Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố việt trì, tỉnh phú thọ​ (Trang 31 - 38)

5. Kết cấu nội dung của luận văn

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu

cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa

1.1.4.1. Trình độ phát triển của nền kinh tế

Sự phát triển kinh tế và vấn đề phát triển NNL có mối quan hệ biện chứng với nhau, tạo điều kiện và là tiền đề cho nhau cùng phát triển. Đây vừa là yêu cầu mà cũng vừa là mục tiêu của CNH, HĐH ở nước ta. Bởi vì khi trình độ phát triển cao về kinh tế, tức GDP/ người và đời sống của nhân dân ổn định ở mức cao sẽ có điều kiện đảm bảo và nâng cao chất lượng NNL. Kinh tế phát triển, thiết bị công nghệ sản xuất hiện đại và nó đòi hỏi chất lượng NNL phải phù hợp với trình độ của thiết bị, công nghệ đó. Hơn nữa sự phát triển kinh tế của một đất nước cho phép con người có điều kiện nâng cao trí lực, thể lực và tinh thần. Nhà nước mới có điều kiện để xây dựng và phát triển giáo dục, y tế, văn hoá và thực hiện các chính sách xã hội.

1.1.4.2. Trình độ phát triển giáo dục và đào tạo

Theo Các Mác thì, “...Từ chế độ công xưởng đã nảy nở ra mầm mống của nền giáo dục tương lai, nó sẽ kết hợp lao động sản xuất với giáo dục và thể dục đối với tất cả trẻ em trên một lứa tuổi nào đấy, coi đó không phải chỉ là một phương pháp để làm tăng thêm nền sản xuất xã hội, mà còn là phương pháp duy nhất để sản xuất ra những con người toàn diện” [27, tr.318].

Ngày nay, tiến bộ khoa học, công nghệ đã trở thành yếu tố trực tiếp của lực lượng sản xuất, quyết định cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, mà trong đó chất lượng của NNL lại chủ yếu là kết quả của giáo dục và đào tạo. Jacques Hallak (nhà kinh tế học giáo dục ở Viện Kế

hoạch Giáo dục Quốc tế) cho rằng, trong sự phát triển nguồn nhân lực có 5 yếu tố tác động phụ thuộc lẫn nhau: Giáo dục, sức khoẻ và dinh dưỡng, môi trường, việc làm, tự do chính trị và kinh tế, trong đó giáo dục là nhân tố cơ bản đối với các nhân tố khác.

Trong những năm gần đây các nước trên thế giới, đều tăng nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo nhằm phát triển nhanh NNL. Một nền giáo dục hoàn chỉnh, đồng bộ sẽ cung cấp cho nền kinh tế quốc dân một đội ngũ các nhà khoa học, những lao động có kiến thức, và kỹ năng nghề nghiệp, năng động sáng tạo, đó là tài sản quý giá để thực hiện CNH, HĐH.

Đối với mỗi cá nhân, giáo dục là quá trình hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách thế giới quan khoa học với tình cảm, đạo đức theo quan điểm nhân văn trong sáng. Giáo dục là quá trình tích tụ nguồn vốn của con người, nhằm chuẩn bị và cung ứng nhân lực cho sự phát triển của đất nước. Giáo dục phổ thông là nền tảng, cơ sở tạo ra "nguyên liệu" cho giáo dục đào tạo nguồn nhân lực. Giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề trực tiếp tạo ra sản phẩm NNL mới với các tiêu chuẩn đáp ứng cho yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Đảng ta coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, đầu tư trực tiếp vào NNL. Chính vì vậy, Đảng ta đã quan tâm xây dựng và phát triển giáo dục đào tạo, đặt vị trí giáo dục là “Quốc sách hàng đầu”. Luật Giáo dục năm 2005 viết: "Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển"[31, Điều 13]. Theo tính toán của các nhà khoa học: Đầu tư vào giáo dục tiểu học thu hồi 24% tổng vốn đầu tư; vào cấp II là 17%; vào đại học và cao đẳng 14%; trong khi đó đầu tư vào các ngành sản xuất vật chất thu hồi có 13% tổng vốn đầu tư.

