Thực trạng phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố việt trì, tỉnh phú thọ​ (Trang 72 - 82)

5. Kết cấu nội dung của luận văn

3.2.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH

ở thành phố Việt Trì

3.2.2.1. Công tác lãnh, chỉ đạo của Thành ủy, chính quyền thành phố về phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH

+ Chính sách đào tạo nghề

+ Chính sách tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp phát triển

+ Tăng cường đầu tư về nguồn lực cho công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm

+ Chính sách thu hút lao động có trình độ cao

3.2.2.2. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực

Giai đoạn 2010-2016 công tác đào tạo nhân lực, phát triển dạy nghề trên địa bàn thành phố đã được phục hồi và có bước phát triển mạnh, từng bước đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Mạng lưới cơ sở dạy nghề trên địa bàn thành phố Việt Trì được phát triển nhanh.

UBND thành phố đã đề ra mục tiêu cụ thể và đang thực hiện đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn như sau: Đào tạo nghề cho 1.500 người bình quân mỗi năm. Trong đó bình quân mỗi năm: đào tạo nghề dài hạn cho 450 người; đào tạo nghề ngắn hạn cho 800 người; truyền nghề, tập huấn cho 250 người. Tăng cường đầu tư về nguồn lực cho công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm. Kinh phí dự kiến cho đào tạo nghề, giải quyết việc làm mới, chuyển đổi ngành nghề và ổn định sản xuất hiện có cho mỗi năm là 4,5 tỷ VND, trong đó chia ra: Từ ngân sách nhà nước 2 tỷ VND; từ dự án giải quyết việc làm 2 tỷ VND; từ người lao động 0,5 tỷ VND. Đẩy mạnh xã hội hoá về đào tạo nguồn nhân lực: Thành phố tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp, tổ chức xã hội và tư nhân đầu tư xây dựng trường, trung tâm dạy nghề trên địa bàn. Tăng cường công tác xã hội hoá trong các lĩnh vực giáo dục theo tinh thần chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Thực hiện đa dạng hoá các hình thức đào tạo nghề cho lao động nhằm phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, trong đó chú ý tạo điều kiện thuận lợi để người lao động có thể lựa chọn được hình thức học, nghề học phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế và nhu cầu lao động ở địa phương. Dạy nghề cho lao động nông thôn được thực hiện dưới nhiều hình thức: dạy nghề tại cơ sở dạy nghề; dạy nghề lưu động tại phường, xã; dạy nghề tại 72 doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh dịch vụ; dạy nghề gắn với vùng chuyên canh, làng nghề, dạy nghề xuất khẩu lao động,... Qua đó, người lao động sau khi được đào tạo nghề có thể tự kiếm sống bằng nghề đã được học.

Trong những năm gần đây, ngoài mô hình dạy nghề truyền thống tập trung tại các trường, các trung tâm dạy nghề; các cơ sở dạy nghề đã phát triển các mô hình dạy nghề rất năng động, linh hoạt, phù hợp yêu cầu thực tế như: Dạy nghề lưu động tại các xã, thôn bản; dạy nghề kèm cặp tại các doanh nghiệp, dạy nghề theo phương pháp truyền nghề tại các làng nghề truyền thống; dạy nghề theo hình thức hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật; dạy nghề

Các hình thức dạy nghề cũng được phát triển đa dạng và phong phú như: Dạy nghề tại doanh nghiệp, dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, người tàn tật, người nghèo...

Các doanh nghiệp đã chủ động tổ chức dạy nghề, bổ túc nghề, bồi dưỡng kỹ năng nghề, chuyển giao công nghệ cho người lao động theo yêu cầu của doanh nghiệp. Hầu hết học sinh học nghề tại doanh nghiệp được thực hành trên những dây truyền sản xuất thực tế nên sau khi tốt nghiệp có việc làm và có thể bắt tay ngay vào công việc.

Các cơ sở dạy nghề đã từng bước chú ý đến việc giải quyết việc làm cho người lao động sau khi đào tạo bằng các hình thức như: Ký hợp đồng đào tạo theo địa chỉ cho các doanh nghiệp, giới thiệu việc làm cho người lao động sau khi tốt nghiệp, mời các doanh nghiệp về cơ sở tuyển dụng sau mỗi khóa học... tạo điều kiện cho người lao động tìm kiếm việc làm.

