Đột biến gene K-RAS với hình ảnh nội so

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đột biến gene k RAS và mối liên quan đột biến gene k RAS với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh ung thư đại trực tràng (Trang 108 - 112)

- M: Di căn xa

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3.2. Đột biến gene K-RAS với hình ảnh nội so

4.3.2.1. Một số đặc điểm u trên nội soi

Vị trí u trên nội soi:

Kết quả nghiên cứu bảng 3.7 cho thấy: tỉ lệ vị trí u gặp theo thứ tự là TT (43,0%), ĐT xích ma (24,1%), ĐT xuống và ĐT ngang cùng có tỉ lệ (8,9%), các vị trí khác gặp tỉ lệ thấp từ 2,5% đến 5,1%. Như vậy, UTTT và ĐT xích ma chiếm gần 70% tổng số UTĐTT, kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Vũ Văn Khiên (2012), vị trí u ĐTT gặp lần lượt là TT (38,5%), ĐT xích ma (19,6%) [13]; Lê Quang Minh (2012), vị trí u ĐTT gặp lần lượt là TT (52,7%), ĐT xích ma (15,5%), ĐT góc gan (14,6%) [16]; Hoàng Kim Ngân (2006), các vị trí UTĐTT gặp lần lượt là TT (34,33%), ĐT xích ma (19,4%), ĐT ngang (19,4%) [17]; Nguyễn Thúy Oanh và Lê Quang Nghĩa (2003) cũng công bố kết quả tỉ lệ khối UTĐTT lần lượt là TT (39,20%), ĐT xích ma (18,75%), ĐT xuống (14,77%) [22]. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của đa số các tác giả khác: thứ tự vị trí u trong UTĐTT là TT, ĐT xích ma, ĐT xuống, ĐT phải. Đối với UTĐT ngang chúng tôi chỉ gặp 4 trường hợp chiếm tỉ lệ 5,1%, phù hợp với nhận xét của Nguyên Văn Vân (2000), UTĐT ngang thường ít gặp hơn các đoạn ĐT khác [29].

Hình thể u trên nội soi:

Kết quả bảng 3.7 cho thấy: Hình thể u gặp theo thứ tự lần lượt là thể “sùi + loét” (50,6%), thể sùi (24,1%), thể loét (7,6%), thể nhẫn (6,3%) và thể thâm nhiễm (11,9%). Như vậy, hai thể “sùi + loét” và thể sùi chiếm tới 74,7%, các thể khác chiếm tỉ lệ thấp. Khi so sánh với các tác giả khác chúng tôi thấy cũng có kết quả tương tự như: Vũ Văn Khiên (2012), thấy hình thể khối u theo thứ tự lần lượt là thể sùi (39,2%), thể “loét + sùi” (44,1%) [13]; Lê Quang Minh (2012), thể sùi là 53,6%, thể “loét + sùi” là 32,7%, thâm nhiễm là 7,3% [16]; Hoàng Kim Ngân (2006), thể sùi và “sùi + loét” kết hợp

chiếm 85,05% [17]; Vi Trần Doanh (2005), thể sùi (60,3%), “sùi + loét” (26,0%), thể loét (1%), thâm nhiễm (9%), thể dưới niêm (1%), polype UT hóa (2,7%) [3]. Như vậy, mặc dù tỉ lệ có sự khác nhau giữa các nghiên cứu nhưng có một đặc điểm chung giữa các nghiên cứu đó là tỉ lệ gặp nhiều nhất ở hai thể sùi và “sùi + loét”.

Kích thước u trên nội soi:

