Hạn chế về phát triển đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Luận án Phạm Thị Thương (Trang 98 - 101)

trước hết là ở đó công tác cán bộ, đặc biệt là cán bộ chủ trì đầu ngành chưa được đổi mới. Nguyên tắc, cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ có thời điểm chưa thật chặt chẽ và thống nhất, nên để tình trạng cá nhân được giao cho quá nhiều quyền lực. Chính sách xã hội và chính sách đãi ngộ cán bộ chưa đổi mới thường xuyên cho phù hợp với thực tiễn hoạt động của Ngành.

Nguyên nhân chủ quan của những hạn chế trong hoạt động phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của ngành. Cấp ủy ở các cơ quan chưa thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá cán bộ. Cán bộ phụ trách nhân lực chưa thực sự chuyên nghiệp. Từ đó, tất yếu dẫn đến việc quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa được quan tâm đúng mức. Thiếu cán bộ quản lý giỏi, có tâm huyết với nghề, thiếu chuyên gia đầu ngành. Ngành chưa quan tâm thích đáng về các chính sách đặc thù, về trả lương, trả thưởng phù hợp thu hút được những chức danh quan trọng, cạnh tranh được với các tổng công ty trong nước và tiến tới cạnh tranh trong khu vực, với thế giới.

3.2.2. Hạn chế về phát triển đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay

Những năm gần đây, mặc dù đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ tuy đã có bước phát triển so với những năm trước, nhưng vẫn còn có những bất cập. Về chất lượng, trong đội ngũ vẫn thiếu những chuyên gia giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ. Cơ cấu đội ngũ cán bộ, nhân viên chưa phù hợp, chưa đồng

đều. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học có khả năng sáng tạo, phát triển khoa học công nghệ mới cho ngành còn chưa nhiều; khả năng làm việc theo nhóm chưa cao. Đội ngũ giảng viên thiếu kỹ năng, phương pháp giảng dạy tiên tiến, yếu về kỹ năng thực hành. Chất lượng giảng viên tham gia bồi dưỡng hàng năm chưa cao, do kinh phí hạn chế.

Đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ làm công tác đào tạo còn thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng. Hệ thống đào tạo trong Tổng Công ty chưa thực sự hiện đại, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nhân lực. Chưa có mạng lưới chuyên gia trong toàn ngành và chuyên gia người Việt phục vụ công tác đào tạo. Tổng Công ty cần có một đội ngũ chuyên gia trong công tác lập ra kế hoạch và chiến lược phát triển Tổng Công ty hàng quý, hàng năm, để từ đó đánh giá kịp thời thực trạng phát triển và đề ra các giải pháp hợp lý cho sự phát triển bền vững của Tổng Công ty. Từ đó, tiết kiệm một khoản chi phí không nhỏ cho việc thuê chuyên gia nước ngoài trong việc lập ra chiến lược phát triển của Tổng Công ty.

Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đang còn thiếu đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ cả về số lượng và năng lực để đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng cao. Nhân lực khoa học, công nghệ thiếu và yếu là vấn đề nổi cộm hiện nay. Hiện nay, ngành đường sắt đang thực hiện nhiều dự án nên đang cần rất nhiều cán bộ khoa học, công nghệ, các kỹ sư trình độ cao. Trong khi đó, các kỹ sư, cử nhân mới ra trường hầu hết đều thiếu kỹ năng giao tiếp và ngoại ngữ - một yêu cầu cần thiết để làm việc cho tổng công ty với các chuyên gia nước ngoài.

Trong giai đoạn từ 2010 đến nay, trình độ của lực lượng lao động ở Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam không ngừng tăng lên từ đó gia tăng nguồn nhân lực chất lượng cao. Cụ thể là số lượng tiến sỹ và thạc sỹ tăng lên. Có thể nói, nhân lực tại Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tại thời điểm hiện tại hầu hết đều đã qua đào tạo. Khi Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam hoạt động với công suất lớn hơn và mở rộng quy mô trong tương lai thì con số này là chưa đủ. Bên cạnh đó, thì số cán bộ khoa học công nghệ có trình độ sau đại

học còn hạn chế, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển chuyên gia đầu ngành ở Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam hiện nay.

Nguyên nhân khách quan của những hạn chế trong hoạt động phát triển đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ của ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay là đầu tư vốn của nhà nước cho ngành so với yêu cầu đổi mới công nghệ của ngành, để hiện đại hóa và phát triển tương xứng với đòi hỏi thực tế của nhu cầu xã hội còn hạn chế. Địa hình, thời tiết của nước ta rất khắc nghiệt và cơ hội tìm kiếm việc làm của cán bộ khoa học, công nghệ có trình độ cao lớn. Trang thiết bị, nội dung, chương trình, thời gian đào tạo một số nghề chưa hợp lý; giáo trình đào tạo chưa phong phú, chưa theo kịp sự phát triển khoa học, công nghệ.

Nguyên nhân chủ quan của những hạn chế trong hoạt động của các chủ thể tham gia phát triển đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ của ngành là còn chưa thật đồng đều và thống nhất. Công tác tuyển dụng, chưa có chính sách ưu tiên hợp lý đối với cán bộ khoa học, công nghệ. Có một bộ phận nhân lực vào làm việc tại tổng công ty, đa số là công nhân kỹ thuật, chính điều này đã ảnh hưởng đến sự cống hiến lâu dài trong công tác. Sự nỗ lực, khắc phục khó khăn, tâm huyết với nghề của một số cán bộ chưa cao và chưa thật gắn bó với ngành, còn có biểu hiện thực dụng trong so sánh môi trường, điều kiện làm việc và thu nhập của cá nhân.

Đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ chưa trở thành hạt nhân trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt. Đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học, tuy tăng về số lượng song chưa tạo ra sự phát triển đột phá về chất lượng. Tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học chưa cao, chất lượng chưa đồng đều, chưa có nhiều giảng viên trở thành những chuyên gia đầu ngành. Tỷ lệ cán bộ, giảng viên qua thực tiễn công tác giảm sút nhanh. Do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan, nên vẫn còn một tỷ lệ giảng viên chưa đạt chuẩn, một bộ phận bị tác động bởi cơ chế thị trường nên chất lượng đạt thấp. Hơn nữa, chế độ, chính sách có nội dung chưa phù hợp với lao động ngành đường sắt, vì vậy chưa thu hút được những người giỏi vào

các trường đào tạo, bồi dưỡng ngành đường sắt. Thực tế này cho thấy, nếu như chính đội ngũ cán bộ, giảng viên, cán bộ khoa học công nghệ, chuyên gia đầu ngành còn bộc lộ những hạn chế nhất định, thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt. Đội ngũ cán bộ khoa học ngành đường sắt cũng đang trong tình trạng vừa thiếu, vừa yếu, vừa chưa có điều kiện tốt nhất để phát triển. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính tác động mạnh đến sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa của ngành.

Một phần của tài liệu Luận án Phạm Thị Thương (Trang 98 - 101)