Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh

Một phần của tài liệu Luận án Phạm Thị Thương (Trang 123 - 125)

đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của ngành

Đây là quan điểm cơ bản, chỉ đạo việc xác định mục đích của phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành đường sắt hiện nay. Cơ sở xác định quan điểm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt hiện nay phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của ngành trong thời kỳ mới. Trước yêu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước, trong đó có ngành đường sắt. Đảng ta khẳng định phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước và tất yếu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành đường sắt nói riêng.

Nội dung của quan điểm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành đường sắt cần quán triệt sâu sắc, bám sát các quan điểm, chủ

trương, chiến lược của Đảng và Nhà nước. Phải xác định nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành đường sắt là một bộ phận không tách rời của nguồn nhân lực chất lượng cao đất nước. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành đường sắt phải đặt trong tiến trình chung và góp phần thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung; yêu cầu hội nhập quốc tế và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của ngành đường sắt nói riêng.

Giá trị của thực hiện quan điểm, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành đường sắt được thể hiện rất rõ trong "Chiến lược tăng tốc phát triển của ngành đường sắt đến năm 2020, định hướng đến 2030", Quy chế 03-NQ/ĐU năm 2011 của Hội đồng thành viên Đường sắt Việt Nam về đào tạo, bổ nhiệm nguồn cán bộ trẻ nhằm tạo điều kiện để viên chức rèn luyện phẩm chất đạo đức; nắm vững kiến thức và kỹ năng quản lý điều hành sản xuất kinh doanh, có kinh nghiệm thực tế, có trình độ ngoại ngữ để có thể tham gia hội nhập với khu vực và thế giới tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý kế cận ở Đường sắt Việt Nam và các đơn vị cho thời kỳ từ 2011 - 2020 và sau năm 2020.

Trong giai đoạn hiện nay, hội nhập quốc tế sâu rộng là xu thế tất yếu khách quan để các quốc gia, dân tộc tồn tại và phát triển. Nước ta nói chung, ngành Đường sắt Việt Nam nói riêng phải tham gia hội nhập quốc tế sâu rộng. Mặt khác, là đơn vị kinh doanh vận tải, ngành đường sắt còn phải đảm bảo nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do vậy, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt phải quán triệt quan điểm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, là cái đích mà các chủ thể cần quán triệt.

Các quan điểm nêu trên là một hệ thống có quan hệ chặt chẽ với nhau, có giá trị chỉ đạo việc xác định và đề xuất các nhóm giải pháp chủ

yếu trong quá trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt Việt Nam hiện nay, cũng như những năm tới.

Một phần của tài liệu Luận án Phạm Thị Thương (Trang 123 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w