Giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố việt trì, tỉnh phú thọ​ (Trang 91 - 94)

5. Kết cấu nội dung của luận văn

4.2.1. Giải pháp chung

Trong Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Việt Trì lần thứ XX (2015 - 2020) đã đề ra những giải pháp chung phát

- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, có hiểu biết ban đầu về kỹ thuật. Duy trì và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục; Làm tốt công tác hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông. Chú trọng phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, học sinh giỏi để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của quê hương đất nước. Xây dựng kế hoạch chi tiết trong đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trong ngành giáo dục đảm bảo đáp ứng yêu cầu đổi mới và ngày càng nâng cao chất lượng của sự nghiệp giáo dục.

- Phối hợp với các trường nghề tổ chức các lớp đào tạo để nâng cao chất lượng tay nghề đội ngũ lao động trong lĩnh vực Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng.

- Tăng cường đầu tư về nguồn lực cho công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm.

- Đẩy mạnh xã hội hoá về đào tạo nguồn nhân lực: Tham mưu với Thành phố tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp, tổ chức xã hội và tư nhân đầu tư xây dựng trường. Tăng cường công tác xã hội hoá trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao theo tinh thần chỉ đạo của Đảng và Nhà nước.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đào tạo nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động đến từng khu dân cư và người lao động, phối hợp chặt chẽ hơn với các đơn vị, doanh nghiệp xuất khẩu lao động của tỉnh, Trung ương. Chủ động đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động và giải quyết kịp thời các thủ tục để người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Hạn chế tối đa số lao động trốn ra làm ngoài, vi phạm hợp đồng.

- Chỉ đạo và hướng dẫn các đơn vị thực hiện tốt các chính sách hiện hành về lao động việc làm và đào tạo nghề nhất là khu vực lao động nông nghiệp bị mất đất trong quá trình phát triển đô thị, ưu đãi vay vốn xuất khẩu

lao động. Đẩy mạnh thực hiện các biện pháp khuyến khích mở mang ngành nghề truyền thống trên địa bàn để thu hút lao động.

- Thường xuyên tổ chức thanh kiểm tra công tác thực hiện Luật lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn để có những biện pháp uốn nắn kịp thời cho các đơn vị.

- Tuyên truyền và tập trung khai thác tốt mọi nguồn vốn trong nhân dân, sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ ngân hàng chính sách xã hội, vốn hỗ trợ việc làm và các nguồn vốn khác. Phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội chỉ đạo chặt chẽ quản lý, đầu tư và lồng ghép các dự án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

- Thường xuyên chỉ đạo đôn đốc việc triển khai cũng như thực hiện của các đơn vị trên địa bàn đảm bảo đúng thời gian và yêu cầu đã đề ra.

- Phối hợp với các phòng ban chuyên môn: Tham mưu với Thành phố những nhiệm vụ được giao, đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu chương trình giảm nghèo, đào tạo nghề và giải quyết việc làm, thực hiện chính sách đối với người có công trong thời gian tới.

- Chỉ đạo và hướng dẫn các phường xã: Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, chương trình của Tỉnh và Thành phố về giảm nghèo, đào tạo nghề và giải quyết việc làm gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và chương trình xây dựng nông thôn mới. Tăng cường quản lý người lao động, nắm chắc số lượng người lao động trong độ tuổi trên điạ bàn chưa có việc làm. Tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất phát triển thu hút lao động. Triển khai thực hiện tốt công tác xuất khẩu lao động theo kế hoạch của thành phố. Bám sát Quyết định giao chỉ tiêu hàng năm của thành phố về công tác giảm nghèo, GQVL, xuất khẩu lao động để xây dựng kế hoạch thực hiện cho đơn vị mình tốt hơn.

- Thường xuyên nâng cao trách nhiệm, đồng thời phải có sự tham mưu, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy chính quyền các cấp từ thành phố đến phường,

xã để giải quyết kịp thời đúng chính sách đối với người có công và thân nhân người có công.

- Đề nghị Uỷ ban mặt trận tổ quốc và các đoàn thể của thành phố triển khai vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên tích cực tham gia thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo, đào tạo nghề và giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động thực hiện tốt các chính sách đối với người có công, phát huy tinh thần uống nước nhớ nguồn của dân tộc... nhằm phát triển kinh tế xã hội của địa phương và nâng cao đời sống nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố việt trì, tỉnh phú thọ​ (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)