Nhóm chỉ tiêu phản ánh các nhân tố ảnh hưởng đến thiết kế tourdu lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế tour du lịch tại vùng công viên địa chất non nước cao bằng (Trang 45)

5. Kết cấu luận văn

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh các nhân tố ảnh hưởng đến thiết kế tourdu lịch

độ tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp qua các năm (%).

+ Thu nhập của người dân địa phương có tham gia hoạt động du lịch trung bình năm (triệu đồng/năm); và thu nhập của người dân địa phương không tham gia hoạt động du lịch năm (triệu đồng/năm).

+ Số lượng phòng lưu trú tại vùng Công viên địa chất non nước Cao Bằng qua các năm (phòng) và tốc độ tăng trưởng số lượng phòng lưu trú qua các năm (%).

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh các nhân tố ảnh hưởng đến thiết kế tour du lịch tại vùng Công viên địa chất non nước Cao Bằng lịch tại vùng Công viên địa chất non nước Cao Bằng

* Các chỉ tiêu phản ảnh các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp lữ hành

- Đặc điểm và nhu cầu của từng loại du khách - Mức độ hấp dẫn của các điểm điến

- Khoảng cách và tính liên hoàn của các điểm đến

-Khả năng đáp ứng các sản phẩm du lịch của các điểm đến: ăn, nghỉ, vui chơi, vãn cảnh,…

-Trật tự, trị an ở các điểm đến và trên đường đi

- Các luật lệ của Nhà nước, các quy định của địa phương,…

*Các chỉ tiêu phản ánh các yếu tố thuộc về doanh nghiệp lữ hành

- Trình độ của người lao động, thể hiện thông qua chuyên ngành được đào tạo, và kinh nghiệm làm việc trong ngành DL (năm)

- Giá trị tài sản phục vụ cho hoạt động du lịch của doanh nghiệp (triệu đồng) - Chi phí, giá cả và tỷ lệ sinh lời của doanh nghiệp qua các năm (triệu đồng) Để phân tích các nhân tố ảnh hương đến thiết kế tour du lịch tại vùng Công viên địa chất non nước Cao Bằng tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ (1: Rất không đồng ý => 5: Rất đồng ý). Trên cơ sở điều tra bằng bảng hỏi

cho du khách và tỷ trọng % theo từng mức độ nhận định của du khách.

2.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh các đánh giá của doanh nghiệp du lịch và du khách về giải pháp hoàn thiện các tour du lịch

Các chỉ tiêu này được đo bằng thang đo Likert để tính giá trị trung bình, tính độc lệch chuẩn để đánh giá mức độ biến thiên cho từng biến quan sát:

- Khả năng đáp ứng của nhà cung cấp (các điểm du lịch, dịch vụ vận

chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ mua sắm giải trí)

- Mức độ phù hợp của tuyến hành trình cơ bản - Mức độ phù hợp của phương án vận chuyển - Mức độ phù hợp của phương án lưu trú, ăn uống - Mức độ cụ thể, rõ ràng, chi tiết hóa của tour du lịch

- Mức độ phù hợp của chất lượng phục vụ tương ứng với giá cả - Mức độ phù hợp của giá cả…

Chương 3

THỰC TRẠNG THIẾT KẾ TOUR DU LỊCH TẠI VÙNG CÔNG VIÊN ĐỊA CHẤT NON NƯỚC CAO BẰNG 3.1. Đặc điểm tự nhiên và tình hình KT - XH của tỉnh Cao Bằng

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Cao Bằng là tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, giáp với tỉnh Bắc Kạn, tỉnh Lạng Sơn và tiếp giáp với nước bạn Trung Quốc, có diện tích đất tự nhiên 6.690,72 km², là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200 m, vùng sát biên có độ cao từ 600- 1.300 m so với mặt nước biển. Cao Bằng là tỉnh có diện tích rừng núi chiếm trên 90% diện tích toàn tỉnh, với địa hình chia thành 3 vùng rõ rệt: Miền đông có nhiều núi đá, miền tây núi đất xen núi đá, miền tây nam phần lớn là núi đất có nhiều rừng rậm.

Trên địa bàn tỉnh có hai dòng sông lớn là sông Gâm ở phía tây và sông Bằng ở vùng trung tâm và phía đông, ngoài ra còn có một số sông ngòi khác như sông Quây Sơn, sông Bắc Vọng, sông Nho Quế, sông Năng, sông Neo hay sông Hiến.

