Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam là kết quả trực tiếp của quá trình tự đào tạo, tự bồi dưỡng của bản

Một phần của tài liệu Luận án Phạm Thị Thương (Trang 71 - 75)

Việt Nam là kết quả trực tiếp của quá trình tự đào tạo, tự bồi dưỡng của bản thân mỗi người trong nguồn nhân lực này

Sự hình thành, phát triển các phẩm chất, nhân cách của nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ là kết quả của quá trình đào tạo, bồi dưỡng của các chủ thể lãnh đạo, quản lý mà còn là kết quả của quá trình tự đào tạo, tự bồi dưỡng của mỗi cá nhân cụ thể. Nói cách khác, mỗi cá nhân vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của quá trình phát triển. Đây là con đường cơ bản, cũng là một nhân tố của quá trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam. Nhân tố này phản ánh động lực tự thân của quá trình phát triển nguồn lực. Để trở thành nhân lực chất lượng cao, mỗi chủ thể phải trải qua một quá trình phấn đấu liên tục, bền bỉ, công phu trong học tập, nghiên cứu, rèn luyện với tính tích cực và tự giác rất cao. Lý luận mácxít đã chỉ ra rằng, trong sự vận động, phát triển của mỗi sự vật, hiện tượng cũng như mỗi con người, yếu tố tự thân vận động bao giờ cũng là nguồn gốc, động lực của sự phát triển. Kết quả điều tra xã hội học cho thấy, có 77,3% ý kiến được hỏi đã cho rằng, muốn phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt thì bản thân họ cần nỗ lực tự học, tự rèn luyện [Phụ lục 10.3].

Không khó để nhận thấy, sự thành công trong bước đường phát triển đầy gian nan của mỗi con người, để trở thành nhân lực chất lượng cao bao giờ cũng ghi đậm dấu ấn cá nhân của họ. Chính sự nỗ lực chủ quan biến quá trình

đào tạo, bồi dưỡng thành quá trình tự đào tạo, tự bồi dưỡng của mỗi cá nhân trong nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố suy đến cùng, quyết định sự phát triển của họ. Thực tế cho thấy, dù chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng có tốt bao nhiêu; các chủ thể giáo dục có cố gắng đến mấy mà bản thân đối tượng giáo dục không chủ động, tích cực, tự giác tiếp thu, lĩnh hội kiến thức; tự giác tu dưỡng, rèn luyện thì mục tiêu giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cũng không đạt được. Nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành đường sắt là những người được đào tạo cơ bản, chuyên sâu về chuyên ngành, có trình độ học vấn cao, năng lực chuyên môn giỏi. Song, sự nghiệp của họ không chỉ bằng hành trang được cung cấp sau vài năm đào tạo, càng không phải đào tạo một lần là xong. Với vốn kiến thức đã được trang bị, nhân lực chất lượng cao phải biết nhân lên trong thực tiễn quá trình nghiên cứu, tự học tập, rèn luyện để có trình độ kiến thức năng lực chuyên môn tương xứng với danh hiệu nhân lực chất lượng cao, mới đáp ứng với sự phát triển của nhiệm vụ giáo dục và đào tạo.

Kinh nghiệm cho thấy, để trở thành nhân lực chất lượng cao thì phải tích cực tự học tập, tự nghiên cứu, tích lũy, thì trình độ, kiến thức của mỗi người mới được nâng cao; nếu không chú trọng tự học, tự rèn thì sẽ không nâng cao chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp mà thậm chí còn bị cùn, mòn đi, chẳng những không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, mà còn bị tụt hậu so với sự phát triển của ngành. Năng lực chuyên môn của những cá nhân được gọi là nhân lực chất lượng cao, chỉ được hình thành, khi họ thực sự tâm huyết với nghề và ngày càng được củng cố, phát triển, nâng cao, thông qua hoạt động thực tiễn nghiên cứu, lao động sản xuất thường xuyên, liên tục. Để có năng lực chuyên môn giỏi thì trước hết người cán bộ, công nhân, viên chức trong nguồn nhân lực chất lượng cao phải có động cơ, xu hướng nghề nghiệp đúng đắn, yêu ngành, yêu nghề, say mê nghiên cứu; phải tích cực tham gia vào hoạt động thực tiễn nghiên cứu, tự học và đúc rút kinh nghiệm qua mỗi công việc hàng ngày; phải trải qua một quá trình khổ luyện rất công phu, lâu dài và đầy

gian khổ với tinh thần lao động nghiêm túc. Thực tế cho thấy, cán bộ, công nhân, viên chức trong ngành có biểu hiện lệch lạc về động cơ, thái độ, trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ được đảm nhiệm, thường chậm phát triển về khả năng, năng lực chuyên môn của mình. Tất cả mọi cán bộ, công nhân, nhân viên làm việc trong ngành đường sắt, đặc biệt là công nhân, đều phải có một tác phong hết sức công nghiệp và chuyên nghiệp; tuân thủ đúng nguyên tắc trong công việc, bởi chỉ một sơ suất nhỏ trong quá trình làm việc có thể xảy ra hậu quả rất lớn.

Nghiên cứu, làm rõ các nhân tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành đường sắt, vừa để thấy rõ tính đặc thù và yêu cầu riêng của ngành. Đây là cơ sở để mỗi chủ thể thấy rõ sự khó khăn, phức tạp và đòi hỏi tính đồng bộ về nhận thức, hoạt động phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt trong hiện tại cũng như những năm tới. Thấm nhuần quan điểm coi con người, đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được xem là giải pháp then chốt quyết định đến sự phát triển của ngành trong hiện tại và những năm tới.

Tiểu kết chương 2

Nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt là tổng hoà các yếu tố số lượng, chất lượng và cơ cấu của nguồn nhân lực ngành đường sắt, có trình độ học vấn từ cao đẳng trở lên, có phẩm chất tiêu biểu và năng lực chuyên môn giỏi, kỹ năng thành thạo, sáng tạo và nhạy bén; đang và sẽ tạo ra sức mạnh luôn thực hiện tốt nhiệm vụ, là động lực chủ yếu và quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành đường sắt.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt là một quá trình tác động biện chứng, tích cực, tự giác, sáng tạo giữa chủ thể với đối tượng; diễn ra có mục tiêu, nội dung, phương thức đặc thù, nhằm thúc đẩy đối tượng nhận thức, chuyển hoá mục tiêu, hình thành, củng cố và phát triển phẩm chất đạo đức tiêu biểu, năng lực chuyên môn kỹ thuật giỏi, kỹ năng thành thạo, năng lực sáng tạo và nhạy bén, hiện thực hoá tiềm năng, luôn

hoàn thành tốt công việc được giao. Những đặc trưng của quá trình này biểu hiện ở các yếu tố chủ thể, đối tượng và mục tiêu, nội dung, chương trình, phương thức đào tạo, bồi dưỡng. Qua đó, nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt được biến đổi theo hướng gia tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng, cân đối về cơ cấu để góp phần hoàn thành tốt mục tiêu chiến lược của ngành trong công cuộc đổi mới hiện nay.

Chương này làm rõ các cơ sở lý thuyết về nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam, từ đó đề xuất quan niệm về khái niệm và các yếu tố cấu thành chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt. Dựa trên các cơ sở lý thuyết này, sẽ nghiên cứu thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam.

Chương 3

Một phần của tài liệu Luận án Phạm Thị Thương (Trang 71 - 75)