Đổi mới toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, tự đào tạo trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt

Một phần của tài liệu Luận án Phạm Thị Thương (Trang 131 - 139)

đào tạo trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam

Đây là giải pháp quan trọng, là khâu then chốt, có ý nghĩa quyết định việc hình thành các phẩm chất, trình độ, năng lực chuyên môn của nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt. Bởi vì, giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Thực tế cho thấy, những hạn chế trong công tác đào tạo, tự đào tạo là một trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế về phẩm chất, năng lực của nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt. Do đó, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt muốn có chất lượng, hiệu quả tốt, cần phải nâng cao chất lượng công tác đào tạo, tự đào tạo nguồn lực này. Công tác đào tạo, tự đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường hiện nay phải quán triệt sâu sắc tư tưởng "thực học", "thực tài"; đào tạo, bồi dưỡng, phát triển toàn

diện các phẩm chất nhân cách, trong đó tập trung nâng cao trình độ tri thức, năng lực chuyên môn, nhất là năng lực nghiên cứu khoa học của họ. Để nâng cao chất lượng đào tạo, tự đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt hiện nay cần thực hiện tốt các biện pháp cơ bản sau:

Một là, hoàn thiện công tác quy hoạch, đổi mới, sắp xếp, quản lý hệ thống nhà trường thuộc Bộ Giao thông vận tải nói chung và ngành đường sắt nói riêng để trở thành những trung tâm đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành đường sắt.

Thực hiện biện pháp này tạo cơ sở, tiền đề để thực hiện quá trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao ngành giao thông vận tải nói chung và ngành đường sắt nói riêng. Bởi vì, hệ thống nhà trường là nơi cung cấp chủ yếu nhất nguồn nhân lực chất lượng cao cho nhu cầu sử dụng của ngành đường sắt, đồng thời lại tiếp tục bồi dưỡng họ ở trình độ cao hơn khi họ từ các công ty con. Nếu hệ thống này không được đổi mới, sắp xếp, quy hoạch theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hóa thì không thể mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và sẽ không thể cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho yêu cầu nhiệm vụ hiện đại hóa ngành đường sắt. Với tư cách là chủ thể đảm nhiệm trọng trách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa ngành đường sắt, các nhà trường trong ngành giao thông vận tại và đường sắt phải trang bị về tri thức khoa học và kỹ năng nghề nghiệp cho những đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng. Nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ có yêu cầu về số lượng, chất lượng mà còn đòi hỏi có yêu cầu về cơ cấu. Vì vậy, tính đúng đắn của công tác quy hoạch tổ chức nhà trường là phải tham gia phát triển toàn diện nguồn nhân lực chất lượng cao. Do đó cần thực hiện tốt các nội dung:

Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện mô hình, mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt. Thực chất xây dựng mô hình, mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt là xác định hệ thống

những phẩm chất, năng lực cơ bản nhất mà công tác đào tạo, bồi dưỡng cần phải hướng tới. Việc xác định mô hình, mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt như thế nào phụ thuộc vào nhiệm vụ phát triển và nhu cầu thực tiễn của ngành đường đường sắt, trình độ khoa học và công nghệ của đất nước quy định. Hiện nay, mô hình, mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt trong các nhà trường thuộc Bộ Giao thông vận tải và thuộc ngành đường sắt phải được xác định là đào tạo những kĩ sư, nhà khoa học có bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, có năng lực chuyên môn giỏi, có kỹ năng, năng lực nghiên cứu tốt, tâm huyết với nghề, say mê nghiên cứu, cống hiến cho sự nghiệp phát triển của ngành giao thông vận tải nói chung và ngành đường sắt nói riêng. Việc xây dựng, hoàn thiện mô hình, mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt trong các nhà trường phải tiến hành công phu, nghiêm túc, trên cơ sở đánh giá đúng chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lực lượng này thời gian qua. Đồng thời phải tập hợp được trí tuệ của các nhà khoa học, nhà giáo lão thành, cán bộ quản lý, đội ngũ giảng viên, ý kiến đóng góp của các cơ quan chức năng, các công ty, đơn vị trong toàn ngành. Mô hình, mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt trong các nhà trường phải bảo đảm vừa hòa nhập với mặt bằng học vấn chuẩn quốc gia, vừa mang tính đặc thù của ngành đường sắt.

