Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực của các chủ thể trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt

Một phần của tài liệu Luận án Phạm Thị Thương (Trang 125 - 131)

trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay

Đây là giải pháp cơ bản, giữ vai trò chủ đạo bảo đảm cho nhận thức và hành động của các chủ thể có sự thống nhất, đúng đắn trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay. Bởi lẽ, nhận thức có vai trò quan trọng trong chỉ đạo và định hướng cho hoạt động thực tiễn của con người, điều chỉnh thái độ, hành vi của con người. Do đó, trước bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực và trong nước có nhiều biến động phức tạp, nhiệm vụ phát triển ngành đường sắt đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao nhằm đáp ứng với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xu thế hội nhập quốc tế. Đây là vấn đề đang đặt ra, đòi hỏi các chủ thể từ đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, đến mỗi cán bộ công nhân viên của ngành phải nhận thức được công tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là khâu đột phá và là nền tảng lâu dài đảm bảo cho sự phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam nói chung và từng đơn vị thành viên nói riêng.

Nguồn nhân lực chất lượng cao phải là lực lượng lao động gồm những con người phát triển cả về thể lực, trí lực, phẩm chất và tính tích cực, năng động xã hội cũng như các kỹ năng cần thiết cho công việc. Nguồn nhân lực

chất lượng cao phải được thừa nhận trên thực tế, điều đó có nghĩa là nó không đồng nghĩa với học vị cao. Nguồn nhân lực chất lượng cao là những người có năng lực thực tế hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách xuất sắc nhất, sáng tạo và có đóng góp thực sự hữu ích cho sự phát triển của đơn vị và rộng hơn là của đất nước. Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực của các chủ thể trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

Một là, nâng cao nhận thức của các chủ thể về vị trí, vai trò và sự cần thiết phải phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt Việt Nam hiện nay.

Nguồn nhân lực chất lượng cao là hạt nhân nòng cốt, lực lượng đầu tàu, mũi nhọn, đi tiên phong trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành Đường sắt Việt Nam, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là lực lượng đóng vai trò quyết định chất lượng hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành đường sắt, đồng thời quyết định vị thế, uy tín của ngành đường sắt trong hệ thống giao thông của đất nước. Toàn bộ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đều có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động sản xuất, kinh doanh và vị thế, uy tín cũng như sự phát triển của ngành đường sắt. Do đó, các chủ thể từ đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, đến mỗi cán bộ công nhân viên của ngành phải nhận thức được công tác phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao là khâu đột phá và là nền tảng lâu dài đảm bảo cho sự phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam nói chung và từng đơn vị thành viên nói riêng.

Nguồn nhân lực chất lượng cao phải là lực lượng lao động gồm những con người phát triển cả về phẩm chất, trí lực, thể lực, năng động xã hội cũng như các kỹ năng cần thiết cho công việc; là những người có năng lực thực tế hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách xuất sắc nhất, sáng tạo và có đóng góp thực sự hữu ích cho sự phát triển của đơn vị và rộng hơn là của đất nước. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt còn là thể hiện sự

quán triệt và cụ thể hóa quan điểm của Đảng ta về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành đặc thù để đáp ứng yêu cầu đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt là đầu tư cho giáo dục, đào tạo, đầu tư cho sự phát triển bền vững của ngành và đất nước.

Các chủ thể cũng cần nhận thức rằng nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt là một bộ phận của nguồn lực tinh hoa của Bộ Giao thông vận tải và của Việt Nam. Trong mọi thời đại, lao động tinh hoa luôn là nền tảng tiến bộ xã hội. Họ có vai trò là lực lượng nòng cốt trong sáng tạo và truyền bá kỹ năng lao động của ngành đường sắt nói riêng.

Hai là, nâng cao nhận thức của các chủ thể về tính đặc thù và giá trị lao động của nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành đường sắt.

Đảng ta đã khẳng định: Lao động của trí thức là lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng kinh tế tri thức, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Lao động của nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành đường sắt cũng là lao động đặc thù. Đó là lao động trí óc và sáng tạo trong môi trường sản xuất, kinh doanh với tính chất phức tạp, cạnh tranh gay gắt. Sản phẩm lao động của họ là những công trình, đề tài khoa học, với hàm lượng trí tuệ cao, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của ngành đường sắt nói riêng, ngành giao thông vận tải nói chung. Đó là kết quả của quá trình nghiên cứu hết sức công phu, gian khổ, tiêu tốn nhiều trí lực của nguồn nhân lực này.

Chất lượng, hiệu quả lao động của nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Môi trường, điều kiện, cơ chế, chính sách sử dụng, đãi ngộ, đặc biệt là phẩm chất, trình độ, năng lực của bản thân họ. Đặc thù lao động của nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt đòi hỏi họ không chỉ có trình độ kiến thức và năng lực chuyên môn

tốt mà họ còn phải có thể lực dẻo dai, bền bỉ. Tuy nhiên, trình độ kiến thức, năng lực và sức khỏe của họ không phải được hình thành một cách ngẫu nhiên. Nó là kết quả của quá trình đào tạo, bồi dưỡng và tự đào tạo, tự tu dưỡng, rèn luyện thường xuyên, liên tục, lâu dài, đầy gian khổ của họ.

Do vậy, các chủ thể trong ngành đường sắt phải nhận thức sâu sắc tính đặc thù và giá trị lao động đó của nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành. Trên cơ sở đó mới có nhận thức đúng, đánh giá đúng, có chính sách trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng để nguồn nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành đường sắt ngày càng có động lực phấn đấu, cống hiến nhiều cho hiệu quả sản xuất, kinh doanh của ngành đường sắt nói riêng, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước nói chung. Ngược lại, nếu các chủ thể trong ngành đường sắt không nhận thức đúng, đầy đủ tính chất đặc thù và ý nghĩa, giá trị lao động của nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành thì chẳng những không có chính sách trọng dụng, đãi ngộ thỏa đáng mà còn triệt tiêu động lực phấn đấu của nguồn nhân lực này, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của ngành đường sắt.