Nội dung, chương trình dạy nghề từng bước được các cơ sở dạy nghề đổi mới phù hợp với sự thay đổi của kỹ thuật và công nghệ sản xuất. Trường Cao đẳng nghề Phú Thọ, Trường Cao đẳng thực phẩm, Trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Phú Thọ,... đã tổ chức rà soát, xây dựng lại chương trình dạy nghề đối với một số nghề đào tạo sát với yêu cầu của thực tế sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho lao động học nghề nhất là lao động nông thôn. Tổ chức đào tạo một số nghề do Tổng cục dạy nghề ban hành, một số nghề đào tạo theo nhu cầu của các doanh nghiệp đặt hàng.

Bên cạnh việc đào tạo kiến thức, kỹ năng các cơ sở dạy nghề đã chú ý đến việc giáo dục đạo đức, an toàn vệ sinh lao động, ý thức công dân và tác phong công nghiệp cho người lao động. Nội dung đào tạo đã tiếp cận với thực tế, tuy nhiên so sánh với trình độ khu vực để đảm bảo nâng cao yêu cầu năng lực cạnh tranh của nhân lực trong tỉnh với yêu cầu ngày càng cao, nhất là các nghề đòi hỏi tay nghề kỹ thuật cao trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được các ngành đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy Phú Thọ, Thành ủy, UBND thành phố Việt Trì, các cơ quan quản lý Nhà nước của thành phố đã thực hiện

tổ chức quản lý, đào tạo nhân lực theo đúng các Luật, Nghị định và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan từ Trung ương đến địa phương, áp dụng đầy đủ các chế độ đối với người lao động cũng như với các cơ sở đào tạo, sử dụng lao động.

Nhìn chung, lao động qua đào tạo nghề của thành phố từng bước đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, nhu cầu của doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng suất lao động, đồng thời tăng khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm cho chính người lao động. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo nhìn chung chưa cao, nhiều học sinh ra trường chưa đảm đương ngay được công việc, cần thời gian làm quen, tập sự, đào tạo bổ sung, đào tạo lại mới đảm nhiệm được công việc được giao; Trong đội ngũ công nhân kỹ thuật được đào tạo còn thiếu nhiều nhóm có chuyên môn kỹ thuật cao như điện, điện tử, cơ khí, vật liệu mới... Cơ cấu đào tạo nghề chưa phù hợp, các cơ sở dạy nghề chủ yếu đào tạo nghề ngắn hạn cấp chứng chỉ nghề. Một số cơ sở dạy nghề cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu phát triển công tác giáo dục đào tạo và dạy nghề trong giai đoạn hiện nay.

3.2.2.3. Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực + Thực trạng việc làm

Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế trên địa bàn thành phố có sự biến động theo xu hướng tích cực. Tỷ trọng lao động trong ngành Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm, tỷ trọng lao động trong ngành Công nghiệp, xây dựng và Dịch vụ tăng. Đây cũng là xu hướng tất yếu của nhiều địa phương trong cả nước trong quá trình ĐTH. Có nhiều nguyên nhân tác động làm ảnh hưởng đến xu hướng chuyển dịch lao động trong các ngành theo hướng trên như: Đất Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản bị giảm đi nhiều để phục vụ cho quá trình ĐTH (làm nhà ở, xây dựng các công trình công cộng như bệnh viện, trường học, trạm y tế, đất phục vụ xây dựng các khu đô thị, trung tâm thương mại, doanh nghiệp, đơn vị sản xuất...), do vậy số lượng việc làm ở khu vực nông thôn, đặc biệt là trong nông nghiệp phải giảm đi vì không còn phương