Ở nước ta, theo kết quả điều tra lao động và việc làm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2010 lao động qua đào tạo của Việt Nam đạt 40%, đến năm 2016 lao động đã qua đào tạo đạt mức 55%. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Hơn nữa cơ cấu đào tạo lực lượng lao động của nước ta còn nhiều bất hợp lý: Số lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật còn quá thiếu so với nhu cầu.

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc tăng cơ hội việc làm, mà còn là yếu tố hạn chế sức cạnh tranh của nền kinh tế và nâng cao chất lượng tăng tưởng kinh tế. Với cơ cấu trình độ đào tạo như hiện nay thì việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh là rất khó khăn. Nhóm lao động khoa học và công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu triển khai công nghệ mới theo những mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sự thiếu hụt cả về số lượng và chất lượng của đội ngũ lao động trí thức đang thực sự là một rào cản lớn cho việc nâng cao chất lượng tăng trưởng trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế trong thời gian tới.

Chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của hệ thống giáo dục - đào tạo. Chất lượng giáo dục - đào tạo của cả hệ thống giáo dục quốc dân nói chung, vẫn là một vấn đề căn bản nhất, chất lượng đào tạo đại trà chưa đáp ứng được yêu cầu của CNH, HĐH, thấp và thua so với trong khu vực và quốc tế. Do vậy, cần phải đổi mới mạnh mẽ giáo dục và đào tạo nghề, trung học chuyên nghiệp và đại học mới đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng tăng trưởng trong thời gian tới. Báo cáo chính trị tại Đại hội XI của Đảng ta đã chỉ rõ: "Đổi mới hệ thống giáo dục đại học và sau đại học, gắn đào tạo với sử dụng, trực tiếp phục vụ chuyển đổi cơ cấu lao động, phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao...nhanh chóng xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý về ngành nghề, trình độ đào tạo, dân tộc, vùng miền..." [7, tr.96-97]. Đại hội XI của Đảng đã xác định mục tiêu tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh. “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam” [8, tr.10]

Chi cho giáo dục bình quân đầu người ở Việt Nam hiện nay vào loại thấp nhất trong khu vực. Việc cải cách hệ thống đào tạo được xem như một

khâu nền tảng của một chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đã không được triển khai một cách hiệu quả. Thậm chí, công việc này được tiến hành một cách thiển cận, mang tính chắp vá và cải lương. Việc cải cách giáo dục không dựa trên sự hiểu biết về thời đại và các đòi hỏi phát triển của thời đại đặt ra cho con người, không xuất phát từ một tầm nhìn dài hạn nên không có ý tưởng đúng và rõ ràng. Sự chậm trễ của quá trình cải cách thực sự sẽ gây ra những tổn thất lớn, được đo bằng sự tụt hậu của đất nước theo đơn vị là từng thế hệ chứ không phải là số chi phí mà Nhà nước bỏ ra hiện tại, dù đây là con số rất lớn.

Nói tóm lại, việc chuẩn bị nguồn nhân lực có khả năng đáp ứng các đòi hỏi hướng tới chất lượng và trình độ công nghệ cao của giai đoạn tới chưa được cải thiện. Với tình trạng như hiện nay, chắc chắn trong thời gian tới, sẽ chưa có một chuyển biến và cải thiện đáng kể nào về cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực của nước ta.

1.1.4.3. Tốc độ tăng dân số

Tốc độ và quy mô dân số ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng, chất lượng của nguồn nhân lực. Một trong những nguyên nhân cản trở tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế là quy mô dân số đông, tốc độ dân số gia tăng lớn. Dân số gia tăng làm tăng nhân khẩu ăn theo trên một lao động, làm chậm tốc độ tăng GDP/người, gây sức ép về nhu cầu việc làm và các vấn đề xã hội khác. Theo số liệu của Tổ chức dân số Liên Hiệp quốc thì khi dân số tăng 1%, muốn đảm bảo công ăn việc làm, thu nhập như trước phải gia tăng 3% GDP.

