Lý do vào viện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đột biến gene k RAS và mối liên quan đột biến gene k RAS với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh ung thư đại trực tràng (Trang 94 - 95)

- M: Di căn xa

4.1.3.Lý do vào viện

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.3.Lý do vào viện

Kết quả nghiên cứu bảng 3.3 cho thấy những triệu chứng chính để người bệnh đi khám bệnh là những triệu chứng cơ bản thường gặp nhất của bệnh. Trong đó đau bụng chiếm tỉ lệ 45,5%, đại tiện ra máu 11,4%, đại tiện “nhày + máu” và đại tiện khó cùng chiếm tỉ lệ 12,7%, u ở bụng là 11,4%. Đau bụng là lý do phổ biến nhất của UTĐTT, nhưng đây cũng là triệu chứng không đặc hiệu thường gặp trong nhiều bệnh khác của đường tiêu hóa nên rất khó chẩn đoán nếu chỉ dựa vào triệu chứng này. Tuy nhiên, đau bụng sẽ có giá trị chẩn đoán khi xảy ra bất thường và nhất là khi kèm theo có đi ngoài phân nhày máu phải nghĩ đến UTĐTT. Đại tiện ra máu cũng là lý do phổ biến của người bệnh UTĐTT đi khám bệnh. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi

cũng phù hợp với kết quả nghiên của nhiều tác giả khác về lý do phổ biến mà người bệnh UTĐTT phải vào viện như : Nguyễn Viết Nguyệt (2008), tỉ lệ UTĐTT đi ngoài “nhày + máu” là 97,7% [20] ; Phạm Văn Nhiên (2000), tỉ lệ đi ngoài “nhày + máu” là 95% [21] ; Fancher T.T và CS (2011), phần lớn BN bị UTĐTT đi ngoài phân có nhày máu [60]. Khi trực tiếp thăm khám người bệnh chúng tôi thấy rất nhiều BN có biểu hiện bất thường về phân như đi ngoài ra máu, nhày hoặc nhày lẫn máu, nhưng đã không đi khám ngay mà thường tự đi ra hiệu thuốc mua thuốc về tự điều trị tại nhà, điều này hay gặp chủ yếu ở người bệnh là nông dân. Mặt khác triệu chứng phân nhày máu hay được các tuyến y tế cơ sở chẩn đoán là bệnh trĩ hoặc hội chứng lị và rất ít BN được thăm khám TT vì vậy đã bỏ sót UTĐTT một cách đáng tiếc, nhiều tác giả trong nước khi đề cập đến vấn đề này cũng nhận xét tương tự như kết quả của chúng tôi [21]. Điều đáng chú ý là tỉ lệ 11,4% BN UTĐTT vào viện với lý do tự sờ thấy u ổ bụng, hoặc vì mệt mỏi, gầy sút đã ở giai đoạn muộn. Theo chúng tôi các triệu chứng của UTĐTT thường không đặc hiệu và thường lẫn với triệu chứng cơ năng và thực thể của các bệnh lý khác nên rất dễ bỏ qua nếu trong quá trình khám xét không nghĩ đến UTĐTT và tiến hành các kỹ thuật chẩn đoán cần thiết.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đột biến gene k RAS và mối liên quan đột biến gene k RAS với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh ung thư đại trực tràng (Trang 94 - 95)