Các yếu tố nguy cơ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đột biến gene k RAS và mối liên quan đột biến gene k RAS với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh ung thư đại trực tràng (Trang 28 - 31)

1.3.1.1. Tuổi và giới

Kết quả thu được từ nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ mắc UTĐTT tăng theo tuổi, tỉ lệ gặp thấp ở tuổi dưới 40, trừ trường hợp có bệnh do gene hoặc viêm mạn tính vùng chậu trước đó [65], [66].

UTĐTT là bệnh chung cho cả hai giới nhưng nam thường bị nhiều hơn nữ, tỉ lệ nam/nữ thay đổi từ 1,1 - 2,1 lần. Phụ nữ ở các vùng khác nhau có tỉ lệ mắc tương tự như nhau, vào khoảng 60 - 80% so với nam giới [36], [59], [109].

1.3.1.2. Địa dư

Sự phân bố của UTĐTT rất khác nhau giữa các châu lục và các quốc gia trên thế giới [105]. Ở Việt Nam, tỉ lệ mắc UTĐTT tăng lên hàng năm. Năm 1991 tại Hà Nội, tỉ lệ mắc UTĐTT là 4,3/100.000 dân nhưng đến năm 1999 đã tăng lên 13,3/100.000 dân [6], [11], [109].

1.3.1.3. Polype

Khoảng từ 70 - 90% các trường hợp UTĐTT hình thành từ polype u tuyến (adenomatous polype). Quá trình từ một polype u tuyến tiến triển thành một UT phải có biến đổi về gene và thời gian phải mất 5 - 10 năm. Bệnh nhân có polype u tuyến thì 50% phát triển thành UT sau 15 năm [92], [104].

1.3.1.4. Yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền trong UTĐTT bao gồm các hội chứng di truyền như bệnh đa polype tuyến gia đình (Familial adenomatous polyposis - FAP) và UTĐTT di truyền không polype [33],

- UTĐTT di truyền không polype (Hội chứng Lynch), được mô tả năm 1895 bởi Aldred Warthin. Năm 1962, Henry Lynch bổ sung các đặc điểm của hội chứng là bệnh di truyền trội trên nhiễm sắc thể. Nguyên nhân của hội chứng là do đột biến các gene hMLH1 (50%),

hMSH2 (40%) và hMSH6 (10%). UTĐTT di truyền không polype bao

gồm 2 hội chứng [123], [132], [135].

+ Hội chứng Lynch I: Hội chứng UTĐTT gia đình (Familial colorectal cancer syndrome) là UTĐTT không kèm theo UT nào khác.

+ Hội chứng Lynch II: Hội chứng UTBMT di truyền (Hereditary adenocarcinomatosis syndrome) với đặc điểm bệnh xuất hiện sớm từ 20 - 30 tuổi, tổn thương ở đoạn đầu của ĐT kèm theo các ung thư biểu mô khác ngoài ĐT như UT buồng trứng, UT nội mạc tử cung [53].

- Bệnh đa polype tuyến gia đình (FAP): là bệnh di truyền theo tính trội, tỉ lệ gặp từ 1 - 2% các UTĐTT. Nguyên nhân do đột biến gene APC

(Adenomatous polyposis coli), trong đó có 80% do đột biến gene APC, 15% có giảm biểu hiện gene APC và 5% có biểu hiện gene APC bình thường. Người bệnh đa polype tuyến gia đình thường phát triển từ hàng trăm tới hàng ngàn polype trước tuổi 30, trong đó 90% xuất hiện ở tuổi 20, 10% ở lứa tuổi lên 10 và chắc chắn (100%) phát triển thành UTĐTT ở tuổi 40 [36], [132].

1.3.1.5. Bệnh viêm ruột

- Bệnh viêm loét ĐTT chảy máu:

Viêm loét ĐTT chảy máu là một yếu tố làm tăng nguy cơ UTĐTT. Nguy cơ UT ở người viêm loét ĐTT chảy máu tương đối thấp trong 10 năm đầu nhưng sau đó lại tăng lên 0,5 - 1% mỗi năm và nằm trong khoảng từ 8 - 30% sau 25 năm. Những người trẻ bị viêm loét chảy máu toàn bộ ĐTT có nguy cơ mắc UT là 12% năm 15 tuổi, 23% năm 20 tuổi và 42% năm 24 tuổi. Để phòng ngừa phải theo dõi và phát hiện sớm những tổn thương sinh UT, đặc biệt là loạn sản độ cao là biểu hiện sớm của quá trình hình thành UT [78].

- Bệnh Crohn's:

Bệnh viêm hạt mạn tính của ống tiêu hóa chủ yếu là ở đoạn cuối của hồi tràng, 20% phối hợp với tổn thương ở đại tràng (ĐT), tổn thương ĐT đơn độc là 20%. Bệnh thường gặp ở nam giới từ 20 - 40 tuổi. Bệnh Crohn'

s làm tăng nguy cơ phát sinh UTĐTT [24].

1.3.1.6. Những yếu tố nguy cơ khác

Chế độ ăn nhiều mỡ động vật làm tăng các vi khuẩn kị khí ở ruột, làm chuyển đổi axít mật bình thường thành các chất gây UT. Các amin dị vòng được sinh ra trong quá trình nướng các loại thịt có màu đỏ ở nhiệt độ cao là các chất có khả năng gây UT [31]. Ăn nhiều rau và hoa quả, hoạt động thể lực làm giảm nguy cơ UTĐTT [24].

Thừa cân béo phì làm tăng nguy cơ phát triển UTĐTT từ 15 - 33%. Nguy cơ polype u tuyến cũng tăng ở những người có chỉ số khối cơ thể cao (BMI 45 - 46%) [36], [109].

Khói thuốc lá làm khởi động quá trình sinh UTĐTT do tham gia vào các phức hợp hoạt hóa pha I và pha II của quá trình hoạt hóa và giải độc tế bào, do tác động tới một số gene liên quan đến quá trình sinh UTĐTT như: Glutationine-S-transferase (GSTM1 và GSTT1), Cytochrome P450A1 (CYP1A1) và N-acetyl transferase (NAT1 và NAT2) [36], [41], [105].

Đái tháo đường type II làm tăng nguy cơ ở mức trung bình đối với u tuyến và UTĐTT. Mức selenium thấp làm tăng nguy cơ UTĐTT. Folate là methion cần thiết cho quá trình methyl hóa. Có mối liên quan giữa mức tăng cholesterol và UTĐTT với RR = 1,65 khi làm lượng cholesterol > 276 mg/dl [59], [109], [126].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đột biến gene k RAS và mối liên quan đột biến gene k RAS với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh ung thư đại trực tràng (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)