c/ Thúc đẩy thương mại
3.1 ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀ
VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO
Nhìn lại thực trạng thu hút FDI và kết quả hoạt động của ngành CBCT, ta có thể nhận thức rõ ràng những vấn đề hạn chế tồn đọng của hiện tại. Dù là luồng vốn FDI lớn, số lượng đông, nhưng hầu hết là những dự án quy mô nhỏ về các tiểu ngành công nghệ thấp và trung bình như sản xuất sản phẩm dệt may, hóa chất, kim loại, cao su và nhựa. Kể đến tiến triển gần đây, nguồn vốn phân bổ tập trung vào vài ngành công nghiệp công nghệ cao - Sản xuất linh kiện điện tử. Tuy nhiên, hoạt động doanh nghiệp vẫn là sản xuất gia công giản đơn, hiệu quả kém. Do đó, việc xây dựng chiến lược thu hút đầu tư FDI thế hệ mới hay thay đổi chủ trương, chính sách là điều thiết yếu.
Các định hướng chung thu hút FDI trong ngành CBCT:
- Chủ động xúc tiến đầu tư chọn lọc và chất lượng, đặc biệt là ưu tiên thu hút các dự án công nghệ “cao,mới,xanh”, có cam kết trong R&D, chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực. Hay là những dự án có MVA cao, kết nối chiều sâu trong chuỗi giá trị toàn cầu.
- Về hình thức, khuyến khích đầu tư liên doanh, tăng cường liên kết với các doanh nghiệp trong nước. Chủ động tạo điều kiện kết nối cho nhà ĐTNN và doanh nghiệp trong nước ngay tại khâu xúc tiến đầu tư, nhằm thu hút các dự án liên doanh có tiềm năng tạo sức lan tỏa đến ngành và nền kinh tế.
- Về địa điểm, thu hút ĐTNN theo hướng tập trung vào một số tiểu ngành phù hợp với lợi thế, điều kiện, trình độ phát triển và quy hoạch từng địa phương trong mối liên kết vùng. Hơn nữa là đẩy dòng vốn FDI lan truyền về các khu công nghiệp mới tại các vùng Trung Bộ và Tây Nguyên.
- Về đối tác, cần tận dụng tối đa cơ hội từ hiệp định thương mại và bảo hộ đầu tư mới như EVFTA, IPA để thu hút FDI đa phương các thị trường thành viên EU. Bên cạnh là những đối tác tiềm năng, đang chịu ảnh hưởng xấu do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Chú trọng tiếp cận các nhà đầu tư có đủ uy tín và tiềm lực.
Xét theo từng giai đoạn, ta có những định hướng cụ thể cho mỗi tiểu ngành trong công nghiệp CBCT:
• Ngắn hạn: Áp dụng chủ trương mới vào việc tiếp tục thu hút FDI về các lĩnh vực nổi trội theo các mã ngành sau:
(13) Dệt: Sản xuất các loại sợi, vải công nghiệp và tự nhiên, ưu tiên nhà đầu tư có quy trình sản xuất hiện đại, dây chuyền tự động hóa.
(20) Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất: Thu hút dự án chất lượng sản xuất nhựa và cao su tổng hợp hay hóa chất cơ bản để phục vụ nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp khác. Tuy nhiên, trình độ công nghệ và trách nhiệm bảo vệ môi trường của MNEs được đặt là tiêu chí đánh giá đầu tiên.
(26) Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học: Thu hút các MNEs sản xuất thành phẩm công nghệ cao và hàng điện tử. Đính kèm chế độ ưu đãi cho xây dựng trung tâm R&D, khi tiếp thị các dự án lắp ráp linh kiện, thiết bị truyền thông.
(27) Sản xuất thiết bị điện: Tập trung thu hút dự án nghiên cứu, chế tạo các thiết bị kỹ thuật điện phù hợp với năng lượng tái tạo. Đồng thời quy hoạch vị trí gần với các dự án sản xuất điện, tạo mối liên kết giữa các doanh nghiệp.
• Dài hạn: Thu hút vốn FDI về nhiều tiểu ngành liên quan đến sự phát triển của ngành khác, hướng tới hoạt động kinh doanh công nghệ cao.
(21) Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu: Ưu tiên tiếp nhận các dự án sản xuất mỹ phẩm cao cấp, dược phẩm, thuốc vaccine của MNEs, khuyến khích các hoạt động CBCT khác phục vụ cùng lĩnh vực như sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế.
(28) Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu: Mở rộng cánh cửa cho các MNEs nắm giữ công nghệ tiên tiến trong sản xuất máy thông dụng và chuyên dụng. Đó là máy móc sản xuất và chế biến nông - lâm - thủy sản, máy phụ trợ ngành xây dựng hoặc luyện kim, cơ khí.
(29) Sản xuất xe có động cơ: Định hướng thu hút dự án về linh kiện, phụ tùng ô tô, ưu tiên các dự án công nghệ sản xuất bộ phận động cơ phức tạp và quan trọng. Tiếp theo là các MNEs sản xuất phương tiện vận tải khác như đóng tàu, thuyền... để cải thiện kết cấu hạ tầng giao thông.