Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam chịu sự quy định của chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn lực

Một phần của tài liệu Luận án Phạm Thị Thương (Trang 64 - 67)

Việt Nam chịu sự quy định của chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn lực của ngành và xã hội

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là phát triển những cán bộ khoa học, quản lý và công nhân kỹ thật có khả năng sáng tạo, làm nòng cốt trong sản xuất và kinh doanh của ngành đường sắt. Ngoại trừ những yếu tố thuộc về khả năng, năng khiếu bẩm sinh, còn lại về cơ bản các phẩm chất, năng lực của

người cán bộ, công nhân ngành đường sắt có chất lượng cao không tự nhiên mà có và nó phải là kết quả của quá trình đào tạo, bồi dưỡng của các chủ thể lãnh đạo, quản lý. Đây là nhân tố phản ánh mối quan hệ giữa yêu cầu phát triển với nội dung, hình thức, biện pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành. Kết quả điều tra xã hội học cho thấy, có 66% ý kiến được hỏi đã cho rằng muốn phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt, thì phải gắn với nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng [Phụ lục 10.3].

Đào tạo là khâu trực tiếp quyết định đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành Đường sắt Việt Nam. Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuyển chọn đầu vào, mô hình, mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, người dạy, người học... Các yếu tố này đều trực tiếp hoặc gián tiếp tác động, quy định đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành.

Tuyển chọn đầu vào là yếu tố đầu tiên, quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành đường sắt. Việc tuyển chọn nguồn đào tạo cán bộ, công nhân chất lượng cao phục vụ cho ngành đường sắt, ngoài những tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ nhận thức, sức khỏe, cần chú trọng đến khả năng và tinh thần cần cù, chịu khó và yêu mến nghề nghiệp. Ngược lại, nếu nguồn đầu vào thấp so với tiêu chuẩn thì khó có khả năng đào tạo ra sản phẩm có chất lượng cao được, phải lựa chọn những người có nguyện vọng phục vụ lâu dài trong ngành đường sắt. Chỉ những người có nguyện vọng thì họ mới có động cơ, xu hướng nghề nghiệp đúng đắn, mới có động lực phấn đấu vươn lên.

Mô hình, mục tiêu đào tạo có vai trò quan trọng, định hướng, chỉ đạo toàn bộ các thành tố, các khâu, các bước, các nội dung cơ bản của quá trình đào tạo, là tiêu chí để đánh giá sản phẩm đào tạo. Chương trình, nội dung đào tạo là nguyên liệu tạo nên chất lượng sản phẩm đào tạo. Nó quy định quy mô, cơ cấu hệ thống tri thức cần có để hình thành nên những phẩm chất và năng lực cần thiết của sản phẩm đào tạo. Nếu chương trình, nội dung đào tạo được

xây dựng bảo đảm hiện đại, chuẩn hóa, vừa toàn diện, vừa chuyên sâu, cấu trúc hợp lý, đồng thời thường xuyên được đổi mới thì chất lượng sản phẩm đào tạo sẽ tốt. Ngược lại, chương trình, nội dung đào tạo không được chuẩn hóa, lạc hậu, có sự trùng lặp với các bậc học trước và không có sự đổi mới, cập nhật, thì chất lượng sản phẩm đào tạo thấp.

Phương pháp, phương tiện dạy học có vai trò quan trọng, tác động trực tiếp đến chất lượng đào tạo. Phương pháp dạy học thường xuyên được đổi mới, phương tiện dạy học được trang bị đầy đủ, hiện đại sẽ khơi dậy được sự say mê, hứng thú, phát huy được tính tích cực, sáng tạo của người học trong quá trình học tập, qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, yếu tố có ý nghĩa quyết định chất lượng đào tạo là đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục của các cơ sở đào tạo. Bởi vì, có thầy giỏi thì mới có trò giỏi và nhà trường danh giá. V.I.Lênin từng nhấn mạnh: "Trong bất kỳ một trường học nào, điều quan trọng nhất là phương hướng chính trị và tư tưởng của các bài giảng. Cái gì quyết định phương hướng đó? Hoàn toàn và chỉ là thành phần các giảng viên thôi" [48, tr.248]. Nếu đội ngũ nhà giáo yếu kém, không có động lực phấn đấu nâng cao trình độ kiến thức, năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp thì dù chương trình, nội dung có tốt, cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ, hiện đại cũng không bảo đảm chất lượng đào tạo. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam không phải đi từ không đến có, nó là kết quả của quá trình đào tạo, bồi dưỡng lâu dài

ở tất cả các cấp học, bậc học, trực tiếp và quyết định nhất là chất lượng đào tạo ở trình độ đại học và sau đại học.

Bồi dưỡng trong thực tiễn là khâu đóng vai trò quan trọng không thể thiếu đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành đường sắt. Nếu đào tạo là khâu trang bị kiến thức, hình thành năng lực, kỹ năng nghề nghiệp và những phẩm chất cần thiết của nguồn nhân lực chất lượng cao thì bồi dưỡng là khâu có tính chất quyết định việc nâng cao những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất, năng lực của họ. Đào tạo nguồn nhân lực là

khâu quan trọng, còn bồi dưỡng trong thực tiễn lao động sản xuất, hoạt động hàng ngày ở các đơn vị của ngành là khâu trực tiếp để họ phát triến nhanh và bền vững về mọi mặt.

Thực tế cho thấy, đạt bằng cấp mới chỉ là cơ sở, tiền đề quan trọng bước đầu để mỗi cán bộ, công nhân của ngành phát triển thành nhân lực chất lượng cao. Còn để trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao thực thụ, có thể đảm đương được chức trách, nhiệm vụ của mình, thì mỗi cán bộ giảng viên cần phải trải qua một quá trình bồi dưỡng trong hoạt động thực tiễn nghiên cứu, lao động sản xuất. Chính thông qua hoạt động giáo dục, bồi dưỡng của các tổ chức mà những phẩm chất nhân cách của nguồn nhân lực chất lượng cao không ngừng được bồi đắp, ngày càng phát triển và hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Luận án Phạm Thị Thương (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w