5. Kết cấu nội dung của luận văn
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa
nghiệp hóa, hiện đại hóa
Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời tới nay, luôn chăm lo phát triển nguồn nhân lực, nhất là trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đảng ta xác định rất rõ: Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Bởi vì, mục tiêu của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước suy cho cùng là phải hướng tới phục vụ con người, vì con người và giải phóng con người.
Chính vì lẽ đó, trước khi bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
CNXH thông qua tại Đại hội lần thứ VII (tháng 6-1991) Đảng ta khẳng định:
“phát huy nhân tố con người trên cơ sở bảo đảm công bằng, bình đẳng về
quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần; giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài; giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội”. [9, tr.66].
Vấn đề phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa được Đại hội VIII của Đảng tiếp tục khẳng: “Nâng cao dân trí,
bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Từ sau Đại hội VIII, thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết về nhiều lĩnh vực liên quan trực tiếp đến việc chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người. Nghị