Kích thước khối u so với chu vi lòng ĐTT phản ánh sự phát triển của khối u theo thời gian và là một yếu tố tiên lượng độc lập với thời gian sống thêm sau phẫu thuật của BN. Kết quả nghiên cứu bảng 3.7 cho thấy kích thước khối u gặp theo thứ tự là > 3/4 chu vi lòng ĐT chiếm 45,5%, 1/2 - 3/4 chu vi lòng ĐT chiếm 29,1%, 1/4 - 1/2 chu vi lòng ĐT chiếm 16,5% và loại chiếm < 1/4 chu vi lòng ĐT chiếm 8,9%. Theo kết quả nghiên cứu của Vũ Văn Khiên (2012) cho thấy: > 3/4 chu vi lòng ĐT (13,7%), 1/2 - 3/4 chu vi lòng ĐT (28,4%), < 1/2 chu vi lòng ĐT (57,9%) [13]; Lê Quang Minh (2012): loại 3/4 chu vi (37,3%), loại toàn bộ chu vi (26,4%), loại 1/2 chu vi (22,7%) và loại 1/4 chu vi (13,6%) [16]; Vi Trần Doanh (2005) nghiên cứu kích thước khối u thấy loại 1/4 chu vi chiếm 3,9%, loại 1/2 chu vi chiếm 22,9%, loại 3/4 chu vi chiếm 33,8% và loại toàn bộ chu vi chiếm 33,8% [3]; Hoàng Kim Ngân (2006), thấy trong UTĐTT kích thước u nhỏ hơn 1/2 chu vi chiếm 5,97%, từ 1/2 - 3/4 chu vi chiếm 22,39%, và hẹp hoàn toàn là 71,64% [17]. Như vậy, khi so sánh các kết quả chúng tôi thấy kích thước khối u giữa các nghiên cứu có sự khác nhau vì phụ thuộc vào thời gian phát hiện khối u sớm hay muộn và còn tùy thuộc vào vị trí khối u. Chúng tôi thấy kích thước khối u loại < 1/2 chu vi có xu hướng thường gặp nhiều ở TT hơn ở ĐT và ngược lại, loại kích thước u chiếm > 3/4 chu vi gặp nhiều ở ĐT hơn ở TT, chúng tôi cho rằng có lẽ do UTĐT thường được phát hiện muộn hơn UTTT. Tuy nhiên, việc xác định kích thước khối u trên nội soi chỉ mang tính tương đối, không phản ánh hết mức độ lan rộng của khối u.

4.3.2.2. Đột biến gene K-RAS với một số đặc điểm hình ảnh nội soi

Đột biến gene K-RAS theo vị trí u trên khung đại tràng:

Kết quả nghiên cứu bảng 3.16 cho thấy tỉ lệ đột biến gene K-RAS ở BN bị UTĐTT theo vị trí khối u trên khung ĐT theo thứ tự lần lượt là: khối u ở TT có 21 trường hợp đột biến chiếm tỉ lệ 45,6%; khối u ở ĐT xích ma có 8 trường hợp đột biến chiếm tỉ lệ 17,4%; khối u ở ĐT xuống, ĐT ngang và ĐT góc gan cùng có 4 trường hợp đột biến chiếm tỉ lệ 8,7%; khối u ở manh tràng có 3 trường hợp đột biến chiếm tỉ lệ 6,5% và thấp nhất là khối u ở ĐT góc lách và ĐT lên cùng có 1 trường hợp đột biến chiếm tỉ lệ 2,2% (p > 0,05). Nếu chỉ tính tỉ lệ đột biến gene K-RAS ở BN bị UTĐTT theo vị trí ở TT và ĐT thì lệ đột biến ở TT là 45,7%; tỉ lệ đột biến ở ĐT là 54,3% (p > 0,05) (kết quả biểu đồ 3.4). Theo kết quả nghiên cứu của Breivik J. và CS (1994), tỉ lệ đột biến gene K-RAS ở BN UT có khối u ở TT là 37,0%; BN UT có khối u ở ĐT là 41,3% (p > 0,05) [42]. Brink M. và CS (2003) thấy tỉ lệ đột biến gene

K-RAS theo vị trí u trên khung ĐT là: TT (42%), ĐT xích ma (40%), ĐT đầu

gần (17%), ĐT đầu xa (38%), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 [43]. Karapetis và CS (2008), thấy tỉ lệ đột biến khi khối u chỉ ở TT là 19,5%; khi khối u chỉ ở ĐT là 65,9%; khi khối u ở cả TT và ĐT là 14,6% [77]. Beranek M. và CS (1999) khi nghiên cứu đột biến gene K-RAS theo vị trí khối u trên khung ĐT đưa ra nhận xét rằng không có mối liên quan giữa sự đột biến gene K-RAS và vị trí u trên khung ĐT (p > 0,05) [37]. Theo Monstein và CS (2004) thấy tỉ lệ đột biến gene K-RAS trong UT ở TT là 30%, ở ĐT là 44%. Gần đây, theo nghiên cứu của Zulhabri O. và CS (2012) cho thấy tỉ lệ đột biến gene K-RAS theo vị trí khối u trên khung ĐT là: ĐT phải (37%), ĐT trái 14% (p > 0,05) [147]. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả của nhiều nghiên cứu đều thấy rằng không thấy mối liên quan giữa tỉ lệ đột biến gene K-RAS ở BN bị UTĐTT theo vị trí khối u trên khung ĐT.