61 tiện để sản xuất, hơn nữa lợi nhuận mà người lao động làm trong ngành Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản làm ra thường thấp hơn các ngành khác đã tác động đến việc chuyển đổi nghề nghiệp của lao động khu vực nông thôn, đặc biệt là lao động nông nghiệp. Năm 2010 số lượng lao động trong ngành Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 31.000 người, tương ứng 33,77%, năm 2013 là 20.700 người, tương ứng 21,19% và đến năm 2016 số lượng này là 17.700 người, tương ứng 16,79%. Như vậy sau 6 năm, số lượng lao động trong ngành Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm 13.300 người, bình quân mỗi năm giảm 1.662 người; tương ứng tỷ lệ giảm bình quân năm là 7,69%/năm. Số lượng lao động thuộc ngành Công nghiệp, xây dựng và Dịch vụ năm 2006 là 60.800 người, đến năm 2013 con số này tăng lên là 77.700 người, tương ứng tăng 2.112 người/năm, tỷ lệ tăng bình quân năm là 3,57%/năm [29, tr. 37-42]. Cơ cấu lao động đã chuyển dịch theo xu hướng tăng dần tỷ trọng lao động trong các ngành Công nghiệp, Dịch vụ, giảm dần tỷ trọng lao động trong ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản. Điều đó phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa đang diễn ra trên địa bàn Thành phố.

Bảng 3.10: Số lao động làm việc theo ngành kinh tế của thành phố Việt Trì ĐVT: Người, % Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng số LĐ 97.700 102.000 103.100 105.400 108.700 116.700 Chia theo ngành Nông nghiệp 20.700 19.600 18.600 17.700 14.700 17.200 CN, XD 40.600 42.500 43.200 44.600 46.700 48.120 Dịch vụ 36.400 39.900 41.300 43.100 47.300 51.380 Cơ cấu LĐ (%) Nông nghiệp 21,19 19,21 18,04 16,79 13,52 14,62 CN - XD 41,56 41,67 41,90 42,32 42,96 41,26 Dịch vụ 37,25 39,12 40,06 40,89 43,52 44,12

Quá trình ĐTH diễn ra đã tác động đến việc hình thành các cơ sở kinh tế mới trên địa bàn thành phố. Cơ cấu ngành nghề kinh doanh của hộ dân cư đã có những thay đổi tích cực theo hướng phát triển thêm nhiều ngành nghề phi nông, lâm, thuỷ sản (cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể), từ đó đã tạo ra những cơ hội làm việc cho người lao động. Theo số liệu thống kê cho thấy số lao động tham gia trong các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể (phi nông, lâm nghiệp và thuỷ sản) tăng lên hàng năm cùng với sự gia tăng của các cơ sở kinh tế. Nhu cầu thu hút lao động vào làm việc tại các cơ sở này cũng chính là số lượng việc làm trong khu vực sản xuất, kinh doanh thuộc khối doanh nghiệp và cá thể được tạo ra cho nền kinh tế. Sau 8 năm, các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất cá thể phi nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đã tạo ra 87.272 việc làm, tăng 30.104 việc làm. Bình quân mỗi năm tăng 3.763 việc làm cho người lao động. Tỷ lệ việc làm của các đơn vị này tạo ra năm 2013 tăng 52,6% so với năm 2006, bình quân mỗi năm tăng 6,23%/năm. Cụ thể như sau:

Bảng 3.11: Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể (phi nông, lâm nghiệp và thủy sản)

trên địa bàn thành phố Việt Trì

ĐVT: Người

Số lượng 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Tổng số 71.597 77.576 86.146 86.424 87.272 88.145 Doanh nghiệp 58.263 62.037 70.881 68.894 72.090 73.836 Cơ sở SXKD cá thể 13.334 15.539 15.265 17.530 15.182 14.309

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Việt Trì)

Như vậy, số lượng lao động còn lại với tỷ lệ dao động qua các năm từ 17,20% (năm 2016) đến 37,73% (năm 2011) làm việc trong các cơ 63 quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức khác, lao động nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, lao động tự do khác và cả những người lao động bị thất

nghiệp. Số lượng lao động có việc làm năm 2016 là 102.347 người, tăng 13.095 người so với năm 2011, tương ứng tăng 14,6%. Như vậy bình quân mỗi năm tăng 1,98%, tương ứng mỗi năm tăng 1.637 người. Ở thành phố Việt Trì, dân số trung bình sau 7 năm tăng 10,1%, trong khi số lượng lao động tăng 14,8% điều đó thể hiện một lượng lớn lao động từ các địa phương khác trong và ngoài tỉnh di chuyển vào Thành phố, mặt khác số lượng người bước vào độ tuổi lao động của Việt Trì tăng nhanh hơn số lượng người ra tuổi lao động. Theo số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ lao động có việc làm của thành phố Việt Trì giảm dần qua các năm. Tuy nhiên tỷ lệ lao động có việc làm giảm không đáng kể, sau 8 năm tỷ lệ giảm từ 97,22% xuống còn 97,11% (giảm 0,11%). Về số tuyệt đối lượng lao động có việc làm vẫn tăng lên hàng năm, bình quân mỗi năm đều tăng trên 1.000 lao động, điều đó có nghĩa tốc độ tăng của lao động có việc làm chậm hơn tốc độ tăng của tổng số lao động.

