5. Kết cấu nội dung của luận văn
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trong
trình phát triển nguồn nhân lực
1.2.3.1. Coi giáo dục - đào tạo đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển nguồn nhân lực
Đây là nhiệm vụ then chốt, giải pháp chủ yếu để phát triển nhân lực Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến 2020 và những thời kỳ tiếp theo. Cần quán triệt và triển khai quyết liệt Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04-11-2013 của Hội nghị Trung ương 8 khoá XI và Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09-6- 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Tập trung huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục - đào tạo.
Việt Nam ta là dân tộc có truyền thống hiếu học, khả năng học tập của học sinh Việt Nam không hề thua kém học sinh các nước khác trên thế giới; song nhìn chung, do phương tiện đào tạo còn nghèo nàn, trường lớp và cơ sở vật chất lạc hậu, ngân sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo còn thấp, đội ngũ giáo viên còn có tỷ lệ chưa chuẩn đạt cao, chương trình và phương pháp dạy -
học chưa được cải tiến, đời sống người giáo viên còn nhiều khó khăn v.v, đó là những nguyên nhân làm cho chất lượng giáo dục và đào tạo của nước ta chưa ngang bằng với các nước tiên tiến. Nhưng phải khẳng định rằng, so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới thì Việt Nam là nước sớm có sự quan tâm tới đào tạo nguồn nhân lực; trong chiến lược phát triển của mình, Việt Nam luôn coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.
Với thành tựu và sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật Việt Nam đã xác định cần phải coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, chọn lọc những tinh hoa của nhân loại, thực hiện đi tắt đón đầu trong phát triển khoa học và công nghệ; đã tăng dần tỷ trọng nguồn ngân sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài không những chỉ là mục tiêu mà đã và đang được đẩy mạnh với quy mô ngày càng lớn ở khắp các địa phương trong cả nước, đáp ứng ngày càng cao về nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp và phát triển nền kinh tế Việt Nam.
1.2.3.2. Phát triển nguồn nhân lực dựa trên nền tảng các giá trị văn hóa truyền thống và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần được tạo ra trong suốt quá trình lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Chính vì vậy văn hóa trở thành nền tảng tinh thần quan trọng xây dựng và phát triển đất nước. Văn hóa là nền tảng tinh thần quan trọng giúp dân tộc ta chiến thắng nhiều kẻ thù xâm lược, vượt qua nhiều khó khăn thử thách. Việt Nam là quốc gia có bề dày truyền thống văn hóa, chúng ta đang đứng trước nhiều cơ hội, thách thức do cơ chế thị trường mang lại trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực văn hóa. Tuy nhiên, để giữ gìn và phát huy được truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc ta thì phát triển nguồn nhân lực cần phải dựa trên nền tảng các giá trị văn hóa truyền thống và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Chính sách phát triển nguồn nhân lực của các nước hướng tới việc giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc (truyền thống yêu nước, yêu
lao động, cần cù, chịu thương, chịu khó), đồng thời, mạnh dạn tiếp thu các giá trị văn minh phương Tây trong quá trình cải cách mở cửa như: phổ cập tiếng Anh, tiếp thu công nghệ cùng với văn hóa trong kinh doanh, quản lý, lối sống...
1.2.3.3. Phát triển nguồn nhân lực thông qua tiếp cận các nguồn lực sản xuất và năng lực tạo thu nhập
Những nỗ lực nhằm nâng cao sự bình đẳng cho người lao động ở tất cả các vùng miền, các giới trong việc tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực sản xuất, giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe, tài chính hay đất đai...đảm bảo khả năng tiếp cận công bằng, bình đẳng đến các cơ hội việc làm có thể đẩy mạnh quá trình phát triển nguồn nhân lực.
- Giảm chi phí giáo dục, tăng đầu tư vào việc học hành cho người lao động thông qua nâng cao chất lượng giáo dục.
- Tăng cường chăm sóc sức khỏe y tế và dinh dưỡng.
- Xây dựng các tổ chức tài chính có thể giúp người lao động tiếp cận dễ dàng hơn đến các nguồn tiết kiệm và tín dụng.
- Có chương trình hành động tích cực về việc làm cho người lao động nhằm giúp người lao động tăng cường khả năng làm việc trong khu vực chính thức.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU