Giải pháp nâng cao trí lực và trình độ học vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố việt trì, tỉnh phú thọ​ (Trang 96 - 100)

5. Kết cấu nội dung của luận văn

4.2.2.2. Giải pháp nâng cao trí lực và trình độ học vấn

Đi vào CNH - HĐH thì không có lĩnh vực nào lại không đòi hỏi người lao động phải có trình độ văn hóa, chuyên môn, kỹ thuật cao, nhất là lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ tin học, tự động hóa và công nghệ sinh học hiện đại. Vì vậy, đòi hỏi mặt bằng dân trí của nguồn nhân lực phải cao và phải được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật. Cụ thể:

+ Phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, có hiểu biết ban đầu về kỹ thuật. Thực hiện nghiêm túc quy chế đánh giá, phân loại học sinh ở các cấp; Làm tốt công tác hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông, đảm bảo tỷ lệ phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông vào các trường trung học chuyên nghiệp, Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề theo tiêu chuẩn phổ cập bậc trung học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chú trọng phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, học sinh giỏi để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của quê hương đất nước. Xác định giáo dục phổ thông là nền tảng cơ bản

để đào tạo con người phát triển toàn diện, giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề là yếu tố quyết định để nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề của lực lượng lao động. Vì vậy cần phát triển mạnh đi đôi với nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, ưu tiên đầu tư cho giáo dục phổ thông, đặc biệt chú ý đến vùng nông thôn.

+ Phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục chuyên nghiệp và đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh. Mở rộng qui mô đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường nghề lớn của tỉnh. Phát triển các trung tâm đào tạo nghề ở thành phố, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề cho lực lượng lao động trên cơ sở có đủ điều kiện về cơ sơ vật chất và đảm bảo chất lượng đào tạo.

+ Nâng cao chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động là giải pháp không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trước hết phải có mạng lưới y tế với chất lượng ngày càng cao, đáp ứng được yêu cầu chăm sóc tốt sức khoẻ ban đầu cho người lao động để có lực lượng lao động có sức khoẻ tốt. Có chính sách tiền công, tiền lương hợp lý và ngày một nâng cao để đảm bảo cho người lao động có thể duy trì và tái sản xuất sức lao động, đảm bảo cuộc sống cho gia đình. Đảm bảo cho người lao động có đời sống tinh thần vui vẻ, phong phú, tạo không khí phấn khởi trong lao động, góp phần tăng năng suất lao động.

+ Ưu tiên tập trung các nguồn kinh phí nhà nước Trung ương và địa phương, các chủ đầu tư và của người lao động cho công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt những vùng nông thôn do CNH, HĐH và ĐTH bị thu hồi đất.

+ Gắn trách nhiệm của chính quyền cấp huyện, cấp xã trong việc xây dựng kế hoạch, lựa chọn nghề đào tạo, đảm bảo thực hiện đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn. Chú trọng gắn công tác dạy nghề với giới thiệu và tạo việc làm, góp phần làm tăng thu nhập và nâng cao chất lượng

cuộc sống người lao động. Kiên quyết không mở các lớp dạy nghề khi không dự báo được nơi làm việc và mức thu nhập cho người lao động sau khi học. Chủ động lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội để tạo thêm việc làm mới; Quan tâm tạo việc làm cho các đối tượng yếu thế.

+ Đào tạo nghề phải chú trọng chất lượng, không nên chạy theo số lượng. Mỗi chương trình đào tạo, mỗi nghề nghiệp dự định đào tạo ở một số địa phương cần bám sát kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Lao động nông thôn học nghề xong phải có việc làm chứ không vì học để có nghề.

+ Trong giai đoạn lạm phát tăng cao, đầu tư công cắt giảm, nhiều doanh nghiệp bị đình trệ trong sản xuất, kinh doanh, việc làm cho người lao động không được bảo đảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng,... Đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Việc triển khai đào tạo các nghề phi nông nghiệp còn chậm, chuyển dịch cơ cấu lao động sang phi nông nghiệp gặp khó khăn. Do vậy cần gắn việc đào tạo nghề với nhu cầu, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương theo từng giai đoạn để làm sao người lao động được học nghề phù hợp với nhu cầu của xã hội.

+ Đẩy mạnh công tác xã hội hoá về đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện liên kết, liên doanh với các cơ sở, tổ chức dạy nghề mở các lớp đào tạo nghề dài hạn và ngắn hạn, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp, tổ chức xã hội và tư nhân đầu tư xây dựng trường, trung tâm dạy nghề trên địa bàn. Thu hút các doanh nghiệp tham gia sâu vào quá trình đào tạo nghề, từ xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, đến giảng dạy, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và phản hồi về chất lượng “sản phẩm” của quá trình đào tạo nghề. Trong cơ sở dạy nghề có bộ phận đối ngoại, duy trì quan hệ chặt chẽ, thường xuyên với khối doanh nghiệp để nắm bắt trúng nhu cầu của thị trường, hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo và tuyển dụng ngay sau đào tạo.

+ Các chủ đầu tư khu công nghiệp, doanh nghiệp sử dụng đất thu hồi của nông dân có trách nhiệm hỗ trợ vốn dạy nghề cho lao động bị thu hồi đất. Các doanh nghiệp khi được cấp phép đầu tư mới cần đăng ký nhu cầu tuyển dụng (số lượng, chất lượng, ngành nghề,... ) và ưu tiên tuyển dụng lao động trên địa bàn vào làm việc thì địa phương mới chủ động đào tạo đáp ứng yêu cầu, đồng thời hạn chế được số lao động mất việc làm phát sinh trong quá trình thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng.

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho người lao động nông thôn hiểu vai trò của học nghề, đồng thời đối tượng học nghề phải chọn thật kỹ ngành nghề phù hợp với năng lực cũng như yêu cầu của thị trường; Cung cấp thông tin về các cơ sở có đủ điều kiện tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn, các nghề đào tạo, các mô hình dạy nghề gắn với việc làm hiệu quả tại địa phương để lao động nông thôn biết và lựa học nghề phù hợp với xã hội, với điều kiện kinh tế của bản thân để sau khi được học nghề có thể vận dụng nghề làm giàu cho bản thân và xã hội.

+ Củng cố, mở rộng, xây dựng mới các cơ sở dạy nghề của địa phương, đặc biệt cho ngành nghề trong lĩnh vực CN-TTCN, xây dựng. Đây là lực lượng chiếm tỷ lệ lao động lớn của thành phố, song lực lượng lao động này lại do các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh trực tiếp quản lý và tuyển dụng vì vậy Thành phố phải chủ động phối hợp với các đơn vị này và với các trường dạy nghề để lập kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng, kỹ thuật từ đó nâng cao năng suất lao động.

+ Các cấp, các ngành tiếp tục phối hợp tốt với cấp uỷ và chính quyền địa phương nâng cao chất lượng khảo sát, thống kê số lao động nông thôn có nhu cầu học nghề trên địa bàn xã; Nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Qua đó đề xuất danh mục nghề đào tạo, nhu cầu học nghề của lao động nông thôn bám sát với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và quy hoạch lao động của địa phương. Cần

phải phối hợp gắn kết giữa địa phương - cơ sở đào tạo - lao động nông thôn trong việc đào tạo nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố việt trì, tỉnh phú thọ​ (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)