Bảng 4.2. So sánh tỉ lệ đột biến gene K-RAS

theo vị trí khối u trên khung đại tràng của một số tác giả Tác giả Tỉ lệ đột biến gene K-RAS (%)

Trực tràng Đại tràng Breivik J. và CS (1994) (n=251) [42] 37,0 41,3 Karapetis và CS (2008) (n=394) [77] 19,5 65,9 Monstein và CS (2004) [99] 30,0 44,0

Nghiên cứu của chúng tôi

(2012), (n=79) 45,7 54,3

Đột biến gene K-RAS với hình thể khối u:

Kết quả nghiên cứu bảng 3.17 cho thấy tỉ lệ đột biến gene K-RAS theo hình thể khối u chiếm tỉ lệ lần lượt là: thể “loét + sùi” có 20/46 trường hợp đột biến chiếm tỉ lệ 43,5%; thể sùi có 12/46 trường hợp chiếm tỉ lệ 26,1%; thể thâm nhiễm có 6/46 trường hợp chiếm tỉ lệ 13% , thể loét và thể nhẫn cùng có số lượng BN là 4/46 chiếm tỉ lệ 8,7%. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Beranek M. và CS (1999) nhận xét rằng tỉ lệ đột biến gene K-RAS ở BN bị UTĐTT không có mối liên quan với hình thể khối u. Như vậy, không có mối liên quan giữa đột biến gene K-RAS với hình thể khối u ở BN mắc bệnh UTĐTT.

Đột biến gene K-RAS với kích thước và mức độ xâm lấn khối u so với chu vi lòng đại trực tràng:

Nhiều nghiên cứu đã chứng ming rằng, kích thước khối u so với chu vi lòng ĐTT phản ánh sự phát triển của khối u theo thời gian và là một yếu tố tiên lượng độc lập với thời gian sống thêm sau phẫu thuật của BN. Kết quả

nghiên cứu bảng 3.18 cho thấy tỉ lệ đột biến gene K-RAS ở BN UTĐTT theo kích thước khối u thứ tự lần lượt là: kích thước khối u > 10 cm có 29 trường hợp chiếm tỉ lệ 63,1%; khối u có kích thước 5 – 10 cm có 15 trường hợp chiếm tỉ lệ 32,6%; khối u có kích thước < 5 cm có 2 trường hợp chiếm tỉ lệ 4,3%. Như vậy, tỉ lệ đột biến gene K-RAS ở BN bị UTĐTT tăng theo kích thước khối u, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Khi nghiên cứu mối liên quan giữa đột biến gene K-RAS ở BN bị UTĐTT với mức độ xâm lấn khối u so với chu vi lòng ĐTT, kết quả nghiên cứu bảng 3.19 cho thấy tỉ lệ đột biến gene K-RAS ở BN mắc UTĐTT theo thứ tự lần lượt là: khối u chiếm > 3/4 chu vi lòng ĐTT có 29 trường hợp chiếm tỉ lệ 63%; khối u chiếm 1/2 - 3/4 chu vi có 11 trường hợp chiếm tỉ lệ 23,9%; khối u chiếm 1/4 - 1/2 chu vi có 5 trường hợp chiếm tỉ lệ 10,9%; khối u có kích thước chiếm < 1/4 chu vi lòng ĐTT có 1 trường hợp chiếm tỉ lệ 2,2% (p < 0,05). Như vậy, tỉ lệ đột biến gene K-RAS ở BN bị UTĐTT tăng theo kích thước khối u.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Zulhabri O. và CS (2012) khi nghiên cứu đột biến gene K-RAS tại vị trí codon 12 trên 70 BN bị UTĐTT ở Malaysia thấy tỉ lệ đột biến gene K-RAS

theo kích thước khối u tính bằng cm2

cho kết quả như sau: < 15 (10,0%), 15 - 34 (17,0%), > 35 (60,0%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 [147]. Như vậy, có mối liên quan giữa đột biến gene K-RAS với kích thước của khối u ở BN bị UTĐTT.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đột biến gene k RAS và mối liên quan đột biến gene k RAS với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh ung thư đại trực tràng (Trang 108 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)