Ba là, nâng cao trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành đường sắt.

Đây là vấn đề quan trọng không thể thiếu trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt Việt Nam hiện nay. Bởi lẽ, nếu các chủ thể như đội ngũ lãnh đạo, quản lý; đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ; đội ngũ doanh nhân; đội ngũ công nhân lành nghề không đề cao trách nhiệm của mình trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ dẫn đến sự "đùn đẩy" trách nhiệm, thậm chí "buông lỏng", "phó mặc" việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho một chủ thể nào đó, từ đó làm cho việc phát triển nguồn nhân lực này không đạt hiệu quả. Do vậy, việc đề cao trách nhiệm của các chủ thể đối với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành

đường sắt Việt Nam hiện nay là một tất yếu trên cơ sở phân cấp quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng chủ thể.

Bốn là, nâng cao năng lực của các chủ thể trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành đường sắt.

Đây là nội dung quan trọng góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành đường sắt Việt Nam hiện nay. Thực tiễn cho thấy, việc phát triển được nguồn nhân lực chất lượng cao hay không phụ thuộc rất lớn vào năng lực, trình độ và mức độ quyết tâm chính trị của các chủ thể. Theo đó, đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong ngành đường sắt cần phải bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực lãnh đạo, quản lý cho họ một cách toàn diện trên tất cả các mặt, phù hợp với thực tiễn công tác lãnh đạo, quản lý của họ đang đảm nhiệm. Đối với đội ngũ các nhà khoa học là những cán bộ nghiên cứu khoa học và công nghệ, giảng dạy... nên nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng các đề tài, sáng kiến kinh nghiệm... nâng cao năng lực giảng dạy nhằm phát triển phẩm chất, năng lực và kỹ năng cho nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành đường sắt. Đối với đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, cần nâng cao trình độ kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, tác phong làm việc, kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh, khả năng làm việc nhóm... Đối với đội ngũ doanh nhân, cần giáo dục, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực quản lý, điều hành doanh nghiệp, năng lực tài chính, tri thức, công nghệ và kinh nghiệm về thương trường, kinh doanh...

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm, năng lực của các chủ thể đối với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay, cần thực hiện tốt một số biện pháp sau:

Thứ nhất, thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, quán triệt đối với các chủ thể. Công tác tuyên truyền, giáo dục có vai trò rất quan trọng nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt. Thông qua việc thực hiện phong phú, đa dạng các hình thức như sinh hoạt, học tập, quán triệt nghị quyết, giao

ban công tác hàng năm, hàng quý, hàng tháng…để tuyên truyền giáo dục. Cần tận dụng triệt để sự phát triển của công nghệ thông tin, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục làm cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, các nhà khoa học, đội ngũ doanh nhân và đội ngũ công nhân lành nghề, kỹ thuật trong ngành đường sắt nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò và sự cần thiết phải phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt…Từ đó xác định đúng đắn động cơ, tích cực phấn đấu, tu dưỡng, nghiên cứu, học tập không ngừng nâng cao phẩm chất và năng lực, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.

Thứ hai, thường xuyên quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, Bộ Giao thông vận tải về phát triển nguồn nhân lực ngành đường sắt trong thời kỳ mới. Đây là biện pháp quan trọng, trực tiếp nâng cao và tạo sự chuyển biến nhận thức của các chủ thể về vị trí, vai trò của nguồn lực nhân lực chất lượng cao trong ngành đường sắt và trách nhiệm của các chủ thể trong việc phát triển nguồn nhân lực này. Hiện nay, cần tiến hành một cách thường xuyên việc quán triệt: Nghị quyết Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về "Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế"; Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Chiến lược tăng tốc phát triển của ngành đường sắt đến năm 2020, định hướng đến 2030…Trên cơ sở các nghị quyết, chỉ thị, chiến lược, đề án của Đảng, Nhà nước, tính đặc thù lao động của nguồn nhân lực chất lượng cao, ngành đường sắt xác định chủ trương, giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Có cơ chế, chính sách trọng dụng, đãi ngộ thỏa đáng, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho nguồn nhân lực chất lượng cao phát triển.

Thứ ba, phát huy vai trò của người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị trong tuyên truyền giáo dục về việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Người đứng đầu là người có thẩm quyền cao nhất, có tiếng nói quan trọng, người chịu trách nhiệm chính trong các tổ chức, cơ quan, đơn vị. Sự gương mẫu trong nhận thức, trách nhiệm, lời nói, việc làm của người đứng

đầu có ảnh hưởng lớn, tác động mạnh mẽ đến cấp dưới thuộc quyền. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: một tấm gương sống có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền…Thực tiễn cho thấy, ở đâu, khi nào người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị có nhận thức sâu sắc, trách nhiệm cao trước tập thể, thường xuyên quan tâm và có những quyết sách đúng đắn, mang lại lợi ích cho tập thể, thì ở đó, khi đó đơn vị luôn phát huy được sức mạnh, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Ngược lại, ở đâu người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị nhận thức không đầy đủ, thiếu trách nhiệm với tập thể, lời nói và việc làm không thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ thì ở đó, tổ chức, cơ quan, đơn vị không hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Do đó, việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm, năng lực cho các chủ thể về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao rất cần vai trò tiên phong, gương mẫu của người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị trong ngành đường sắt.

Một phần của tài liệu Luận án Phạm Thị Thương (Trang 125 - 131)