiên cứu của hãng lớn nhất tại Đông Nam Á. Đây thật là một kỳ tích thu hút vốn FDI của ngành điện, điện tử nói riêng và ngành công nghiệp CBCT nói chung.

Bên cạnh xu thế dòng vốn FDI về ngành điện tử, công nghiệp CBCT cũng có sức thu hút đáng kể vào các ngành khác như dệt may, kim loại, hóa chất,... Đó là các dự án:

- Dự án công ty TNHH Hyosung Đồng Nai với tổng vốn đầu tư 660 triệu USD tại khu công nghiệp Đồng Nai với mục tiêu sản xuất và gia công các loại sợi. Thu hút được sự quan tâm của một tập đoàn lớn đa ngành, đa quốc gia như Hyosung (Hàn Quốc), năm 2018, nước ta tiếp tục tiếp nhận dự án nhà máy sản xuất polypropylene (PP) và kho ngầm chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) tại Bà Rịa - Vũng Tàu của chính chủ đầu tư này. Lượng vốn đăng ký lên tới 1,201 tỷ USD.

Năm Cấp mới Tăng vốn Góp vốn, mua cổ phần FDI (TriệuTổng vốn USD) Dự án Vốn đăngký(Triệu USD) Lượt dự án Vốn tăngthêm (Triệu USD) Lượt dự án Vốn góp(triệu USD) 2018 1.065 9.067,5 743 5.093,8 1.528 2.426,8 16.588,1 2019 1.314 12.093,1 861 5.382 2.434 6.425,2 23.900,3 2020 800 7.190,8 680 4.593,9 1.268 1.816,5 13.601,2

- Dự án Vinhtex, tổng vốn đầu tư đăng ký 200 triệu USD do Royal Pagoda Private Limited (Singapore) đầu tư với mục tiêu sản xuất vải và nhuộm vải dệt kim năm 2019.

- Dự án nhà máy Công ty TNHH Polytex Far Eastern (Việt Nam) do nhà đầu tư Đài Loan đầu tư tại Bình Dương điều chỉnh tăng vốn thêm 485,8 triệu USD vào năm 2017. Mục tiêu sản xuất của nhà máy là sản phẩm xơ tổng hợp polyester.

Nguôn: Bộ KH&ĐT Bảng (2.1) đã cho thấy rõ sự thay đổi tổng quan của dòng vốn FDI vào ngành CBCT trong 3 năm gần nhất. Năm 2018, vốn đăng ký cấp mới 1.065 dự án là 9.067 triệu USD, chiếm 54,66% tổng vốn đầu tư, phần lớn thuộc nhóm ngành sản xuất linh kiện điện tử và dệt may. Cùng với đó là một số dự án hướng công nghệ cao như Nidec Shimpo Việt Nam , Nidec Techno Motor Việt Nam với mục tiêu sản xuất, kinh doanh máy móc, thiết bị điện. Các dự án điều chỉnh tăng thêm vốn cũng khá đáng kể, dù chỉ bằng ½ số lượt dự án góp vốn và mua cổ phần, nhưng lượng vốn lại gấp đôi lên tới 5.093 triệu USD. Điển hình là 2 dự án đăng ký thêm của tập đoàn

Lĩnh vực Số dự án Tổng vốn FDI ( Triệu USD)

LG thuộc 5 dự án thu hút FDI nhiều nhất năm. Dịch chuyển theo hướng hội nhập quốc tế với cổ phần hóa liên doanh đã giúp hoạt động M&A ngày càng phổ biến hơn. Số dự án M&A là cao nhất so với các phương thức khác.

Đến năm 2019, từ các động thái của cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung và hàng loạt hiệp định ký kết như CPTPP, EVFTA, ASEAN- Hong Kong, Việt Nam đã trở thành điểm thu hút FDI top đầu trong khu vực. Dòng vốn FDI ngành CBCT đạt kỷ lục lịch sử, lượng vốn cấp mới chạm mốc 12.903 triệu USD, tăng 33,37% so với năm trước. Số lượt dự án tăng vốn, góp vốn, mua cổ phần cũng đều gia tăng. Đặc biệt là xu hướng chuyển dịch M&A, đạt 2.434 dự án với mức tăng trưởng kinh điển là 164,83%, đồng thời chiếm 26,88% tổng vốn FDI ngành. Sự hiện diện các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc lập tức đáp ứng theo kỳ vọng như Beerco Limited, Goertek co.Limited (Hong Kong), Guizhou Advance Type Investment co.,ltd (Trung Quốc),... Đa số dự án thuộc về hoạt động sản xuất sản phẩm điện tử, dệt may. Tuy nhiên, những dự án FDI lĩnh vực mới cũng có xuất hiện. Đó là sản xuất săm, lốp xe cao su và thép, có lẽ các nhà đầu tư đã nhận ra được sự tiềm năng của ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam.