Phần lớn diện tích Cao Bằng được che phủ bởi rừng vì thế không khí khá trong sạch ở các vùng nông thôn, các khu dân cư và ở trung tâm thành phố. “Cao Bằng có nhiều khu di tích lịch sử, trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt, 29 di tích xếp hạng quốc gia, 66 di tích cấp tỉnh, với đặc điểm một tỉnh miền núi có nhiều nhóm dân tộc thiểu số cùng sinh sống tạo nên một nền văn hóa đa dạng và ẩm thực phong phú”.

Với vùng CVĐCNNCB được UNESCO công nhận năm 2018 và nhiều địa danh lịch sử, trong đó khu “Di tích Quốc gia đặc biệt Địa điểm Chiến thắng Biên giới năm 1950 huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, di tích này cách thành phố Cao Bằng khoảng 40 km, có 19 di tích và điểm di tích. Các địa điểm di tích lịch sử có giá trị đặc biệt quan trọng gắn liền với sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, gắn

liền với sự trưởng thành, phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam” (Tình hình kinh tế - xã hội, định hướng, chính sách phát triển tỉnh Cao Bằng )

Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho tỉnh Cao Bằng có lợi thế đặc biệt trong việc phát triển du lịch, đặc biệt là việc thiết kế xây dựng các tour du lịch gắn liền giữa thiên nhiên với các điểm di tích lịch sử, gắn liền với du lịch văn hóa mang đậm bản sắc riêng của tỉnh.

3.1.2. Tình hình KT - XH

Trong giai đoạn từ năm 2016 đến hết năm 2018, tỉnh Cao Bằng không ngừng đổi mới, phát triển, đã đạt được một số thành tựu quan trọng: “Tăng trưởng kinh tế ước đạt 6,57%/năm; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 1.100 USD/người/năm; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 58,72% so với GRDP; thu ngân sách trên địa bàn tỉnh có bước phát triển ổn định, vượt so với dự toán Trung ương giao bình quân 27%/năm; tỷ lệ giảm nghèo bình quân trên 3%/năm, trong đó các huyện nghèo giảm bình quân trên 4%/năm; tỷ lệ che phủ rừng 54,5%; tỷ lệ dân cư thành thị được dùng nước sạch đạt trên 86%; tỷ lệ dân cư nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh trên 88%. Giai đoạn 2016 – 2018, có 87 dự án được cấp chứng nhận đầu tư, với tổng số vốn đầu tư: 12.308 tỷ đồng”.

Kết quả năm 2018: “Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước tăng 7%; GRDP bình quân đầu người/năm ước đạt 24,9 triệu đồng, tương đương 1.100 USD, đạt kế hoạch; tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 1.550 tỷ đồng, tăng 37,9% so với dự toán TW giao; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu qua địa bàn ước đạt 680 triệu USD. Tổng kim ngạch tính cả kim ngạch giám sát đạt trên 2.500 triệu USD; giảm tỷ lệ hộ nghèo trên 3% theo chuẩn nghèo đa chiều; tỷ lệ che phủ rừng 54,5%. Năm 2018, có 26 dự án được cấp chứng nhận đầu tư, với tổng số vốn đầu tư 2.025 tỷ đồng”. Trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của ngành DL tỉnh với lợi thế của vùng Công viên non nước Cao Bằng.

Bên cạnh đó, tỉnh Cao Bằng là tỉnh miền núi 9 dân tộc của Việt Nam như Tày, Nùng, H’Mông, Kinh, Dao, Sán Chay… trong đó mỗi dân tộc lưu giữ những giá trị, sắc thái văn hóa riêng, tạo nên bản sắc văn hoá độc đáo mà không phải vùng đất nào cũng có được. Đây là lợi thế về du lịch văn hóa mà tỉnh Cao Bằng có được nhằm phát triển ngành DL bền vững.

Như vậy có thể thấy, Cao Bằng mặc dù là tỉnh miền núi có địa hình phức tạp và điều kiện kinh tế khó khăn, song với sự nỗ lực của chính quyền địa phương, của chính người dân nơi đây đã giúp cho tỉnh vượt qua khó khăn và đang dần phát huy được thế mạnh trong phát triển du lịch của tỉnh.

