Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố việt trì, tỉnh phú thọ​ (Trang 86 - 89)

5. Kết cấu nội dung của luận văn

3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

* Trong đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

- Nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn lớn, trong khi khả năng bố trí ngân sách cho công tác dạy nghề của trung ương, tỉnh, thành phố còn hạn chế nên kết quả đào tạo chưa đạt kế hoạch đề ra. Mặc dù ngân sách Nhà nước bố trí cho dạy nghề trong những năm qua đã tăng nhưng vẫn chưa tương xứng với quy mô và yêu cầu nâng cao chất lượng dạy nghề. Việc hỗ trợ của các cấp chính quyền, các ngành về đất đai, vốn, tìm việc làm để phát huy kiến thức sau học nghề rất hạn chế, chưa bố trí được.

- Việc đào tạo nghề chưa gắn với nhu cầu, chưa phù hợp với tâm lý của người lao động; cơ cấu dạy nghề cho lao động nông thôn ở các ngành nghề, lĩnh vực ở địa phương chưa thực sự phù hợp; trình độ lao động đã qua đào tạo còn hạn chế, năng suất lao động thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng lao động; một số ngành nghề phi nông nghiệp, học viên sau khi kết thúc khoá học rất khó tìm được việc làm theo đúng ngành 78 nghề được đào tạo. Việc tuyển sinh còn chồng chéo, có biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh. Chương trình, nội dung đào tạo chưa sát với thực tế địa phương, còn nặng về lý thuyết, kỹ năng thực hành còn hạn chế. Thời gian đào tạo nghề quá ngắn nên tay nghề của người lao động chưa cao không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp khiến người học phải tự tìm kiếm việc làm sau khi được đào tạo. Đây là những nguyên nhân dẫn đến việc phát triển nghề rất khó khăn.

- Về phía người lao động, một bộ phận không nhỏ chưa hiểu hết ý nghĩa, trách nhiệm, quyền lợi khi học nghề. Nhiều lao động không xác định học để có nghề và kiếm tiền từ nghề đã học. Hay như, trong một gia đình, vợ - chồng - con thay phiên nhau tham gia cùng một lớp học, cùng môn học cũng là nguyên nhân tạo ra sự không hiệu quả. Một số học viên không chịu

phát huy nghề đã học, đi học cho có hình thức để nhận hỗ trợ chứ chưa thật sự chú tâm vào nghề. Những yếu tố này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng lao động được đào tạo nghề, từ đó giảm đi cơ hội tìm việc làm và sống bằng nghề đã học.

* Trong quá trình thực hiện đô thị hóa

- Trong quá trình ĐTH: Việc thu hồi diện tích đất nông nghiệp của nông dân thường do các doanh nghiệp ngoài nhà nước sử dụng để kinh doanh dịch vụ như: xây dựng khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí hoặc kinh doanh bất động sản nhằm thu lợi nhuận cao song chỉ đền bù cho nông dân bị mất đất ở mức giá thấp, gây nhiều thiệt hại cho họ và hậu quả là nông dân mất đất không có việc làm ngày càng tăng.

- Các dự án đầu tư chỉ tập trung giải quyết kinh phí hỗ trợ mặt bằng và tái định cư, chưa có phương án cụ thể về đào tạo nghề, bố trí việc làm cho lao động bị mất đất canh tác để ổn định cuộc sống.

- Quy hoạch các vùng chuyên canh, chuyên nuôi, các ngành nghề phi nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn chưa được cụ thể, đồng bộ, do vậy chưa có căn cứ xác định nhu cầu về số lượng lao động, trình độ đào tạo nghề dạy nghề cho người lao động nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và chất lượng hàng hoá, đáp ứng thị trường lao động.

- Còn hiện tượng xây dựng quy hoạch, các dự án đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế, xã hội tính toán chưa đầy đủ các yếu tố bảo đảm cho dự án hoạt động ổn định, bền vững, chưa chú trọng đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và giải quyết việc làm bảo đảm cho người lao động có việc làm và thu nhập ổn định.

* Trong việc đầu tư vốn, kinh phí để mở rộng sản xuất kinh doanh tạo việc làm cho người lao động

- Cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất chưa được quan tâm thường xuyên, đúng mức. Chưa có các giải pháp thu hút vốn đầu tư,

phát triển các khu công nghiệp - dịch vụ đủ mạnh để thu hút và giải quyết việc làm cho người lao động.

- Việc hỗ trợ và tạo điều kiện về vốn, tư liệu sản xuất kinh doanh cho người đã qua đào tạo nghề còn hạn chế cho nên nhiều lao động đã qua đào tạo nghề không đủ điều kiện về cơ sở, vật chất để đầu tư sản xuất kinh doanh, làm giàu từ chính các nghề đã học.

* Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chưa có một kế hoạch phát triển kinh tế một cách chi tiết, đồng bộ từ Thành phố đến các xã, phường. Lộ trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa xây dựng rõ ràng dẫn đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động xã hội theo hướng tiến bộ còn chậm.

* Trong xuất khẩu lao động

- Một số thị trường lao động xuất khẩu đang bị ảnh hưởng như vẫn còn lao động bỏ trốn, thiếu việc làm, thất nghiệp, thu nhập thấp, quản lý lao động chưa chặt chẽ ở một số thị trưởng mới như: Thụy Điển, Mỹ, Úc,... đã ảnh hưởng đến tâm lý người muốn đi XKLĐ nên số lượng LĐXK những năm gần đây có xu thế giảm, đây cũng là tình trạng chung của cả tỉnh.

- Trình độ tay nghề, ngoại ngữ của người lao động còn thấp, phần lớn là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, do vậy, người lao động Việt Nam thường có mức thu nhập thấp hơn lao động của các nước khác.

- Có sự chênh lệch trong thu nhập của người lao động làm việc ở các nước khác nhau, do vậy người lao động thường so sánh, tìm cơ hội để đi xuất khẩu lao động tại các nước có thu nhập khá. Lợi dụng điểm này một số đơn vị, cá nhân đã lừa gạt người lao động nhằm thu lợi bất chính đã ảnh hưởng đến tâm lý người muốn đi xuất khẩu lao động.

Chương 4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở

THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố việt trì, tỉnh phú thọ​ (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)