CAO NGÀNH ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM HIỆN NAY
Đánh giá tổng quát chung về những hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt những năm vừa qua là: phát triển chất lượng, số lượng, cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao chưa thật hợp lý
ở các nhóm ngành nghề, các bộ phận trong ngành [Phụ lục 8]. Về trình độ, khả năng sử dụng ngoại ngữ và tin học vẫn còn một bộ phận, tuy không nhiều cán bộ, công nhân, viên chức trong ngành chưa đáp ứng yêu cầu. Hiệu quả phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành Đường sắt có nội dung, hình thức và biện pháp chưa thật phù hợp. Về tình hình này, qua kết quả khảo sát cho thấy, có 13,3% ý kiến được hỏi đã khẳng định do nội dung chưa phù hợp; 24% ý kiến khẳng định do hình thức chưa phù hợp; 27% ý kiến khẳng định do biện pháp chưa phù hợp [Phụ lục 10.6]. Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt còn có hạn chế chủ yếu là do yếu tố chủ quan. Cán bộ lãnh đạo, quản lý của ngành chưa thật sự quan tâm và môi trường, chính sách sử dụng, đãi ngộ của ngành đối với nguồn nhân lực chất lượng cao chưa được tốt. Kết quả điều tra xã hội học cho thấy, đã có 5,3% ý kiến được hỏi là cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa quan tâm; có 1,3% ý kiến được hỏi môi trường làm việc, chính sách sử dụng, đãi ngộ chưa tương xứng với cống hiến của nguồn lực [Phụ lục 10.5 và 10.7].
3.2.1. Hạn chế về phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay
Thực trạng về chất lượng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay còn có bất cập. Nguồn nhân lực cao này, chưa được đào tạo chuyên môn sâu để có điều kiện tiếp cận với trình độ quản lý, kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa
thường xuyên cập nhật, tự học tập nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý, lãnh đạo và khoa học công nghệ mới. Tỷ lệ nhân lực ngành Giao thông vận tải đường sắt được đào tạo về chuyên môn, có điều kiện được tiếp cận với trình độ quản lý, trình độ chuyên môn tiên tiến trên thế giới còn thấp.
Việc xây dựng tiêu chuẩn chức danh đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý còn chung chung, chưa đầy đủ, nặng về định tính, nên đánh giá chất lượng đặc biệt là chất lượng lãnh đạo còn thiếu chính xác. Việc xây dựng chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa sát với yêu cầu, nhiệm vụ và tính đặc thù của ngành đường sắt.
Ngoài ban lãnh đạo cấp cao, nhân sự lãnh đạo của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, phân bổ tại các phòng ban, có thể chia làm hai khối chính là khối chuyên môn nghiệp vụ và khối sản xuất, trong đó, khối lãnh đạo tham gia chỉ đạo lao động, tham gia sản xuất chiếm chỉ chiếm 40,4%. Thực tế đó cho thấy, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý tại Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam vẫn còn mất cân đối về cơ cấu giữa khối nghiệp vụ và khối sản xuất, do vậy, thiếu một lực lượng lãnh đạo đáp ứng nhu cầu để Tổng Công ty có thể hoạt động có hiệu quả hơn.
Hiện nay, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, về cơ bản, đáp ứng về số lượng, nhưng để đáp ứng yêu cầu quản lý, đầu tư phát triển cao và tăng thêm sức cạnh tranh của ngành, của Tổng Công ty, trong điều kiện mới, thì đội ngũ này cần tiếp tục nâng cao hơn nữa về chất lượng. Hoạt động của các chủ thể chưa thật đa dạng hóa, các biện pháp quy hoạch, kế hoạch đào tạo - bồi dưỡng nhằm nâng cao nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong tình hình mới. Chất lượng lao động trình độ cao của một số cán bộ chủ chốt trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, vẫn chưa đảm đương được sứ mệnh chiến lược lâu dài của ngành, chưa xứng đáng là "đầu kéo của quá trình phát triển". Thực tế cho thấy, với vai trò là lực nòng cốt của ngành, vẫn để tình hình mất an toàn giao thông vận tải, cụ thể là năm 2017 có 344 vụ mất an toàn; năm 2018
đã xảy ra 260 vụ tai nạn, tuy số vụ có giảm nhưng vẫn còn ở mức cao [Phụ lục 4]. Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam còn thiếu các nhà lãnh đạo có năng lực quản lý giỏi toàn diện, cả về vĩ mô và vi mô; hiệu quả lao động chưa cao, tính bình quân thu nhập của người lao động trong ngành còn thấp chỉ đạt trung bình từ 8 triệu đến 8,4 triệu đồng một tháng [Phụ lục 6 và 7]. Thêm vào đó, kinh nghiệm làm việc cũng như khả năng thích nghi với môi trường làm việc và tác phong công nghiệp còn thấp.
Nguyên nhân khách quan của những hạn chế trong hoạt động phát triển