Việc làm đang là vấn đề bức xúc cần được giải quyết hiện nay. Để nâng cao chất lượng NNL đồng thời để giảm bớt bất hợp lý trong quan hệ Cung - Cầu NNL, chính sách dân số hợp lý là cơ sở ảnh hưởng trực tiếp đến NNL. Theo số liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong năm 2016 nước ta đã tạo việc làm cho khoảng 1,8 triệu người, trong đó đưa 79.869 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và hỗ trợ tạo việc làm cho khoảng

110.000 lao động thông qua Quỹ quốc gia về việc làm. Tuy nhiên, NNL nước ta còn bị lãng phí, bởi tính đến tháng 12/2016 cả nước có 2,16% lao động thất nghiệp. Trong đó, tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15 - 24 tuổi) năm 2016 là 7,3%, cao hơn mức 6,14% của năm 2015; Khu vực thành thị là 11,49%, cao hơn mức 11,12% của năm trước; khu vực nông thôn là 4,63%, xấp xỉ năm 2015. Trong số này có không ít lao động trẻ, có sức khoẻ và không ít lao động đã qua đào tạo. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chưa có việc làm hoặc làm không đúng nghề còn lớn, lãng phí rất nhiều chi phí đào tạo; cơ cấu lao động còn mất cân đối nghiêm trọng. Như vậy, nguồn lao động lớn chưa được sử dụng, hoặc sử dụng chưa có hiệu quả đang trở thành vấn đề xã hội lớn. Cũng theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tính đến năm 2016 dân số nước ta đạt tới 93,421,835 triệu người trong đó dân số trong độ tuổi lao động đạt 54,4 triệu người"[45, Tr.67]. Mức độ gia tăng tương đối cao của lực lượng lao động trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ thời gian nhàn rỗi ở nông thôn tương đối cao như hiện nay đang đặt ra những vấn đề lớn cần giải quyết, trong khi đó chất lượng lao động thấp thể hiện ở chỗ tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật trong tổng lực lượng lao động thấp và cơ cấu lực lượng lao động bất hợp lý.

Trong khi đó, thị trường sức lao động chưa phát triển, chất lượng giáo dục, đào tạo và dạy nghề còn thấp dẫn đến một loạt vấn đề mâu thuẫn liên quan đến giải quyết việc làm, đến việc phát triển chất lượng của lực lượng lao động, hay nói đúng hơn là phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu CNH, HĐH đất nước.

Do đó, tăng trưởng dân số phù hợp với mức tăng trưởng của sức sản xuất xã hội, trong đó phù hợp với tăng chất lượng của NNL sẽ giúp kinh tế phát triển ổn định. Vì vậy, Đại hội XI của Đảng đã đề ra kế hoạch đến năm 2015 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2012 - 2016 đạt 7,1 - 7,5%/năm, tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%, giải quyết việc làm cho 8 triệu

lao động xã hội. Thu nhập của người dân nông thôn tăng 1,8 - 2 lần so với năm 2012. Tốc độ tăng dân số đến năm 2016 khoảng 1,3%. Năm 2015, GDP bình quân đầu người khoảng 2.000 USD, năm 2016 tăng 6,21%, đạt 2.200 USD. Tuổi thọ trung bình năm 2015 đạt 75,6 tuổi. Tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2%/năm.[45, Tr.10]

1.1.4.4. Truyền thống dân tộc và sự phát triển của nền văn hóa.

Văn hoá là tổng thể những tư tưởng, tình cảm, tập quán, thói quen trong tư duy, lối sống và ứng xử của mỗi người và cộng đồng, đó là yếu tố tinh thần trong chất lượng NNL.

