phải gắn với đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, với chủ trương chiến lược của ngành, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Đây là quan điểm quan trọng, có ý nghĩa quyết định phương hướng, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay. Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao phải bám sát đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước ta nhằm hướng tới mục tiêu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ ra ba đột phá chiến lược nhằm mục tiêu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trở thành nước công nghiệp hiện đại. Ba khâu trong đột phá chiến lược mà Đảng ta xác định hiện nay đều liên quan đến vai trò, mức độ phát triển của ngành đường sắt để góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và nâng cao sức cạnh tranh của ngành nên rất cần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Nội dung của quan điểm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt chỉ rõ: phải gắn với quan điểm, mục tiêu chiến lược của Đảng, Nhà nước, của ngành, để hiện đại hóa một ngành đặc thù và đang có những yếu thế nhất định. Mục tiêu phải hướng tới là góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của ngành, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân
lực với ứng dụng khoa học và công nghệ, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn. Đó là những định hướng giữ vai trò trụ cột để đưa nước ta sớm trở thành nước công nghiệp, trong đó có ngành đường sắt. Vì thế, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay cần phải quán triệt quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước và của ngành vào nhiệm vụ hệ trọng này.
Đảng ta khẳng định, nguồn nhân lực chất lượng cao là lực lượng quan trọng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây là nguồn lực lao động đã qua đào tạo, có tri thức và trình độ chuyên môn kỹ thuật, cho nên là lực lượng lao động đặc biệt quan trọng.
Nội dung của quan điểm chỉ ra mối quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt gắn với đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của ngành theo đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, khẳng định sự cần thiết nhận thức đúng về vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ giúp cho ngành đường sắt tiếp cận và ứng dụng nhanh những công nghệ, tri thức mới để nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Giá trị của quan điểm về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt phải gắn với đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là cơ sở, tiền đề quan trọng để các cấp, các ngành, các lĩnh vực trong đó có ngành đường sắt quán triệt, cụ thể hóa trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành mình. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt cần quán triệt sâu sắc, bám sát các đường lối, chính sách đó. Phải xác định nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt là một bộ phận không tách rời của nguồn nhân lực chất lượng cao đất nước. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt phải đặt trong tiến trình chung và góp phần thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước,
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngược lại, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước sẽ là cơ sở, tiền đề rất quan trọng cho việc tuyển chọn, thu hút nhân tài, bổ sung cho nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt.
Việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nói chung và của ngành đường sắt nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cả khách quan và chủ quan. Trong điều kiện, sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, toàn cầu hóa và kinh tế tri thức. Đặc biệt, khi thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với sự phát triển trên nền tảng tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo, công nghệ nano, công nghệ sinh học, vật liệu mới, vạn vật kết nối internet và công nghệ số…Với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ đang diễn ra "thần tốc" như hiện nay, đòi hỏi ngành Đường sắt Việt Nam cần tiếp cận nhanh hơn nữa những tiến bộ khoa học công nghệ thế giới thì mới không bị tụt hậu.
Đường sắt Việt Nam là một ngành kinh tế mũi nhọn, gồm công nghiệp đường sắt, xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ vận tải đường sắt; với bề dày lịch sử hình thành và phát triển, ngành đã có nhiều đóng góp trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. Sứ mệnh lịch sử của ngành Đường sắt Việt Nam đã và đang là bộ phận giao thông không thể thiếu trong hệ thống mạch máu giao thông nước ta và đã trở thành biểu tượng văn hóa, truyền thống của lịch sử dân tộc. Ở thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sứ mệnh của ngành đang đặt ra yêu cầu mới, cần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh để góp phần phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam khẳng định "mục tiêu tổng quát của toàn Đảng bộ là: Đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng; nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tập trung thu hút đầu tư
để phát triển Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam bền vững, từng bước đi lên hiện đại " [11].
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt phải gắn với mục tiêu, chiến lược của ngành đường sắt, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mục tiêu đặt ra đối với ngành đường sắt trong thời gian tới là nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tập trung thu hút đầu tư để phát triển Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam bền vững, từng bước đi lên hiện đại. Nhiệm vụ trọng tâm là kinh doanh, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt, tổ chức quản lý và điều hành hệ thống giao thông vận tải đường sắt. Các công ty thành viên phải tạo sự phát triển đột phá, mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, thực hiện phương châm kinh doanh: "An toàn - Thuận tiện - Thân thiện - Đúng giờ - Hiệu quả". Quản trị doanh nghiệp theo hướng tiên tiến, hiện đại, ứng dụng các công cụ quản lý, sử dụng thông tin trong vận hành và quản lý doanh nghiệp. Để thực hiện được mục tiêu và những nhiệm vụ trên, vấn đề quan trọng và là khâu đột phá chiến lược chính là xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Do vậy, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phải gắn với mục tiêu, chiến lược phát triển của ngành và trách nhiệm của nhiều chủ thể. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt là quá trình phát triển con người nên phải tiến hành theo một lộ trình song cần có bước đột phá, đi tắt đón đầu, tránh tư tưởng nóng vội muốn gia tăng lực lượng này trong một thời gian ngắn, không phù hợp với thực tiễn phát triển của ngành đường sắt hiện nay.
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, ngoài việc xác định đúng mục tiêu, chính sách đúng đắn, còn cần phải chuẩn bị đủ nguồn vốn, máy móc thiết bị hiện đại và một nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng cao, trong đó nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quan trọng nhất. Đó là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ doanh nhân năng động, cán bộ khoa học kỹ thuật trình độ cao, công nhân có kiến thức và kỹ năng nghề giỏi,
được đào tạo bài bản và tiếp cận nhanh những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới. Trong sự phát triển chung, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức, sự cạnh tranh của các loại hình giao thông vận tải khác... Để đứng vững và phát triển, Tổng Công ty cần phải phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo cho việc thực hiện thành công những chiến lược, kế hoạch trước mắt và lâu dài.