3.2. Thực trạng phát triển du lịch tại vùng Công viên địa chất non nước Cao Bằng Cao Bằng

3.2.1. Lượng khách du lịch

Ngày 12 tháng 4 năm 2018 tỉnh Cao Bằng được UNESCO chính thức công nhận là công viên Địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng với 6 huyện: Hà Quảng, Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Trùng Khánh, Hạ Lang, Phục Hòa và một phần diện tích các huyện: Hòa An, Nguyên Bình, Thạch An, với diện tích khoảng 3.072km2. “Vùng Công viên địa chất non nước Cao Bằng có trên 130 điểm di sản địa chất độc đáo, có giá trị tầm cỡ quốc tế như các tháp, nón đá vôi, thung lũng, hang động, hệ thống hồ - sông - hang ngầm liên thông. Đặc biệt, nơi đây có nhiều danh thắng đẹp nổi tiếng như khu du lịch sinh thái Phia Oắc, Phia Ðén…và nổi bật là thác Bản Giốc, một trong bốn thác vùng biên giới lớn và đẹp nhất thế giới. Không chỉ có các đặc điểm địa chất độc đáo, đây còn là vùng đất có bề dày văn hóa, lịch sử với hơn 200 di tích văn hóa, lịch sử được xếp hạng, trong đó có 3 di tích quốc gia đặc biệt, 23 di tích cấp quốc gia, và là căn cứ địa của cách mạng Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp”

Tuy nhiên, do vùng Công viên địa chất non nước Cao Bằng mới được công nhân, cho nên lượng khách du lịch đến với Cao Bằng còn rất hạn chế.

Bảng 3.1. Số lượng du khách đến Cao Bằng giai đoạn 2016-2018 ĐVT: Nghìn lượt người Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 TB 2016 -2018 Khách trong nước 701,00 893,19 1100,00 127,42 123,15 125,27 Khác quốc tế 41,00 59,49 100,00 145,10 168,10 156,17 Tổng 742,00 952,68 1200,00 128,39 125,96 127,17

(Nguồn: Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng)

Phân tích bảng 3.1 ta thấy, trong 3 năm 2016, 2017, 2018 lượng du khách trong và ngoài nước đến với Cao Bằng tăng mạnh, năm 2016 tổng lượt khách tham quan đạt 742 nghìn lượt người; năm 2017 đạt 952,68 nghìn lượt người, tăng 28,39% so với năm 2016; năm 2018 đạt 1.200 nghìn lượt người, tăng 25,96% so với năm 2017. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016-2018 đạt 27,17%. Trong đó, du khách quốc tế tăng mạnh, tốc độ tăng bình quân đạt 56,17%, du khách trong nước tăng 25,27%.

Qua đây có thể thấy, sự phát triển mạnh trong ngành DL của tỉnh Cao Bằng. Đặc biệt, từ 12/4/2018 khi vùng Công viên địa chất non nước toàn cầu của tỉnh được UNESCO công nhận, lượng du khách quốc tế đến với Cao Bằng tăng đáng kể. Qua đó, tạo điều kiện thúc đây tỉnh đầu tư hơn nữa cho ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong thời gian tới.

3.2.2. Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du lịch

Những năm qua, với định hướng của tỉnh Cao Bằng là phát triển ngành DL là ngành kinh tế mũi nhọn, do vậy tỉnh luôn khuyến khích và có nhiều chính sách thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào ngành DL của tỉnh. Bên cạnh việc đầu tư vào hạ tầng tại các khu du lịch tại vùng Công viên địa chất non nước Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng đã kêu gọi và thu hút nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh khách sạn, lữ hành. Cụ thể, trong 3 năm 2016- 2018, sốlượng cơ sở lưu trú phục vụ cho du lịch và số lượng phòng nghỉ, giường nghỉ tăng lên đáng kể.

Bảng 3.2. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch của Cao Bằng giai đoạn 2016-2018 ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 TB 2016- 2018 Cơ sở lưu trú Cơ sở 196 222 227 113,27 102,25 107,62 Phòng nghỉ Phòng 2620 2831 2893 108,05 102,19 105,08 Giường nghỉ Giường 4290 4598 4711 107,18 102,46 104,79

(Nguồn: “Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng”)

Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng năm 2016 có 196 cơ sở lưu trú; năm 2017 tăng 13,27% so với năm 2016 đạt 222 cơ sở lưu trú; năm 2018 tăng 7,62% so với năm 2017 đạt 227 cơ sở lưu trú. Số lượng phòng nghỉ tăng từ 2.620 phòng năm 2016 lên 2.893 phòng nghỉ vào năm 2018 (tốc độ tăng bình quân đạt 5,08%). Số lượng giường nghỉ tăng từ 4.290 giường năm 2016 lên 4.711 giường nghỉ vào năm 2018 (tốc độ tăng bình quân đạt 4,79%).

