Đột biến gene K-RAS với tuổi và giới tính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đột biến gene k RAS và mối liên quan đột biến gene k RAS với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh ung thư đại trực tràng (Trang 102 - 104)

- M: Di căn xa

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.3. Đột biến gene K-RAS với tuổi và giới tính

Ung thư ĐTT là bệnh chung cho cả hai giới nhưng nam thường bị nhiều hơn nữ, tỉ lệ nam/nữ thay đổi từ 1,1 đến 2,1 lần. Phụ nữ ở các vùng khác nhau có tỉ lệ mắc tương tự nhau, vào khoảng 60 – 80% so với nam giới [36], [59], [109]. Khi tiến hành nghiên cứu tỉ lệ đột biến gene K-RAS theo giới tính ở BN bị UTĐTT, kết quả nghiên cứu bảng 3.11 cho thấy tỉ lệ đột biến ở nam có 29/46 trường hợp chiếm tỉ lệ 63,0%, ở nữ có 17/46 trường hợp chiếm tỉ lệ 37,0%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Theo kết

quả nghiên cứu Brink M. và CS (2003), thấy tỉ lệ đột biến gene K-RAS ở BN bị UTĐTT đối với nam là 57%, nữ là 43% (p > 0,05) [43]; Breivik J. và CS (1994), tỉ lệ đột biến gene K-RAS ở nam chiếm tỉ lệ 33,3%, nữ chiếm tỉ lệ 45,3% (p > 0,05) [42]. Gần đây, theo kết quả nghiên cứu của Zulhabri O (2012), tỉ lệ đột biến gene K-RAS ở nam là 25%, nữ là 16% (p > 0,05) [147]. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác đều thấy tỉ lệ đột biến gene K-RAS ở BN bị UTĐTT không có sự khác biệt giữa hai giới.

Nhiều kết quả nghiên cứu dịch tễ học đã chứng rằng bệnh UTĐTT gặp nhiều ở lứa tuổi trên 40. Trong nghiên cứu này, khi tiến hành khảo sát đột biến gene K-RAS đối với tuổi của BN UTĐTT, kết quả nghiên cứu bảng 3.12 cho thấy tỉ lệ đột biến gene K-RAS ở BN bị UTĐTT ở nhóm tuổi ≤ 40 có 4/46 trường hợp chiếm tỉ lệ 8,7%; nhóm tuổi > 40 có 42/46 trường hợp chiếm tỉ lệ 91,3%; nếu tính trên tổng số bệnh nhân nghiên cứu thì tỉ lệ đột biến gene K- RAS ở tuổi ≤ 40 có 4/79 trường hợp chiếm tỉ lệ 5,1% và ở nhóm tuổi > 40 có 42/79 trường hợp chiếm tỉ lệ 53,1%. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Theo Julhabri O. và CS (2012), thấy tỉ lệ đột biến gene K-RAS ở BN UTĐTT nhóm tuổi dưới 60 là 13%, nhóm tuổi trên 60 là 23% (p > 0,05) [147]; Beranek M. và CS (1999) nhận xét rằng sự đột biến gene K-RAS ở BN UTĐTT không liên quan đến tuổi [37]. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nhiều kết quả nghiên cứu cho rằng tỉ đột biến gene K-RAS không có sự khác biệt giữa các lứa tuổi [37], [43], [147].

4.3. Mối liên quan giữa đột biến gene K-RAS với một số đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, mô bệnh h c và nồng độ CEA ở bệnh nhân ung sàng, hình ảnh nội soi, mô bệnh h c và nồng độ CEA ở bệnh nhân ung thƣ biểu mô đại trực tràng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đột biến gene k RAS và mối liên quan đột biến gene k RAS với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh ung thư đại trực tràng (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)