Mâu thuẫn giữa khả năng cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành với nhu cầu thực tế hiện đại hóa nhanh ngành

Một phần của tài liệu Luận án Phạm Thị Thương (Trang 109 - 111)

lượng cao của ngành với nhu cầu thực tế hiện đại hóa nhanh ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay

Đây là mâu thuẫn thực tế đang đặt ra đối với ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay. Thực chất đó là mâu thuẫn giữa yếu tố chủ quan với xu hướng

phát triển khách quan trong quá trình phát triển của ngành Đường sắt Việt Nam trong những năm qua. Xét cả về lý luận và thực tiễn đã cho thấy, con người là chủ thể có khả năng nhận thức, cải tạo thế giới vật chất và sáng tạo ra lịch sử. Sự phát triển của một chế độ xã hội nói chung, của một lĩnh vực, ngành cụ thể bao giờ cũng do nhiều nguồn lực và trong đó nguồn lực con người bao giờ cũng có ý nghĩa quyết định nhất. Vì thế, nếu nguồn lực con người nói chung, nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng mà chưa tương thích và phù hợp với yêu cầu thực tế hiện đại hóa ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay thì đây phải được xem là nhiệm vụ cấp bách nhất phải giải quyết.

Như đã nói, nguồn nhân lực ngành Đường sắt Việt Nam trong những năm qua còn bất cập về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Nguồn lực này đang trong quá trình phát triển nên tình trạng "khan hiếm" và thiếu hụt ở các bộ phận của ngành là một thực tế. Hiện nay nguồn cung cấp lao động cho yêu cầu hiện đại hóa ngành đường sắt được thông qua kênh từ bên ngoài, lựa chọn qua thực tiễn hoạt động ở các đơn vị thành viên và ở hệ thống các nhà trường trong ngành giao thông vận tải. Mỗi kênh cung cấp đều có những vị trí, vai trò nhất định, nhưng đang gặp phải những khó khăn và cản trở đến quá trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt.

Ngoài ra, đặc thù riêng của ngành đường sắt so với một số ngành khác khi chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang hạch toán kinh doanh, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì chậm hơn vì còn được thụ hưởng những chế độ ưu đãi khá nhiều so với ngành khác. Vì thế, qua thực tế cho thấy, lao động của ngành thường còn suy nghĩ an phận với nghề và chính sách đang thụ hưởng, nên nỗ lực vươn lên về mọi mặt của họ còn ở mức độ chưa cao.

Qua khảo sát, nghiên cứu thực tế cho thấy, các công nghệ, phương tiện kỹ thuật của ngành đường sắt hiện nay có nhiều thế hệ, chủng loại và lâu đời nhập từ nhiều nước khác nhau. Xu hướng phát triển, lộ trình đầu tư để hiện đại hóa của ngành trong thời gian tới đã được Nhà nước phê duyệt và có đề án đang triển khai để nâng cấp trang bị, kỹ thuật, xây dựng nhà máy sản xuất đầu

máy và sửa chữa xe lửa của ngành, trong đó có đề án hợp tác với Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và đặc biệt là đưa đường sắt trên cao vào hoạt động, đã đặt ra yêu cầu rất cao đối với nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành. Vì thế, giải quyết bất cập giữa nhân tố nguồn lực với yêu cầu hiện đại hóa, mở rộng hợp tác quốc tế của ngành đường sắt cần được quan tâm nghiên cứu và tìm ra biện pháp giải quyết.

Giá trị của nhận thức và giải quyết mâu thuẫn giữa khả năng cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành với nhu cầu thực tế hiện đại hóa nhanh ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay là động lực quan trọng và liên quan đến nhiều chủ thể, nhiều lực lượng. Song thực tế cho thấy, sự phát triển toàn diện của nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt phụ thuộc rất lớn vào quy mô, chất lượng của các cơ sở đào tạo trong ngành. Nhưng với những hạn chế trong các cơ sở đào tạo ngành đường sắt hiện nay thì rất cần tập trung tháo gỡ để góp phần đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt cho nhiệm vụ hiện đại hóa của ngành. Cho nên phải tiếp tục đổi mới, xây dựng hệ thống các cơ sở đào tạo trong ngành đường sắt theo hướng hiện đại hoá, chuẩn hoá và hội nhập cao. Hiện đại hóa ngành đường sắt đòi hỏi vai trò cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao của các cơ sở đào tạo đại học là rất lớn. Vì vậy, mở rộng về quy mô, hợp lý về hệ thống, đổi mới về tổ chức quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo là đòi hỏi tất yếu trong quá trình xây dựng và phát triển hệ thống các cơ sở đào tạo ngành đường sắt hiện nay. Bên cạnh đó, phải tiến hành đồng bộ các biện pháp nhằm thú hút, quản lý và sử dụng có hiệu quả lực lượng nhân lực có chất lượng cao ngoài ngành vào công tác trong ngành đường sắt. Đồng thời có các nội dung, biện pháp hiệu quả trong bồi dưỡng, rèn luyện nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt tại các công ty thành viên.

Một phần của tài liệu Luận án Phạm Thị Thương (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w