Năm 2020, FDI ngành CBCT giảm tới 43,09% so với năm 2019, chỉ có 800 dự án mới, 680 dự án điều chỉnh tăng thêm và 1.268 lượt góp vốn, mua cổ phần với tổng số vốn là 13.601 triệu USD, nhưng vẫn chiếm 49% lớn nhất trong cơ cấu dòng vốn FDI của Việt Nam. Tổng vốn đăng ký cấp mới và điều chỉnh đạt 11.784 triệu USD, chiếm 87% tổng vốn FDI ngành. Do sự bùng phát dịch Covid - 19 đã làm hạn chế di chuyển, tiếp xúc của nhà ĐTNN với môi trường đầu tư, việc sa sút dòng vốn FDI vào ngành CBCT như đã có lời giải thích thanh minh. Tưởng rằng lượng vốn cấp mới sẽ là chỉ tiêu giảm mạnh, điều chỉnh tăng thêm hoặc M&A sẽ trở thành phương thức tốt nhất của hiện tại. Nhưng không, giá trị các dự án M&A lại giảm mạnh nhất lên đến 71,73% so với năm ngoái, các nhà ĐTNN không an tâm đầu tư vào các doanh nghiệp trong nước khi giãn cách xã hội làm đóng băng nền kinh tế. Lượng vốn tăng thêm giảm 14,64% xuống còn 4.593 triệu USD, hình thức này có 1 dự án lớn tiêu biểu của năm- Tổ hợp hóa dầu miền Nam Việt Nam (Thái Lan), điều chỉnh tăng 1.386 triệu USD. Cùng với các dự án tăng vốn thuộc hoạt động sản xuất lốp xe và linh kiện điện tử như Sew- components Việt Nam, Radian Jinyu (Việt

Nam), Radian (Trung Quốc)... Trong khi, lĩnh vực dệt may đang thiếu vắng các dự án FDI mới, dòng vốn chịu tác động của dịch bệnh và bối cảnh tổng cầu thế giới giảm 20%. Một vài các dự án mới vẫn thuộc về các nhà đầu tư thân quen như Brotex, Texhong. Đầu tư mới hầu hết là những động thái xây dựng, sản xuất linh kiện đến từ Foxconn, Pegatron.

Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy

704 431,2

Công nghiệp chế biến, chế tạo 800 7.190,8

Chuyên môn, khoa học và công nghệ 376 1693

Xây dựng 79 237,2

Kinh doanh bất động sản 70 987,4

Các lĩnh vực khác 494 5.630,5

Nguồn: Bộ KH&ĐT Căn cứ vào bảng (2.2), ta có thể thấy được sự nổi bật hơn hẳn của ngành công nghiệp CBCT so với các ngành khác, khi số lượng dự án cũng như nguồn vốn đều là lớn nhất. Ngoài 4 hoạt động được liệt kê chi tiết kèm theo, lấy ngành CBCT so sánh khập khiễng với số liệu của tổng 14 lĩnh vực thu hút FDI còn lại, tưởng chừng như kết quả hơn kém đã rõ rành mạch từ trước. Nhưng không, ngành CBCT lại có lượng cấp mới nhiều hơn 306 dự án và 1.560,3 triệu USD. Để có góc nhìn khách quan hơn, ta sử dụng biểu đồ minh họa (2.2).

Thứ hạng Quốc gia Vốn đầu tư FDI ( triệu USD)

ĩ Hong Kong, Trung Quốc 7.636,54

2 Hàn Quốc 4.678,73

3 Trung Quốc 3.346,03

4 Nhật Bản 2.679,44

5 Singapore ĩ.609,28

6 Đài Bắc, Trung Quốc ĩ.540,04

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu dòng vốn FDI theo các lĩnh vực năm 2020

