Tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và nâng cao hiệu quả của các công ty sau cổ phần hóa các doanh nghiệp để tạo mô

Một phần của tài liệu Luận án Phạm Thị Thương (Trang 139 - 144)

cao hiệu quả của các công ty sau cổ phần hóa các doanh nghiệp để tạo môi trường thuận lợi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay

Đây là nhóm giải pháp giữ vai trò chỉ ra con đường, môi trường để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành đường sắt trong hiện tại và những năm tiếp theo. Cơ sở của giải pháp là từ mối quan hệ tác động giữa nhiệm vụ tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, hiệu quả của các công ty sau cổ phần hóa các doanh nghiệp với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay. Theo đó, đặt ra đòi hỏi cần có sự đồng bộ của hai mặt trong một quá trình phát triển, vừa là điều kiện và tiền đề của nhau trong một chỉnh thể thống nhất.

Nội dung của giải pháp chỉ ra một xu hướng phát triển tất yếu của ngành là tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và hiệu quả của các công ty sau khi cổ phần hóa các doanh nghiệp của ngành. Sự bất cập, lực cản không nhỏ và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngành đường sắt những năm gần đây chưa cao bởi đầu tư cho khoa học, công nghệ chưa thật tương xứng. Vì thế, trong những năm tới đã có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Thủ tướng và các cơ quan có liên quan cho thực hiện đề án đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật của ngành và mở rộng hợp tác quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi để vừa đặt ra yêu cầu cao, vừa là điều kiện thuận lợi cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành. Đồng thời, chỉ ra phương hướng và đòi hỏi mỗi chủ thể ngày càng cao về nhận thức, trách nhiệm và năng lực để lồng ghép thực hiện có hiệu quả giải pháp tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và nâng cao hiệu quả của các công ty sau cổ phần hóa các doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay.

Thực hiện tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, nâng cao hiệu quả của các công ty sau cổ phần hóa các doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay sẽ cần phải có nhiều biện pháp cụ thể, với sự tham gia của nhiều chủ thể thì mới trở thành hiện thực. Mỗi chủ thể có vai trò, thế mạnh không giống nhau nên cần có sự phối hợp đồng bộ thì mới thực hiện tốt giải pháp này.

Biện pháp tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ của ngành đường sắt. Đây là biện pháp quan trọng, liên quan trực tiếp đến chủ thể là lãnh đạo, quản lý về khoa học và công nghệ của ngành với một số đối tác như với Viện ứng dụng Công nghệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, của Bộ Giao thông vận tải sẽ tạo cơ hội để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành đường sắt. Các chủ thể quán triệt, vận dụng sáng tạo các chỉ thị của Bộ Giao thông vận tải và của ngành đường sắt về đẩy mạnh

công tác nghiên cứu khoa học trong thời kỳ mới. Đồng thời, thực hiện biện pháp chủ động đẩy mạnh hợp tác quốc tế để kêu gọi nguồn vốn ưu đãi đầu tư vào các dự án ưu tiên của Tổng Công ty, tiếp thu khoa học và công nghệ tiến tiến, kinh nghiệm phát triển đường sắt và đào tạo cán bộ, đặc biệt là về lĩnh vực đường sắt cao tốc, đường sắt đô thị. Thực tế chứng minh, khi có đề án mở rộng quan hệ hợp tác với một nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga, các nước ASEAN, tổ chức UIC và OSZD sẽ là cơ hội tốt để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay và những năm tiếp theo.

Biện pháp tăng cường đầu tư khoa học, ứng dụng công nghệ mới gắn với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành đường sắt hiện nay. Đây là vừa là biện pháp, vừa là con đường rất cơ bản, trực tiếp để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nói chung và ở ngành đường sắt nói riêng. Hiện nay nhu cầu khách quan của ngành đường sắt rất cần đầu tư cho khoa học, ứng dụng công nghệ mới. Bởi lẽ, thực tế ngành đường sắt đang sử dụng rất nhiều trang thiết bị, máy và toa tàu lạc hậu với thời gian sử dụng quá lâu. Cho nên, để tăng cường đầu tư cho khoa học, ứng dụng công nghệ mới thì mới tạo nên sự đột phá năng suất lao động của ngành.

Tăng cường đầu tư cho khoa học, ứng dụng công nghệ mới gắn với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành đường sắt sẽ diễn ra một quá trình không phải ngắn, cần có lộ trình và biện pháp rất cụ thể. Chủ thể là lãnh đạo, quản lý ở cấp Bộ, ngành chủ quản thì phải xây dựng đề án đồng bộ cả về nguồn vốn, đầu tư cơ sở nghiên cứu khoa học và nguồn nhân lực tương thích. Sự lựa chọn hướng nghiên cứu, đầu tư cho khoa học không thể tùy tiện mà cần sát thực tế với tiềm lực và có ưu tiên cho mỗi ngành nghề cụ thể như hướng vào chế tạo vật liệu mới, vào các lĩnh vực chế tạo, đóng mới đầu máy, toa xe, phụ tùng. Xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở sản xuất công nghiệp, các trang thiết bị phục vụ cho điều hành khai thác vận tải, an toàn giao thông, cung cấp các dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế trên các đoàn tàu khách cao

cấp... Đồng thời đẩy mạnh công tác nghiên cứu thử nghiệm, công tác đào tạo của ngành và liên kết quốc tế để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Ban lãnh đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam có cơ chế, chính sách để tăng cường cập nhật những công nghệ mới, mạnh dạn học tập kinh nghiệm của các nước tiên tiến và ứng dụng khoa học, công nghệ mới đó vào sản xuất. Ngành cần tạo điều kiện để người lao động có thể tiếp cận với những công nghệ hiện đại. Cho người lao động đi đào tạo nâng cao tay nghề, trình độ để họ có thể ứng dụng, vận hành những công nghệ mới, hiện đại vào sản xuất.

