Đối với tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu 072 các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực chế biến, chế tạo tại việt nam (Trang 35 - 37)

Tổng sản lượng quốc nội (GDP) được gia tăng tương đối ổn định và liên tục, đạt tốc độ trung bình 5,9%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015, 6%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020. Cụ thể, năm 2017, GDP theo giá thực tế đạt mức 5.005.975 tỷ đồng và tăng 10,71% lên đến 5.542.332 tỷ đồng ở năm 2018, khi đó tỷ trọng công nghiệp CBCT chiếm 16% tổng cơ cấu GDP theo ngành kinh tế. Tuy nhiên, chúng là ngành có tỷ trọng lớn nhất trong đóng góp GDP, đồng thời khẳng định vai trò đối với phát triển kinh tế. Theo bước chạy ấy, nhóm ngành CBCT tiếp tục phát triển tích cực phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành, các tiểu ngành chủ lực như điện tử, dệt may, da giày... tăng trưởng ở mức cao, là yếu tố chính đóng góp trong công cuộc công nghiệp hóa, tỷ trọng của ngành CBCT ngày một tăng lên cùng với giá trị GDP.

MVA (Triệu USD)

2016 29.284

20N 34.309

2018 39.226

2019 43.172

Biểu đồ 1.4 Tổng quan sự đóng góp tăng trưởng nền kinh tế của ngành CBCT

Tổng số GDP nền kinh tế Giá trị GDP ngành CBCT

♦Tỷ trọng ngành CBCT (%)

Nguồn: TCTK Biểu đồ (1.4) đã khái quát lại tình hình tác động của ngành CBCT đến với tăng trưởng kinh tế khi chúng cùng biến động theo chiều tăng dần trong giai đoạn 2016- 2020, nói cách khác, hoạt động sản xuất của ngành CBCT có mối liên hệ tỷ lệ thuận với tốc độ gia tăng GDP hàng năm gần đây. Như năm 2019, ngành đóng góp 995.126 tỷ đồng chiếm 16,48% GDP tăng 2,21% so với năm 2016. Ngành công nghiệp CBCT đã trở thành động lực tăng trưởng chính của toàn ngành công nghiệp, năm 2020, công nghiệp CBCT đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 5,82%. Xét cả giai đoạn 2016 - 2020, nhóm ngành này liên tục được mở rộng và chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành công nghiệp với đóng góp trong GDP tăng liên tục qua các năm. Đáng mừng là tăng từ 16,48% năm 2019 đạt 16,7% vào năm 2020 trong bối cảnh đại dịch Covid - 19. Từ đầu tư mở rộng hoạt động của ngành đến sự cống hiến cho nguồn cung ứng sản pẩm như nguyên vật liệu, linh kiện, bán thành phẩm ngay trong nội địa, ngành công nghiệp nói riêng hay nền kinh tế nói chung đã đảm bảo được tính chủ động riêng mình, không quá lệ thuộc nhiều vào thị trường quốc tế.

b/Đối với môi trường lao động

Ngoài sự kỳ vọng tạo một môi trường kinh doanh năng động, ngành công nghiệp CBCT cũng được đặt niềm tin tạo thêm việc làm để mở rộng quy mô môi trường lao động trong nước - một vấn đề thiết yếu của xã hội ngày nay. Do đây là ngành kinh tế khá rộng rãi với câc chuỗi các hoạt động sản xuất khác nhau. Một số tiểu ngành công nghiệp như dệt may, da giày, chế biến thực phẩm tăng trưởng liên

25

tục và đòi hỏi nhiều nhân công. Đặc biệt là các nhà tuyển dụng đến từ tiểu ngành dệt may đã giữ đến 43% số việc làm chính thức trong ngành CBCT năm 2016. Ngành điện ,điện tử cũng đang đạt tốc độ tăng trưởng việc làm ấn tượng khi vốn đầu tư nước ngoài FDI đang chảy về Việt Nam. Hay các nhà đầu tư nước ngoài gia tăng rót vốn vào các lĩnh vực phân ngành khác, những điều đó tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động cũng như trình độ tay nghề sử dụng công nghệ sản xuất qua khóa đào tạo chất lượng từ các chuyên gia quốc tế. Bởi tỷ lệ số lượng làm việc trong ngành CBCT đã qua đào tạo bài bản từ trước là khá thấp, năm 2018 là 17,9% giảm xuống 17,7% trong 2019. Bên cạnh là nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm công nghiệp để cải thiện cường độ chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế (bảng 1.4).

Nguôn: UNIDO Tóm lại, chúng ta có thể ví rằng: “ Cơ hội tìm tiềm năng, tiềm năng tìm cơ hội”, do từ chi phí nhân công giá rẻ, các nhà đầu tư tìm đến và sau đó thông qua quá trình cải thiện trình độ lao động, nguồn nhân lực lại sẵn sàng bước đi tìm tới cơ hội mới để có thu nhập tốt nhất.

Một phần của tài liệu 072 các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực chế biến, chế tạo tại việt nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w