Tuy nhiên, tại các khu điểm đến du lịch chưa có nhiều nhà hàng ăn uống, dịch vụ khách sạn, dịch vụ nhà nghỉ để đáp ứng nhu cầu du khách. Tại vùng Công viên địa chất non nước Cao Bằng hiện chỉ có 86 cơ sở lưu trú, với 768 phòng nghỉ với trên 1.000 giường nghỉ. Trong khi, đây là vùng du lịch chính của tỉnh. Hay, tại các làng nghề truyền thống gắn với du lịch tại các điểm đến tại vùng Công viên địa chất non nước Cao Bằng: làng nghề làm đường phên Hoà Thuận, làng nghề rèn Pác Rằng, … chưa có cơ sở lưu trú. Do vậy, cần thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho ngành du lịch. Đặc biệt là các dịch vụ lưu trú tại các điểm du lịch tại vùng Công viên địa chất non nước Cao Bằng.

3.2.3. Lao động trong ngành du lịch

Du lịch địa phương phát triển đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động trên địa bàn. Những năm gần đây, khi tỉnh Cao Bằng có nhiều chính sách thu hút

phát triển ngành du lịch, nhiều doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài tỉnh đã đầu tư, liên kết với các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp trong tỉnh để thực hiện các tour du lịch cho du khách trong và ngoài nước. Nhiều lao động trong tỉnh tham gia vào dịch vụ du lịch, trong đó, lao động ngành DL tăng mạnh.

Biểu đồ 3.1. Số lượng lao động ngành DL của tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016-2018

Năm 2016, số lượng LĐ làm trong ngành DL của tỉnh Cao Bằng là 876 người, năm 2017 tăng 102 người so với năm 2016 đạt 978 người, năm 2018 tăng 408 người so với năm 2017 đạt 1.386 người, tốc độ tăng bình quân lao động của ngành giai đoạn 2016-2018 đạt 25,79%.

Bên cạnh đó, ngành DL tỉnh Cao Bằng còn tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho ngần nghìn hộ dân tại vùng Công viên địa chất non nước Cao Bằng thông qua việc cung cấp các dịch vụ cho du khách về các dịch vụ ăn uống, lưu trú, trải nghiệm tại các điểm du lịch cộng đồng, tại các làng nghề,…

Tuy nhiên theo đánh giá của 3 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành lớn tại vùng Công viên non nước Cao Bằng gồm: Công ty Du lịch Cao Bằng (CABATOCO), Công ty Khách sạn Bằng Giang (Cao Bằng), Công ty TNHH MTV Thương Mại Du lịch Nhất Lợi (Cao Bằng) thông qua phiếu khảo sát 30 cán bộ quản lý của 3 doanh nghiệp này thì trình độ nhân lực phục vụ ngành

DL tại vùng ở mức kém, cụ thể:

Biểu đồ 3.2. Đánh giá của doanh nghiệp về trình độ lao động ngành DL của tỉnh Cao Bằng

Kết quả khảo sát cho thấy, có 44% số người được khảo sát cho rằng trình độ lao động ngành DL ở mức Kém, 20% số người được khảo sát cho rằng trình độ lao động ngành DL ở mức Yếu, 23% số người cho rằng trình độ người lao động ngành DL trên địa bàn ở mức Trung bình, 13% số người cho rằng trình độ người lao động ngành DL trên địa bàn ở mức Khá.

Như vậy, có thể thấy, việc phát triển ngành DL đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động trong ngành và hàng nghìn việc làm cho các hộ dân trong vùng. Song, chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho ngành DL của tỉnh Cao Bằng nói chung, cho vùng Công viên địa chất non nước Cao Bằng nói riêng còn yếu. Tỉnh cần có nhiều chính sách đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành DL để đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch của địa phương trong thời gian tới.

3.2.4. Thu nhập trong hoạt động du lịch

Ngành DL đang được tỉnh Cao Bằng đặc biệt chú trọng, với mục tiêu là ngành sẽ đóng góp đáng kể cho ngân sách địa phương đến năm 2020, tỉnh Cao Bằng đã có nhiều chính sách thu hút vốn đầu tư cho các DN đầu tư vào lĩnh vực DL cho tỉnh. Tỉnh đặc biệt quan tâm thu hút các nhà đầu tư lớn, có tiềm lực tài chính và có dự án khả thi,… Do vậy, doanh thu ngành DL trong những năm qua đã tăng trưởng đáng kể trong thời gian qua.

Bảng 3.3. Đóng góp của ngành DL cho tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016-2018 ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) 2017/ 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế tour du lịch tại vùng công viên địa chất non nước cao bằng (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)