Đánh giá về những ưu điểm, hạn chế trong quá trình phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố việt trì, tỉnh phú thọ​ (Trang 82)

5. Kết cấu nội dung của luận văn

3.4. Đánh giá về những ưu điểm, hạn chế trong quá trình phát triển

nguồn nhân lực đáp ứng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

3.4.1. Những thành tựu thành phố Việt Trì đạt được trong giai đoạn 2010 -2016

* Về phát triển ngành công nghiệp thu hút nguồn nhân lực

Hiện nay trên địa bàn Thành phố có gần 3.500 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) (có trên 1.300 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có trên 90% doanh nghiệp ngoài nhà nước, khối kinh tế Nhà nước có 14 đơn vị, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 31 đơn vị), 3 làng nghề truyền thống. Tính đến thời điểm cuối năm 2016 có 44.813 lao

động đang làm việc trong ngành công nghiệp với thu nhập bình quân 3,5 triệu đồng/người/tháng [15, tr.8]. So với năm 2010 ngành công nghiệp đã thu hút và giải quyết việc làm cho trên 21.000 lao động. Ngành công nghiệp của Thành phố tiếp tục tăng trưởng khá. Các doanh nghiệp chủ động đầu tư củng cố mở rộng sản xuất, đã tạo thuận lợi, ổn định việc làm cho người lao động và tạo thêm nhiều chỗ làm mới. Một số doanh nghiệp đã chú trọng ưu tiên tuyển chọn lao động mới có hộ khẩu tại Thành phố vào làm việc như: Công ty may và xuất khẩu lao động Phú Thọ, Công ty may Sông Hồng, Công ty cổ phần may Vĩnh Phú, Công ty TNHH Dệt Phú Thọ, Công ty LILAMA 3, Công ty xây lắp điện nước Hải Hà,... Với chủ trương khuyến khích đầu tư phát triển các thành phần kinh tế với quy mô vừa và nhỏ, đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhanh chóng phát triển.

* Trong hoạt động Thương mại, dịch vụ: Mạng lưới thương mại - dịch vụ đang được thành phố quan tâm đầu tư và từng bước được hoàn thiện. Hệ thống chợ được mở rộng, 4 chợ lớn của Thành phố đã được củng cố về mặt tổ chức quản lý đi vào hoạt động có hiệu quả hơn. Các xã, phường đều có chợ hoặc chợ tạm đã tạo được thêm nhiều việc làm cho người lao động. Hệ thống khách sạn nhà hàng được phát triển, củng cố nâng cao chất lượng phục vụ đã thu hút thêm nhiều lao động mới. Đến nay trên địa bàn Thành phố có 543 khách sạn, nhà hàng hoạt động thường xuyên với gần 4.000 lao động có việc làm ổn định. Hiện nay trên địa bàn thành phố Việt Trì có 8.811 doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh cá thể đang hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ với 13.569 lao động, so với năm 2010 số lượng cơ sở tăng 3.058 đơn vị, số lao động tăng 9.946 lao động. [15, tr.7].

* Về công tác xuất khẩu lao động: Lãnh đạo thành phố, trực tiếp là Ban chỉ đạo GQVL-XKLĐ đã có sự chỉ đạo chặt chẽ, phối hợp đồng bộ với các ngành của Tỉnh, các doanh nghiệp XKLĐ và các đoàn thể Thành phố làm tốt công tác tuyên truyền vận động, giải quyết những vướng mắc để người lao

động có nhu cầu, có điều kiện được XKLĐ, hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro cho người lao động. Do vậy số lao động ở Thành phố đã và đang làm việc ở nước ngoài tương đối nhiều, đã giải quyết được một phần nào nhu cầu bức xúc về việc làm trên địa bàn. Sau khi hoàn thành hợp đồng lao động về nước, trình độ ngoại ngữ, tay nghề, tác phong lao động, vốn,... của người lao động được nâng lên, người lao động có thể tuyển vào làm việc tại các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, tiếp tục đăng ký đi XKLĐ lần 2 hoặc mở các ngành nghề sản xuất, kinh doanh tại quê hương. Kết quả lao động đi xuất khẩu bình quân đạt: 410 người/năm, trong đó lao động xuất khẩu qua đào tạo nghề chiếm tỉ lệ 65%, chủ yếu với các thị trường như: Đài Loan, Trung Đông, Nhật Bản, Hàn Quốc,... đem lại rất nhiều chuyển biến tích cực về đời sống cho nhân dân góp phần rất lớn vào công tác giảm nghèo của Thành phố. Tình hình đời sống, thu nhập của người lao động Việt Trì sang các nước có thu nhập tương đối khá, cuộc sống ổn định. Mức thu nhập bình quân từ 5 đến 15 triệu đồng/người/tháng. [33, tr.9].

* Về công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động: Đối với nghề nông nghiệp, hầu hết những học viên theo học đều có được việc làm, sử dụng hiệu quả thời gian nông nhàn, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, phát triển kinh tế gia đình. Đối với các nghề khác, tỷ lệ học viên sau khi học nghề tìm hoặc tự tạo được việc làm tương đối khá. Trong thời gian 6 năm số lượng người được đào tạo nghề thông qua các chương trình của Thành phố, của tỉnh đạt trên 4.200 người, số người được tập huấn và chuyển giao kỹ thuật trên 24.000 người [33, tr.11]. Qua 8 năm thực hiện đào tạo nghề, giải quyết việc làm và XKLĐ bước đầu đã đạt kết quả đáng khích lệ. Điều đó đã phản ánh sự tích cực trong lãnh đạo chỉ đạo của cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp. Các ngành, đoàn thể và các đơn vị đóng trên địa bàn thành phố đã quan tâm hơn về vấn đề việc làm cho người lao động nhất là những đối tượng thanh niên, học sinh sinh viên đã tốt nghiệp ra

trường. Hình thức GQVL - XKLĐ đã có nhiều chuyển biến đa dạng hơn, từ tạo việc làm mới, việc làm thêm đến tháo gỡ cơ chế tạo môi trường thuận lợi cho người lao động về trợ giúp vốn, tay nghề để họ tự lo việc làm, tự lập nghiệp. Chương trình GQVL đã được từng gia đình quan tâm tác dụng trực tiếp đến tạo việc làm và tìm việc làm để ổn định đời sống.

Trong giáo dục đào tạo và công tác dạy nghề: Hỗ trợ cho vấn đề GQVL, công tác giáo dục đào tạo nghề phát triển nguồn nhân lực đã được quan tâm chú trọng, các trường đã làm tốt việc định hướng phân luồng đào tạo cho học sinh, hướng cho học sinh tự lựa chọn các ngành nghề phù hợp với bản thân và nhu cầu của xã hội. Các trung tâm, cơ sở dạy nghề đã đa dạng hoá các hình thức dạy nghề như: Tập trung dài hạn, ngắn hạn, mở các lớp dạy nghề tại địa bàn các nơi tập trung nhiều người có nhu cầu đào tạo,... Trong 6 năm, các trường nghề trên địa bàn đã đào tạo được cho trên 7.800 học sinh có hộ khẩu tại Thành phố [14, tr.3].

Bảng 3.14: Kết quả thực hiện giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố Việt Trì

ĐVT: Người

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Số LĐ được giải

quyết VL mới 3.200 3.200 3.420 3.610 3.834 3.925 VL mới được tạo ra từ

Phát triển KT -

XH 2.400 2.450 2.554 2.708 2.935 3.065

Xuất khẩu LĐ 350 350 496 395 419 425

Giới thiệu ra tỉnh

ngoài 450 400 370 508 479 435

3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

* Trong đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

- Nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn lớn, trong khi khả năng bố trí ngân sách cho công tác dạy nghề của trung ương, tỉnh, thành phố còn hạn chế nên kết quả đào tạo chưa đạt kế hoạch đề ra. Mặc dù ngân sách Nhà nước bố trí cho dạy nghề trong những năm qua đã tăng nhưng vẫn chưa tương xứng với quy mô và yêu cầu nâng cao chất lượng dạy nghề. Việc hỗ trợ của các cấp chính quyền, các ngành về đất đai, vốn, tìm việc làm để phát huy kiến thức sau học nghề rất hạn chế, chưa bố trí được.