Thứ hai, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt trong các nhà trường là đào tạo những kĩ sư có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ - những nhà khoa học có trình độ tay nghề cao, có khả năng nghiên cứu khoa học độc lập, sáng tạo; đó là đào tạo các chuyên gia có năng lực thực tiễn và nghiên cứu khoa học, lao động lành nghề…trực tiếp phục vụ mục tiêu hiện đại hóa ngành đường sắt… Do đó, nội dung, chương trình đào tạo phải mang tính hiện đại, đúng tầm, phải hướng vào nâng cao một cách chuyên sâu kiến thức

chuyên ngành, cập nhật những vấn đề phát triển mới, để người học sau khi ra trường thực sự trở thành những chuyên gia ngành đường sắt. Nội dung, chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt phải quán triệt sâu sắc mục tiêu, yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; vừa bảo đảm đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục và đào tạo vừa phù hợp với đặc thù đào tạo của ngành đường sắt. Chương trình đào tạo phải thể hiện rõ sự kết hợp giữa trang bị, bổ sung, nâng cao kiến thức với rèn luyện kỹ năng nghiên cứu và phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động khoa học, đồng thời không trùng lặp với các bậc học dưới. Cấu trúc nội dung, chương trình đào tạo phải cân đối, phù hợp với trình độ đào tạo; phải thể hiện rõ quan điểm lấy tự học, tự nghiên cứu là chính nhằm phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu của người học.

Đổi mới nội dung, chương trình, phải gắn với đổi mới phương pháp đào tạo. Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong đổi mới phương pháp giáo dục, đào tạo hiện nay là biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Do đó, đổi mới phương pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt hiện nay phải theo hướng thúc đẩy tính tích cực, chủ động sáng tạo; phát triển năng lực, phương pháp tư duy khoa học; năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo của người học, ứng dụng công nghệ thông tin, các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào giảng dạy nâng cao chất lượng. Cần đổi mới cách thức đánh giá kết quả học tập, nghiên cứu của người học. Kiên quyết khắc phục các hiện tượng trùng lặp, sao chép trong các công trình khoa học, bệnh thành tích trong khâu đánh giá kết quả của người học.

Thứ ba, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở cơ sở đào tạo. Đây là biện pháp mang tính quyết định chất lượng đào tạo nói chung, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt nói riêng. Hiện nay, việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ chủ yếu được thực hiện ở các trường đại học. Do đó, phải tập trung nâng cao chất

lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy ngành đường sắt tại các trường. Giảng viên tham gia đào tạo phải thực sự là những nhà khoa học, những chuyên gia giỏi, có nhiều kinh nghiệm và thành tựu nghiên cứu. Đội ngũ giảng viên như thế sẽ là điều kiện quyết định để xây dựng, thường xuyên đổi mới, phát triển các chương trình đào tạo cũng như quy mô và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt. Đại học Giao thông vận tải, Đại học Công nghệ Giao thông vận tải, Cao đẳng Đường sắt.. cần đẩy mạnh việc liên kết đào tạo, hợp tác nghiên cứu với các cơ sở đào tạo, các cơ quan nghiên cứu có uy tín, có cơ chế, chính sách thu hút các nhà khoa học ở trong và ngoài ngành tham gia đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo nói chung, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt nói riêng.

Thứ tư, tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt trong các nhà trường muốn có chất lượng tốt thì việc đầu tư kinh phí là rất cần thiết. Bởi có kinh phí thì mới có điều kiện để tăng cường cơ sở, vật chất, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, phục vụ việc đổi mới nội dung, phương pháp nghiên cứu, giảng dạy; động viên khuyến khích được người dạy và người học tích cực, say mê nghiên cứu, thu hút được các nhà khoa học có uy tín tham gia đào tạo… Đảng ta đã chỉ rõ: Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển. Đầu tư cho nhân lực khoa học và công nghệ là đầu tư cho phát triển bền vững, trực tiếp nâng tầm trí tuệ và sức mạnh của dân tộc. Đảng và Nhà nước có chính sách phát triển, phát huy và trọng dụng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ. Do đó, Bộ Giao thông vận tải và ngành đường sắt cần tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt trong các nhà trường, đặc biệt là kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Thực tiễn hiện nay, kinh phí đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học vẫn còn rất hạn hẹp. Chúng ta luôn mong muốn có những sản phẩm khoa học chất lượng tốt nhưng với mức kinh phí chưa đáp

ứng được yêu cầu, chưa tạo được động lực cho người nghiên cứu thì khó có thể tạo động lực cho đội ngũ giảng viên, theo đó cũng không thể có được một sản phẩm khoa học chất lượng tốt, dù rằng tiền bạc không phải là mục đích cao nhất.

Hai là, nâng cao chất lượng, hiệu quả tự đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt ngay tại Tổng Công ty và các công công ty trực thuộc.

