5. Kết cấu nội dung của luận văn
3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội
- Dân số, lao động
Năm 2016 thành phố Việt Trì có tổng dân số là 198.600 người, trong đó: nam 95.800 người, chiếm 48,2%, nữ 102.800 người chiếm 51,8%. Tính đến 31/12/2016, cơ cấu dân số trên địa bàn thành phố theo khu vực: thành thị 133.500 người, chiếm tỷ lệ 68,2%, nông thôn 65.100 người, chiếm tỷ lệ 31,8% [14, tr.2]. Thành phố Việt Trì hiện nay có 23 đơn vị hành chính gồm 13 phường nội thành là: Bạch Hạc, Bến Gót, Thanh Miếu, Thọ Sơn, Gia Cẩm, Tiên Cát, Tân Dân, Nông Trang, Vân Cơ, Dữu Lâu, Minh Phương, Minh Nông, Vân Phú và 10 xã ngoại thành gồm: Sông Lô, Trưng Vương, Phượng Lâu, Thuỵ Vân, Thanh Đình, Chu Hoá, Hy Cương, Kim Đức, Hùng Lô và Tân Đức.
- Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội
Kể từ ngày thành lập đến nay, sau gần 55 năm xây dựng và trưởng thành, kinh tế- xã hội của thành phố liên tục phát triển, bộ mặt đô thị có nhiều khởi sắc, đời sống của nhân dân được cải thiện và từng bước được nâng cao. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng được tăng cường và củng cố, quốc phòng an ninh được giữ vững. Thành phố Việt Trì được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Đặc biệt là kể từ sau khi được công nhận là đô thị loại I, thành phố đã thực sự chuyển mình, đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, những năm gần đây, thành phố Việt Trì luôn duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 - 2016 đạt 8,7%/ năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng dịch vụ; quan hệ sản xuất được củng cố, các thành phần kinh tế được quan tâm, tạo điều kiện phát triển. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân đầu người năm 2016 đạt 74,92 triệu đồng/người, GDP bình quân
đầu người giai đoạn 2010-2016 tăng bình quân 18,11%/năm. Tính đến 31/12/2016, trên địa bàn Thành phố đã có 1.479 doanh nghiệp các loại đang hoạt động, 11.090 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp [15, tr.9]. Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển đa dạng, chất lượng từng bước được nâng lên, cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Các dự án tôn tạo thuộc khu di tích lịch sử Đền Hùng được tập trung đầu tư phát triển, đã tạo điểm nhấn quan trọng, thúc đẩy việc triển khai các dự án du lịch, dịch vụ khác trên địa bàn Thành phố, tạo tiền đề vững chắc để xây dựng thành phố du lịch - lễ hội về với cội nguồn của dân tộc Việt Nam.
+ Tình hình giải quyết các vấn đề xã hội: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2016 là 1,23% (giảm 0,08%); các vấn đề xã hội như xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, chăm sóc sức khỏe y tế, giáo dục - đào tạo được quan tâm thường xuyên. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới còn 1,39%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chỉ còn 9,0%, giải quyết việc làm cho trên 3.485 lao động/năm, tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa hàng năm là 96,0%, số phường, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế là 100%.[15, tr.12].
Trong những năm gần đây, Việt Trì quan tâm xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, xây dựng đô thị loại I. Tại thành phố có 3 loại hình giao thông chính là đường sắt, đường bộ, đường thủy rất thuận tiện cho nhu cầu vận chuyển hành khách và lưu chuyển hàng hóa. Hệ thống điện đảm bảo cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt. Hệ thống trường học từ mầm non đến đại học, hệ thống cơ sở y tế từ tuyến cơ sở đến tuyến tỉnh được xây dựng tương đối đầy đủ và đáp ứng yêu cầu giáo dục - đào tạo cũng như chăm sóc sức khỏe y tế cho nhân dân. Nhiều công trình, thiết chế văn hóa- xã hội được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đời sống vật chất cung như tinh thần của người dân trên địa bàn. Trên địa bàn thành phố có 2 sân vận động, 220 điểm vui chơi công cộng, 23 sân bóng đá mi ni, 200 sân cầu lông, 200 sân bóng bàn, 23 sân quần vợt, 4 bể bơi, 10 nhà đa năng, 215/215 khu
dân cư có nhà văn hóa. [15, tr.11]. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Việt Trì đến năm 2020 đã và đang được thực hiện.