- Việc đào tạo nghề chưa gắn với nhu cầu, chưa phù hợp với tâm lý của người lao động; cơ cấu dạy nghề cho lao động nông thôn ở các ngành nghề, lĩnh vực ở địa phương chưa thực sự phù hợp; trình độ lao động đã qua đào tạo còn hạn chế, năng suất lao động thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng lao động; một số ngành nghề phi nông nghiệp, học viên sau khi kết thúc khoá học rất khó tìm được việc làm theo đúng ngành 78 nghề được đào tạo. Việc tuyển sinh còn chồng chéo, có biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh. Chương trình, nội dung đào tạo chưa sát với thực tế địa phương, còn nặng về lý thuyết, kỹ năng thực hành còn hạn chế. Thời gian đào tạo nghề quá ngắn nên tay nghề của người lao động chưa cao không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp khiến người học phải tự tìm kiếm việc làm sau khi được đào tạo. Đây là những nguyên nhân dẫn đến việc phát triển nghề rất khó khăn.

- Về phía người lao động, một bộ phận không nhỏ chưa hiểu hết ý nghĩa, trách nhiệm, quyền lợi khi học nghề. Nhiều lao động không xác định học để có nghề và kiếm tiền từ nghề đã học. Hay như, trong một gia đình, vợ - chồng - con thay phiên nhau tham gia cùng một lớp học, cùng môn học cũng là nguyên nhân tạo ra sự không hiệu quả. Một số học viên không chịu

phát huy nghề đã học, đi học cho có hình thức để nhận hỗ trợ chứ chưa thật sự chú tâm vào nghề. Những yếu tố này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng lao động được đào tạo nghề, từ đó giảm đi cơ hội tìm việc làm và sống bằng nghề đã học.

* Trong quá trình thực hiện đô thị hóa

- Trong quá trình ĐTH: Việc thu hồi diện tích đất nông nghiệp của nông dân thường do các doanh nghiệp ngoài nhà nước sử dụng để kinh doanh dịch vụ như: xây dựng khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí hoặc kinh doanh bất động sản nhằm thu lợi nhuận cao song chỉ đền bù cho nông dân bị mất đất ở mức giá thấp, gây nhiều thiệt hại cho họ và hậu quả là nông dân mất đất không có việc làm ngày càng tăng.

- Các dự án đầu tư chỉ tập trung giải quyết kinh phí hỗ trợ mặt bằng và tái định cư, chưa có phương án cụ thể về đào tạo nghề, bố trí việc làm cho lao động bị mất đất canh tác để ổn định cuộc sống.

- Quy hoạch các vùng chuyên canh, chuyên nuôi, các ngành nghề phi nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn chưa được cụ thể, đồng bộ, do vậy chưa có căn cứ xác định nhu cầu về số lượng lao động, trình độ đào tạo nghề dạy nghề cho người lao động nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và chất lượng hàng hoá, đáp ứng thị trường lao động.

- Còn hiện tượng xây dựng quy hoạch, các dự án đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế, xã hội tính toán chưa đầy đủ các yếu tố bảo đảm cho dự án hoạt động ổn định, bền vững, chưa chú trọng đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và giải quyết việc làm bảo đảm cho người lao động có việc làm và thu nhập ổn định.

* Trong việc đầu tư vốn, kinh phí để mở rộng sản xuất kinh doanh tạo việc làm cho người lao động

- Cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất chưa được quan tâm thường xuyên, đúng mức. Chưa có các giải pháp thu hút vốn đầu tư,

phát triển các khu công nghiệp - dịch vụ đủ mạnh để thu hút và giải quyết việc làm cho người lao động.

- Việc hỗ trợ và tạo điều kiện về vốn, tư liệu sản xuất kinh doanh cho người đã qua đào tạo nghề còn hạn chế cho nên nhiều lao động đã qua đào tạo nghề không đủ điều kiện về cơ sở, vật chất để đầu tư sản xuất kinh doanh, làm giàu từ chính các nghề đã học.

* Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chưa có một kế hoạch phát triển kinh tế một cách chi tiết, đồng bộ từ Thành phố đến các xã, phường. Lộ trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa xây dựng rõ ràng dẫn đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động xã hội theo hướng tiến bộ còn chậm.

* Trong xuất khẩu lao động

- Một số thị trường lao động xuất khẩu đang bị ảnh hưởng như vẫn còn lao động bỏ trốn, thiếu việc làm, thất nghiệp, thu nhập thấp, quản lý lao động chưa chặt chẽ ở một số thị trưởng mới như: Thụy Điển, Mỹ, Úc,... đã ảnh hưởng đến tâm lý người muốn đi XKLĐ nên số lượng LĐXK những năm gần đây có xu thế giảm, đây cũng là tình trạng chung của cả tỉnh.

- Trình độ tay nghề, ngoại ngữ của người lao động còn thấp, phần lớn là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, do vậy, người lao động Việt Nam thường có mức thu nhập thấp hơn lao động của các nước khác.

- Có sự chênh lệch trong thu nhập của người lao động làm việc ở các nước khác nhau, do vậy người lao động thường so sánh, tìm cơ hội để đi xuất khẩu lao động tại các nước có thu nhập khá. Lợi dụng điểm này một số đơn vị, cá nhân đã lừa gạt người lao động nhằm thu lợi bất chính đã ảnh hưởng đến tâm lý người muốn đi xuất khẩu lao động.

Chương 4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở

THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ

4.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Việt Trì công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Việt Trì

4.1.1 Quan điểm phát triển nguồn nhân lực

Tiếp thu sự chỉ đạo của Đảng, của Nhà nước về việc phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, Đại hội Đại biểu của thành phố Việt Trì lần thứ XX nhiệm kì 2015 - 2020 đã quán triệt các quan điểm sau:

-Thứ nhất: Phát triển nguồn nhân lực được coi là yếu tố cơ bản cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Thứ hai: Phát triển nguồn nhân lực được gắn với tạo việc làm, sử dụng nguồn lao động và phân bố lại nguồn lao động theo lãnh thổ.

- Thứ ba: Nâng cao tính năng động, khả năng thích nghi của nguồn nhân lực với quá tình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH.

- Thứ tư: Phát triển nguồn nhân lực phải đặt trong mối quan hệ với sự phát triển của thị trường lao động. (Báo cáo chính trị Đại hội Đại biểu thành phố Việt Trì lần thứ XX nhiệm kì 2015 - 2020, trang 16).

4.1.2. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực

Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong CNH, HĐH, trong Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Việt Trì lần thứ XX (2015 - 2020) đã đề ra những mục tiêu như sau:

- Giải quyết việc làm cho từ 3.500 - 4.000 lao động/năm. Trong đó xuất khẩu lao động là 400 người/năm.

- Cơ cấu lao động: Chuyển dịch cơ cấu lao động từ các ngành nông lâm nghiệp sang các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thương mại.

Năm 2016, thành phố Việt Trì có dân số trung bình trên 198,6 nghìn người, dự báo đến năm 2020 dân số trung bình khoảng 209 nghìn người. Cũng như cả tỉnh, thành phố Việt Trì đang bước vào thời kỳ “dân số vàng” mang lại nhiều cơ hội trong việc phát triển kinh tế - xã hội; dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng cao đồng nghĩa với việc có một lực lượng lao động ngày càng lớn. Dự báo đến năm 2018, dân số từ 15 tuổi trở lên của Thành phố là 109,6 nghìn người. Cơ cấu lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ lệ 15%, khu vực công nghiệp - xây dựng 43,3%, khu vực dịch vụ 41,7%. Dự báo dân số từ 15 tuổi trở lên của Thành phố năm 2020 là 113,5 nghìn người; cơ cấu lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 13,2%, vực công nghiệp - xây dựng 44,5%, khu vực dịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố việt trì, tỉnh phú thọ​ (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)