Trong năm 2019, ngành công nghiệp CBCT chiếm tỷ trọng lên tới 70% tổng nguồn vốn FDI của nền kinh tế, sang năm 2020 con số này đã trượt dốc xuống còn 49% trong cơ cấu dòng vốn FDI. Tuy nhiên, đây không phải là sự suy thoái riêng của ngành CBCT, bởi đại dịch Covid- 19 đã ảnh hưởng chung đến luồng vốn FDI toàn cầu và Việt Nam. Tỷ trọng ngành giảm theo lượng vốn, nhưng so với các ngành kinh tế chủ đạo khác, CBCT vẫn giữ vị trí top đầu trong thu hút ĐTNN. Điều này nhấn mạnh môi trường đầu tư của ngành vẫn duy trì được sức hấp dẫn từ bước đột phá vượt bậc của các năm trước. Sự tham gia của FDI trong công nghiệp CBCT ở mức cao tưởng chừng như đẩy mạnh mối liên kết với doanh nghiệp nội địa và tạo ra lợi ích kinh tế lớn. Nhưng không, sự liên kết mạnh chỉ nằm ở các tiểu ngành nghiêng về tài nguyên, còn những tiểu ngành công nghệ cao và trung bình thì cực kỳ yếu. Lợi ích hay tỷ trọng MVA trong GDP nhận được từ khu vực là quá thấp ít thì những rủi ro về môi trường, sự bất bình đẳng trong môi trường kinh doanh, hay vấn đề quản lý lao động nước ngoài... đang khiến nền tảng tăng trưởng của Việt Nam trở nên bấp bênh

45

Xét về các nhà đầu tư thì công nghiệp CBCT của Việt Nam thu hút chủ yếu các đối tác đến từ các quốc gia lân cận và không quá xa tính khoảng cách theo biên giới đường biển. Ta có thể hiểu đơn giản hóa điều này vì chúng là điều kiện thuận lợi cắt giảm chi phí vận tải hàng hóa cho các doanh nghiệp trong các trường hợp như tạm xuất, tái nhập hoặc tạm nhập, tái xuất, khi đầu tư FDI của ngành CBCT thường ở khâu gia công hoặc lắp ráp.

Bảng 2.3 Xep hạng quốc gia đầu tư ngành công nghiệp CBCT tại Việt Nam, 2019

Nguôn: Investment Map, Cục ĐTNN - Bộ KH&ĐT Nhìn vào bảng (2.2), ta thấy được đa số các nhà đầu tư của ngành đều đến từ Trung Quốc, một đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Mặc dù Trung Quốc đã được coi là công xưởng của thế giới với lượng kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất, nhưng các nhà đầu tư thuộc lãnh thổ nước này không ngừng tìm kiếm các thị trường đầu tư tiềm năng khác. Họ đã chọn Việt Nam là điểm sáng nhất khi cùng chung đường biên giới trên đất liền với Trung Hoa. Bên cạnh đó là các quốc gia khác đến từ Đông Á: Hàn Quốc, Nhật Bản, đây đều là những quốc gia đã có hiệp định thương mại - đầu tư đối tác với Việt Nam. Ngành công nghiệp CBCT của nước ta dễ dàng tiếp thu các nguồn lực tài chính đồ sộ cùng với dây chuyền, kỹ thuật sản xuất công nghệ tân tiến. Trong cộng đồng ASEAN, chỉ duy nhất

Singapore là quốc gia có nguồn vốn đầu tư FDI đáng kể vào ngành công nghiệp CBCT tại Việt Nam. Điều đáng nói là ngành CBCT nước ta cũng chỉ mới thu hút các nhà đầu tư tập trung ở một số nước, đặc biệt là vẫn còn hạn chế trong thu hút FDI từ châu Âu và Mỹ. Năm 2020, việc thu hút nhà ĐTNN mới ngày càng khó khăn, trắc trở do ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19, top các đối tác đầu tư chỉ hoán đổi vị trí cho nhau từ những cái tên quốc gia quen thuộc đó. Trong khi Việt Nam cần phải mở rộng số lượng đối tác đến từ nhiều quốc gia khác nhau để đa dạng hóa nguồn vốn FDI và mang lại giá trị gia tăng cao hơn. Hơn thế, lợi ích dài hạn là cải thiện chuyển giao công nghệ cho khối doanh nghiệp trong nước từ các quốc gia tiên phong trong nền tảng khoa học hiện đại.

Xét về địa điểm đầu tư hay sức hút FDI của các tỉnh thành nước ta, ngành công nghiệp CBCT cũng như mọi ngành khác vẫn luôn được đầu tư tại các khu công nghiệp lớn, các vùng kinh tế trọng điểm theo quy hoạch, nhằm để doanh nghiệp được hưởng các chính sách hỗ trợ, ưu đãi nhất. Về phía miền bắc, Hà Nội,

Một phần của tài liệu 072 các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực chế biến, chế tạo tại việt nam (Trang 52 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w