5. Kết cấu luận văn
4.2.2. Giải pháp về giáo dục, đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho phát triển
Hiện nay, nguồn nhân lực phục vụ tại vùng CVĐCNN CB là lao động phổ thông. Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch cũng được đào tạo không đúng chuyên ngành, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành còn rất hạn chế. Các nhân viên hướng dẫn du lịch được đào tạo còn rất ít. Do vậy, nguồn
nhân lực tại địa phương ảnh hưởng rất lớn tới phát triển du lịch và phát triển tour du lịch trên địa bàn. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển du lịch và xây dựng các tour du lịch, tỉnh Cao Bằng nói chung, các doanh nghiệp lữ hành nói riêng cần thực hiện đồng bộ những giải pháp sau:
- Cần bổ sung cán bộ quản lý đúng chuyên ngành du lịch, hoặc cho cán bộ hoạt động du lịch đi đào tạo chuyên môn đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về du lịch
- Nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của du lịch, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số tại các điểm đến du lịch. Giáo dục cho người dân về tầm quan trọng của du lịch trong việc tạo việc làm, giúp xóa đói giảm nghèo trên địa bàn, để từ đó nâng cao ý thức bảo vệ các di sản của các hộ dân.
- Hỗ trợ cho người dân và người lao động tại các doanh nghiệp lữ hành tham gia đào tạo để nâng cao nghiệp vụ du lịch, phục vụ cho du khách đến với Cao Bằng.
- Các ngành chức năng cần phối hợp với doanh nghiệp, phối hợp với các trường đại học có chuyên ngành DL để tập huấn, hướng dẫn cho người dân các phương thức phát triển du lịch đặc biệt là du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, giới thiệu văn hóa bản sắc dân tộc, các đặc sản của địa phương. Điều này vừa đảm bảo thu hút du khách, vừa đảm bảo phát triển du lịch bền vững.