Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

Một phần của tài liệu 072 các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực chế biến, chế tạo tại việt nam (Trang 39 - 42)

c/ Thúc đẩy thương mại

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

Phát triển của một ngành có thể xét dựa trên nhiều các tiêu chí khác nhau như tốc độ tăng trưởng, giá trị gia tăng hay năng suất lao động và năng lực cạnh tranh... Tương tự như vậy, căn cứ vào những tiêu chuẩn trên để nghiên cứu các yếu tố tác động tới phát triển ngành công nghiệp CBCT. Hoặc chúng ta có thể thu hẹp phạm vi bằng việc cân nhắc đến nguồn lực cốt lõi của ngành, đó là doanh nghiệp. > Tăng trưởng: Đó là sự gia tăng tập hợp các nguồn tài nguyên của doanh nghiệp bao gồm bằng sáng chế, vốn, nguồn nhân lực, mạng lưới, quy trình sản xuất,... Cách khác, chúng được gọi là vốn trí tuệ (Intellectual capital-IC), là động

lực tạo lợi thế cạnh tranh trên thương trường. Trong nghiên cứu điển hình tại Hàn Quốc, hiệu quả hoạt động và tăng trưởng bền vững của công ty có liên quan tích cực đến vốn vật chất, vốn nhân lực (HC) và vốn quan hệ (RC). RC được coi là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất (Xu, J., & Wang, B. 2018). Điều này cho thấy vai trò của liên doanh hay quan hệ đối tác giữa các công ty CBCT. Đáng quý trọng hơn là hợp tác nghiên cứu và phát triển để đáp ứng sự chuyển động liên tục của môi trường. Trong ngành sản xuất của Đức, hợp tác R&D được sử dụng bổ sung cho quá trình đổi mới, nâng cao đầu vào và đầu ra đổi mới của các công ty, được đo lường bằng cường độ R&D nội bộ tương ứng với việc thực hiện các đổi mới sản phẩm(Becker, W., & Dietz, J, 2004). Bên cạnh những tác nhân từ phía doanh nghiệp, phần lớn kết quả hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào môi trường bên ngoài, đó là thể chế, chính sách, dung lượng thị trường, văn hóa - xã hội,...

> Năng suất lao động: Đối với ngành công nghiệp CBCT, tỷ lệ phụ thuộc vào các yếu tố là khác nhau tùy theo đặc điểm hoạt động của từng tiểu ngành. Tuy nhiên, tăng trưởng năng suất lao động vẫn xét từ 3 phương diện chung - người lao động, doanh nghiệp, môi trường. Đầu tiên, vốn nhân lực của người lao động được xác định bằng trình độ học vấn, khi họ đã trải qua quá trình đào tạo, doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều lợi ích tích cực hơn. Ngoài ra, nước nhận đầu tư như Việt Nam luôn hoan nghênh sự hiện diện của lao động nước ngoài, bởi vì họ tạo ra hiệu ứng lan tỏa tốt đến lao động trong nước. Thứ hai, về phía doanh nghiệp, tăng cường vốn để trang bị đầy đủ kỹ năng cho người lao động, có thể nói bước đào tạo nhân viên đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng giá trị sản xuất. Và nó cũng được xem như một trong những trụ cột duy trì tổng năng suất - nó nhằm mục đích có được những nhân viên phục hồi đa kỹ năng có tinh thần cao và luôn hăng hái làm việc và thực hiện tất cả các chức năng cần thiết một cách hiệu quả và độc lập. Thêm vào đó là các yếu tố thuận chiều ảnh hưởng như quy mô doanh nghiệp, năng lực quản lý, công nghệ số cùng mức độ phức tạp của công nghệ trong CBCT. Cuối cùng, môi trường kinh doanh tác động gián tiếp tới năng suất lao động, như quy mô thị trường, đối thủ cạnh tranh, đối tác hỗ trợ - doanh nghiệp nước ngoài.

Thời điểm hiện tại, mối quan tâm không chỉ đơn thuần là phát triển ngành CBCT, nội dung vấn đề ngày trở nên phức tạp hóa khi sự nghiệp xây dựng phát

• Tốc độ tăng trưởng • Năng suất • Nguồn tài chính • Nguồn nhân lực • Năng lực quản lý doanh nghiệp • Quy mô sản xuất • Công nghệ,R&D • Liên doanh, liên

kết ngành

k._____________

J c._____________

J

triển phải gắn liền với môi trường tự nhiên do vấn nạn ô nhiễm và biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng. “Ngành công nghiệp CBCT đi lên song song với chất lượng môi trường sống lành mạnh của con người” đang là mục tiêu tiên quyết dài hạn trong phát triển đất nước. Các nhà kinh tế học đang sôi nổi nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề sản xuất công nghiệp xanh. Rashid, M. H. U., Zobair, S. A. M., Shadek, M. J., Hoque, M. A., & Ahmad, A.(2019) có nhắc tới các nhóm yếu tố: môi trường, kinh tế, xã hội, hiệu suất đổi mới, hoạt động, hiệu quả quản trị doanh nghiệp - tác động đến phát triển công nghiệp chế biến xanh. Mục đích hướng tới là những biểu hiện thành công như giảm tiêu thu năng lượng đồng thời tăng trưởng phát triển kinh tế, tăng cường năng lực đổi mới trong phát triển công nghệ xanh và nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường toàn cầu. Đây là những xu hướng thiết yếu để đảm bảo phát triển bền vững và bảo tồn môi trường cho thế hệ tương

lai.

Tóm lại, chúng ta vẽ sơ đồ (1.1) yếu tố tác động phát triển ngành CBCT như sau: •Quy mô thị trường Môi trường • Chính sách, thể chế kinh doanh • Đối thủ cạnh tranh

• Văn hóa - xã hội • Hệ sinh thái

Phát triển ngành Môi trường bên

A. Resource Seeking FDI

To secure cheaper supplies of raw materials or inputs that are not available at home.

> Majnlyexistsiripriiriay. Irianulacturing

B. Market Seeking FDt

Horizontal strategy to open up new markets in the host country or its neighboring countries. Malniyexlstsin manufacturing and services sectors. Market-Seeking FDI Horizontal strategy to Openupnewmarketsln the host country or Its neighboring countries.

J Mainly exists in IriaJiufacturing and

services sectors

C. Efllclency-Seeking FDi

l⅛.1⅛3i strategy which seeks to rationalize

the value chain. Itdrrides and specializes production in Hne with the comparative advantages or different locations, usually is export-oriented FEU.

Một phần của tài liệu 072 các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực chế biến, chế tạo tại việt nam (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w