Mỗi dân tộc, quốc gia có nền văn hoá riêng, mang bản sắc riêng và có giá trị độc đáo riêng. CNH, HĐH là quá trình biến đổi cách mạng về mọi mặt của đời sống con người và cộng đồng. CNH, HĐH thực hiện được phải trong một môi trường văn hóa phù hợp. Ở nước ta truyền thống dân tộc và văn hoá Việt Nam là “Tài sản kế thừa của các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau”.

Văn hoá và truyền thống dân tộc là nhân tố quan trọng để hình thành và phát triển NNL đất nước. Coi trọng và gìn giữ bản sắc dân tộc gắn với sự phát triển văn minh của nhân loại đó chính là môi trường văn hoá lành mạnh cho CNH, HĐH ở nước ta.

Môi trường văn hoá là cơ sở phát triển con người, việc tạo lập môi trường văn hoá phù hợp với yêu cầu CNH là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả, thời gian và định hướng đúng đắn sự hình thành và phát triển NNL ở nước ta. Truyền thống lịch sử và nền văn hoá của một quốc gia cũng bồi đắp và kết tinh trong mỗi con người và cả cộng động dân tộc, hun đúc nên bản lĩnh, ý chí, tác phong của con người trong lao động.

1.1.4.5. Các chính sách kinh tế - xã hội vĩ mô

Các chính sách vĩ mô của Nhà nước tác động trực tiếp đến NNL gồm: Chính sách giáo dục và đào tạo, chính sách tuyển dụng, sử dụng lao động,

chính sách tiền lương, thu nhập, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động... Bằng hệ thống các chính sách kinh tế - xã hội, nhà nước đã thiết lập được môi trường pháp lý cho sự hoạt động, phát triển NNL.

Ta biết rằng: Hệ thống các chính sách là sự thể hiện các ý chí, nguyện vọng của giai cấp lãnh đạo trong điều hành, quản lý xã hội hướng tới mục tiêu mà chính phủ đã hoạch định. Hiệu quả của hệ thống các chính sách được thực hiện và đo lường ở hoạt động kinh tế - xã hội, ở sự phát triển của mỗi người và NNL. Các chính sách của Trung ương, địa phương đã có những tác động đến nguồn nhân lực như chính sách hỗ trợ giáo dục đào tạo, hỗ trợ về y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, những chính sách của địa phương đối với lao động và đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Vậy chính sách kinh tế - xã hội là nhân tố tác động tích cực hoặc kìm hãm sự phát triển của NNL.

1.1.4.6. Trình độ phát triển y tế và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Sức khoẻ tốt thì chất lượng NNL ở cả hiện tại và tương lai đều có thể phát triển tăng lên, người lao động có sức khoẻ tốt có thể mang lại những lợi nhuận trực tiếp bằng việc nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung khi làm việc. Việc nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ tốt cho trẻ em sẽ là yếu tố làm tăng năng suất lao động trong tương lai, giúp trẻ em nhanh chóng đạt được mục tiêu khoẻ về thể chất, lành mạnh về tinh thần; giúp trẻ em nhanh chóng đạt được những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết thông qua giáo dục ở nhà trường và hệ thống y tế. Nếu như có đầu tư về y tế tốt thì sẽ đảm bảo sức khoẻ cho nguồn nhân lực. Ngoài những yếu tố về giáo dục và y tế thì chất lượng nguồn nhân lực còn bị tác động bởi nhiều yếu tố khách quan: Tính năng động xã hội và sức sáng tạo của con người liên quan đến môi trường pháp luật, thể chế và các chính sách, cơ chế giải phóng sức lao động, tạo động lực để con người phát triển, phát huy tài năng và sức sáng tạo của mình trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

NNL của đất nước, song 6 nhân tố trên có tác động chủ yếu. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cũng chính là thực hiện phát huy tổng hợp các nhân tố,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố việt trì, tỉnh phú thọ​ (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)