Chủ thể là những cán bộ trực tiếp làm công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại thì phát huy vai trò nội lực, nâng cao trình độ mọi mặt để đáp ứng yêu cầu tăng cường đầu tư vốn từ nhiều nguồn cho hiệu quả và thiết thực vì sự nghiệp hiện đại hóa của ngành. Mỗi cán bộ làm công tác khoa học, công nghệ phấn đấu không ngừng nghỉ thông qua những con đường tự học tập, rèn luyện để trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao và dẫn dắt các nguồn nhân lực khác vươn lên về mọi mặt.

Chủ thể là những cán bộ, giảng viên làm công tác giáo dục và đào tạo của ngành đường sắt là những người tiên phong nâng cao về trình độ học vấn, cập nhật sự phát triển mới về khoa học, công nghệ của mỗi chuyên ngành và ở mỗi bậc đào tạo. Mỗi cán bộ, giảng viên làm công tác giáo dục và đào tạo của ngành đường sắt nên xác định vừa là chủ thể phấn đấu trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao, vừa giữ vai trò "máy cái" để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong nghành. Đặc biệt, quan tâm đến nhiệm vụ đào tạo các đối tượng có trình độ sau đại học ở các chuyên ngành kỹ thuật, công nghệ cao của ngành để góp phần tạo ra số lượng và chất lượng ngày càng gia tăng nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành đường sắt. Trên cơ sở đó, lãnh đạo các cấp, cần quan tâm đầy đủ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ tinh hoa này với tầm nhìn lâu dài, toàn diện, không cục bộ, khép kín trong từng công ty thành viên để có những sáng kiến cải tiến, nâng cao năng suất lao động trong toàn ngành. Thiết lập khung trình độ trong ngành đường sắt phù

hợp với khu vực và thế giới. Xây dựng nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục và đào tạo theo định hướng phù hợp chuẩn quốc tế và đặc thù ngành Đường sắt Việt Nam.

Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà giáo, nhà khoa học có tài năng và kinh nghiệm của nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia vào quá trình đào tạo nhân lực ngành đường sắt và nghiên cứu khoa học, công nghệ tại các cơ sở giáo dục, đào tạo chuyên môn ngành Đường sắt Việt Nam. Tăng cường dạy và bồi dưỡng ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh, văn hoá thế giới, kỹ năng thích ứng trong môi trường cạnh tranh quốc tế cho ngành Đường sắt Việt Nam.

Chủ thể là lãnh đạo, quản lý và đội ngũ công nhân kỹ thuật ở các đơn vị cơ sở của ngành thường xuyên nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc và sử dụng các công nghệ mới cho hiệu quả. Đồng thời, từ thực tiễn lao động sản xuất tự học, tự rèn để trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao và dẫn dắt, bồi dưỡng nguồn lực lao động phổ thông để tạo ra năng suất lao động cao. Tổ chức công đoàn hàng năm nên tổ chức tốt phong trào sáng kiến, cải tiến kỹ thuật ở các đơn vị của ngành để tạo môi trường thi đua và phấn vươn lên của mỗi đoàn viên... kiểm soát chặt chẽ công nghệ nhập, đảm bảo tính hiện đại, cập nhật của công nghệ.

Đẩy mạnh hiệu quả của các công ty sau cổ phần hóa các doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay. Đây là biện pháp cần thiết để tạo ra động lực khích lệ người lao động vươn lên làm chủ về mọi mặt, gắn lợi ích thiết thân do tác dụng của vai trò cổ phần hóa tạo ra. Cổ phần hóa ở nước ta đã được chính thức thực hiện từ năm 1992 và đẩy mạnh vào năm 1996 và về cơ bản hoàn thành vào 2010. Ở ngành đường sắt cũng theo chủ trương cổ phần hóa để chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần thuộc ngành. Đây là quá trình chuyển doanh nghiệp từ chủ sở hữu nhà nước sang hình thức chủ sở hữu nhiều thành phần, vì thế có điều kiện cho người lao động tham gia

cổ phần và gắn trách nhiệm ngày càng cao của họ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Công ty mẹ là Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam dẫn dắt, định hướng và phát huy vai trò quản lý các công ty con vào các hoạt động có hiệu quả thiết thân của ngành, kịp thời phát hiện những bất cập trong quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, kinh doanh điều hành giao thông vận tải đường sắt và kinh doanh dịch vụ hỗ trợ vận tải đường sắt đem lại hiệu quả thiết thực hơn. Xây dựng các cơ chế quản lý liên quan đến người lao động, gắn thu nhập và trách nhiệm của người lao động với sản phẩm trong Tổng Công ty, xử lý nghiêm các trường hợp tiêu cực ở các công ty, bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động.

Thực tiễn trong nước và thế giới cho thấy, trong xây dựng, phát triển tiềm lực ngành đường sắt không thể cứ có tiền là có thể mua sắm, tiếp nhận, chuyển giao và làm chủ công nghệ đường sắt như mong muốn, mà cần phải có vai trò của đội ngũ chuyên gia khoa học công nghệ, chuyên gia đầu ngành. Những năm gần đây, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam vừa chú trọng đầu tư để hiện đại hóa công nghệ và trang thiết bị, vừa đang cải thiện môi trường lao động cho nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt chú trọng mở rộng hội nhập quốc tế của ngành. Bởi vì, để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, bền vững thì một trong các yếu tố đó là phải áp dụng công nghệ mới và theo đó cũng làm cho nguồn nhân lực không ngừng được nâng cao về chất lượng.

Một phần của tài liệu Luận án Phạm Thị Thương (Trang 139 - 144)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w