5. Kết cấu luận văn
1.4.2. Những nhân tố chủ quan
- Cơ chế, chính sách phát triển du lịch của địa phương
Chiến lược phát triển KTDL là một bộ phận cấu thành trong chiến lược phát triển DL của Đảng và Nhà nước. Nó quy định những mục tiêu lâu dài, cơ bản và những nhiệm vụ chủ yếu về sự phát triển KTDL, những con đường và cách thức để thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ đó, phương hướng chung của sự phát triển KTDL trong một thời kỳ dài. Chiến lược phát triển KTDL bền vững là công cụ để cung cấp một tầm nhìn dài hạn về hoạt động của ngành trong đó nội dung của việc xây dựng chiến lược là xác định các nhiệm vụ và mục tiêu dài hạn, lựa chọn chính sách thích hợp với điều kiện trong nước, quốc tế và kết hợp, khai thác tối ưu các nguồn lực để đạt được mục tiêu bền vững đã đề ra. Đây là sự lựa chọn có căn cứ khoa học các mục tiêu căn bản, chủ yếu để phát triển KTDL, đồng thời xác định các nguồn lực, phương tiện, các phương án thích hợp để đạt được các mục tiêu đó. Việc tổ chức xây dựng và thực thi chiến lược KTDL có ý nghĩa to lớn đối với việc định hướng, quy hoạch, kế hoạch phát triển cũng như việc xử lý các vấn đề nảy sinh đối với ngành KTDL nói riêng và nền kinh tế nói chung. Quy hoạch KTDL là tập hợp các vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm có kế hoạch hoặc thực hiện những lựa chọn tổng thể các nguồn lực của toàn bộ nền DL, hoặc của những khu, điểm DL riêng rẽ có liên quan đến quá trình đầu tư sản xuất như: đầu tư cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng; bảo tồn, tôn tạo tài nguyên, môi trường DL; nâng cao chất lượng dịch vụ; chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường tuyên truyền quảng bá, thực hiện các chiến lược về thị trường… Công tác này được thực hiện tốt có thể làm gia tăng những lợi ích từ hoạt động KTDL và kéo
theo sự PTBV cũng như giảm thiểu những tác động tiêu cực mà KTDL có thể đem lại cho các chủ thể tham gia và các ngành kinh tế khác. Nếu công tác quy hoạch có chất lượng thì nó sẽ giúp cho yếu tố cung, cầu KTDL phù hợp với nhau, tạo ra sự cân bằng cung - cầu, giúp cho thị trường KTDL phát triển lành mạnh, góp phần nâng cao hiệu quả của ngành KTDL nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Ngược lại, công tác này được thực hiện không tốt có thể dẫn đến mất tính kiểm soát trong quá trình phát triển KTDL. Những lợi ích ngắn hạn trước mắt có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong tương lai như: suy giảm tài nguyên và gây môi trường; giảm sự hấp dẫn của điểm đến đối với du khách, làm cho tính thời vụ cao, gây lãng phí tài nguyên, cơ sở vật chất - kỹ thuật, nguồn lao động và vốn… từ đó tác động tiêu cực đến các ngành kinh tế khác và làm suy giảm hiệu quả DL.
- Nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực được thể hiện qua trình độ kinh nghiệm của người thiết kế tour. Hiện nay KTDL là ngành đang sử dụng một lượng lớn nguồn nhân lực xã hội, và đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến KTDL theo hướng PTBV. Con người bằng trình độ và sức lao động của mình sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật DL để khai thác các giá trị tài nguyên DL nhằm tạo ra dịch vụ, hàng hóa DL cung ứng cho du khách. Nếu một quốc gia, địa phương hay một doanh nghiệp xây dựng được nguồn nhân lực KTDL chất lượng cao thì đây là nhân tố có vai trò quan trọng để tạo ra nhiều sản phẩm DL có chất lượng cao, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến DL nói chung và mỗi doanh nghiệp nói riêng. Có thể thấy chất lượng nguồn nhân lực từ cấp quản lý nhà nước, doanh nghiệp cho đến chất lượng nguồn nhân lực ở người lao động luôn ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm, dịch vụ và năng suất lao động cuả ngành KTDL.
- Năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp DL: Số lượng, quy mô,
cũng góp phần ảnh hưởng quan trọng tới KTDL theo hướng PTBV thể hiện qua khả năng cung ứng ra thị trường những sản phẩm, dịch vụ DL chất lượng, phù hợp với mùa vụ, thị hiếu của du khách; đồng thời với chiến lược giá cả phù hợp, sức cạnh tranh cao sẽ thu hút được du khách ngày càng nhiều và kéo dài được thời gian lưu trú của họ dài hơn. Dưới con mắt du khách và thị trường, khi chất lượng sản phẩm, dịch vụ DL được nâng cao, thì những sản phẩm, dịch vụ vượt mức trông đợi của khách hàng sẽ có giá trị cao hơn so với những sản phẩm, dịch vụ cùng loại của đối thủ cạnh tranh và như vậy thì lượng du khách sẽ tăng và điều đó có nghĩa là lợi nhuận của doanh nghiệp DL tăng, kéo theo hiệu quả ngành KTDL cũng tăng theo.
- Nhận thức của người dân:
Trong phát triển du lịch nói chung, phát triển các tour du lịch nói riêng thì luôn luôn có sự tham gia của người dân trong mọi hoạt động, từ bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc, đến bảo vệ tài nguyên du lịch, thu hút du khách từ những cử chỉ thân thiện,... Do vậy, muốn phát triển bền vững du lịch thì cần phải nâng cao nhận thức của người dân. Việc tham gia của người dân vào các hoạt động du lịch giúp cho người dân tạo việc làm, nâng cao thu nhập và nâng cao sự hiểu biết cho người dân với thế giới.
Trên đây chỉ là một số nhân tố chủ yếu để phát triển DL ở mỗi địa phương. Tuỳ thuộc vào mỗi địa phương mà có những yếu tố khác đặc trưng riêng. Tuy nhiên các nhân tố này không tách rời nhau mà kết hợp lại với nhau thành một khối thống nhất tạo nên sức mạnh cho việc phát triển DL thành công.