Thứ nhất, tiến hành thường xuyên, có nề nếp các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, kĩ năng trong lãnh đạo, quản lý. Ngành đường sắt và các cơ quan khác có trách nhiệm hướng dẫn các công ty, đơn vị lựa chọn nội dung bồi dưỡng phù hợp, thiết thực, hiệu quả gắn với quá trình thực hiện nhiệm vụ trung tâm của từng đơn vị thuộc ngành. Các công ty, đơn vị cần chủ động lựa chọn phương pháp bồi dưỡng phong phú, đa dạng với nhiều hình thức khác nhau tránh xơ cứng, máy móc và hình thức. Phương pháp, hình thức bồi dưỡng phải gắn với tiến trình thực hiện nhiệm vụ thực tiễn của các công ty thành viên. Chú trọng các hình thức, phương pháp bồi dưỡng thông qua các đợt học tập theo kế hoạch. Qua bồi dưỡng cần khơi dậy, phát huy tinh thần trách nhiệm của mỗi người trong tự học, tự nghiên cứu, rèn luyện phát triển kĩ năng đồng thời gắn với hình thức phù hợp. Đồng thời, quá trình bồi dưỡng phải gắn chặt với việc xây dựng, tạo nguồn, quy hoạch và bố trí nguồn nhân lực chất lượng cao vào các vị trí lãnh đạo, quản lý một cách hợp lý.

Thứ hai, nâng cao chất lượng công tác đào tạo kèm cặp trong nội bộ đơn vị. Qua công tác đào tạo, bồi dưỡng trực tiếp sẽ giúp cán bộ công nhân viên tự tin và có thể thực hiện nhiệm vụ công việc một cách an toàn và hiệu quả. Trong đào tạo, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam luôn phải đào tạo lý thuyết đi đôi với thực hành. Và đào tạo kèm cặp, bắt tay chỉ việc là một phương pháp hiệu quả đã được tổng công ty áp dụng ở hiện tại và tương lai. Bên cạnh đó, phải thường xuyên tổ chức học tập, rút kinh nghiệm trong công tác vận hành và bảo dưỡng theo định kỳ, đặc biệt khi có sự cố xảy ra. Trong ngành đường

sắt, công tác bảo trì, bảo dưỡng là một công việc không thể thiếu. Việc bảo trì càng kéo dài thì càng gây nhiều thiệt hại trong quá trình sản xuất của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, chính vì thế cần phải nâng cao hơn nữa trình độ và tay nghề của đội ngũ công nhân làm công tác bảo trì, bảo dưỡng để rút ngắn thời gian bảo trì bảo dưỡng là hết sức cần thiết. Cứ hai năm thì tổng công ty bảo dưỡng một lần, và mỗi lần bảo dưỡng có thể kéo dài từ hai đến ba tháng tùy vào khả năng, trình độ của đội ngũ công nhân kỹ thuật và chất lượng của máy móc cũng như trang thiết bị tại Tổng Công ty. Chính vì vậy, cần thường xuyên học hỏi, rút kinh nghiệm trong công tác bảo trì để việc bảo trì máy móc trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Thứ ba, kết hợp việc đào tạo lao động tại chỗ với mở rộng diện đào tạo và nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực chất lượng cao. Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam muốn phát triển và hội nhập tốt đòi hỏi phải có nguồn nhân lực tốt để đáp ứng các mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững. Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực là chuẩn bị lâu dài theo một quá trình sàng lọc và lựa chọn, cần phải có kế hoạch đào tạo tại chỗ, gửi đi đào tạo và đặt hàng ở các nơi khác trong và ngoài nước. Như vậy mới có nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ cao, đa dạng, đồng thời tránh tình trạng đào tạo xong mà vẫn không làm được việc, không hiệu quả. Đồng thời, cần chú ý đến sự gắn kết giữa đào tạo và sử dụng. Cần có cơ chế đào tạo lao động tại chỗ cung cấp lao động cho tổng công ty. Nên kết hợp giữa đầu tư từ nguồn vốn nhà nước với việc liên kết các nhà đầu tư, các cơ sở đào tạo, để có thể đào tạo nhân lực tại chỗ như đào tạo theo hình thức ràng buộc trách nhiệm của người lao động - người đào tạo lao động, liên kết giữa vốn ngân sách nhà nước - vốn của doanh nghiệp - ngân hàng; có chính sách để kết hợp giữa cơ sở đào tạo và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam. Để có được nguồn nhân lực tại chỗ có chất lượng cao, các cơ sở đào tạo và Ban lãnh đạo Tổng Công ty Đường sắt

Việt Nam phải có sự hợp tác chặt chẽ. Các nhân sự được cử đi đào tạo phải có trách nhiệm triển khai đào tạo lại cho các nhân sự liên quan. Đây là một yêu cầu thiết thực để nhân sự tại Tổng Công ty thực hiện tốt quá trình đào tạo kèm cặp và từ đó góp phần tiết kiệm bớt một phần chi phí trong việc đào tạo.

Ba là, tăng cường liên kết đào tạo và hợp tác quốc tế với ngành đường sắt của các nước phát triển.

Thứ nhất, thiết lập khung trình độ trong ngành đường sắt phù hợp với khu vực và thế giới. Xây dựng nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục và đào tạo theo định hướng phù hợp chuẩn quốc tế và đặc thù ngành Đường sắt Việt Nam, tăng cường quan hệ liên thông chương trình đào tạo giữa

Một phần của tài liệu Luận án Phạm Thị Thương (Trang 131 - 139)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w