Bảng 3.12: Số lao động, tỷ lệ lao động có việc làm của thành phố Việt Trì

ĐVT: Người, % Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng số LĐ (Người) 97.700 102.000 103.100 105.400 108.700 116.700 LĐ có việc làm (Người) 94.939 99.097 100.154 102.347 105.867 113.667 LĐ có việc làm (%) 97,17 97,15 97,13 97,10 97,40 97,40

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Việt Trì) + Thực trạng thất nghiệp

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, trong tổng số lực lượng lao động tỷ lệ thất nghiệp chung năm 2011 là 2,82%, đến năm 2016 là 2,60% (giảm 0,22%). Nhìn chung tỷ lệ thất nghiệp ở thành phố Việt Trì thường là cao nhất trong toàn tỉnh. Một xu hướng cho thấy ở các nơi có kinh tế xã hội càng phát triển

thì tỷ lệ thất nghiệp càng cao do sự chuyên môn hoá cao trong công việc. Trong những năm qua Đảng bộ và chính quyền thành phố đã chủ động và tích cực thực hiện nhiều chính sách, biện pháp nhằm phát triển sản xuất, tạo công ăn, việc làm cho người lao động như: tạo cơ chế chính sách thông thoáng nhằm thu hút vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, thực hiện chính sách giãn, hoãn nộp thuế, cho doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh vay vốn với mức lãi suất ưu đãi,... Tuy nhiên, do tình hình suy thoái kinh tế trong giai đoạn hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng dần qua các năm kể từ năm 2011 đến nay. Từ thực tế nghiên cứu cho thấy, diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm qua các năm trong giai đoạn 2011-2016 có mối liên hệ với tỷ lệ lao động khu vực nông nghiệp cũng giảm theo và tỷ lệ lao động thất nghiệp trong xã hội ngày càng tăng lên do một phần tác động của việc thu hồi đất sản xuất trong quá trình ĐTH. Về tỷ lệ sử dụng thời gian làm việc của lao động ở khu vực thành thị và nông thôn khác nhau. Đa số lao động ở khu vực thành thị nếu có việc làm thì thường sử dụng tối đa thời gian làm việc theo quy định. Tuy nhiên ở khu vực nông thôn tỷ lệ sử dụng thời gian của lao động thường thấp chỉ dao động ở mức 80-82%. Do yếu tố mùa vụ của hoạt động sản xuất nông nghiệp đã ảnh hưởng đến thời gian làm việc của lao động nông thôn và thu nhập của lao động nông thôn.

Bảng 3.13: Tỷ lệ thất nghiệp của thành phố Việt Trì

ĐVT: Người, % Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng số LĐ (Người) 97.700 102.000 103.100 105.400 108.700 116.700 LĐ thất nghiệp (Người) 2.761 2.903 2.955 3.053 2.833 3.033 LĐ thất nghiệp (%) 2,91 2,93 2,95 2,98 2,60 2,60

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Việt Trì cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Việt Trì

- Công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật về lao động, cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất chưa được quan tâm thường xuyên, đúng mức. Tư tưởng chọn việc, chọn nghề của gia đình và bản thân người lao động vẫn còn nặng nề.

- Thời gian qua, khu vực nông thôn phát triển một cách thiếu đồng bộ, ĐTH dẫn đến mất đất nông nghiệp mà chưa có kế hoạch thích ứng để điều chỉnh, đồng bộ lại cơ cấu sử dụng đất, cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động, việc làm,...

- Trong công tác xây dựng kế hoạch đào tạo nghề ở một số nơi chưa chú trọng đến công tác khảo sát nhu cầu đào tạo nghề, ngành nghề cần đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố việt trì, tỉnh phú thọ​ (Trang 72 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)