Tuối và giới tính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đột biến gene k RAS và mối liên quan đột biến gene k RAS với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh ung thư đại trực tràng (Trang 93 - 94)

- M: Di căn xa

4.1.1.Tuối và giới tính

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.1.Tuối và giới tính

Về tuổi, kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.1, cho thấy tuổi trung bình của nhóm BN nghiên cứu là 61,7  12,3, tuổi thấp nhất là 21, tuổi cao nhất là 81, trong đó ba nhóm tuổi có tỉ lệ gặp cao nhất là nhóm tuổi từ 60 – 69 chiếm tỉ lệ là 32,9%, nhóm tuổi từ 50 – 59 và 70 – 79 đều chiếm tỉ lệ 25,3%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác như: Fuszek P., Horváth H.C. và CS (2006), tuổi mắc bệnh trung bình là 65,2  12,5 [62]; McFarlane và CS (2004), tuổi mắc bệnh trung bình là 65,5 [96]; Vũ Văn Khiên và CS (2012), tuổi mắc bệnh trung bình là 63,86  12,21 [13]; Phạm Văn Duyệt (2002), tuổi mắc bệnh trung bình là 63,7 [4]. Như vậy, theo kết quả của nhiều nghiên cứu thì tỉ lệ mắc bệnh gặp chủ yếu ở lứa tuổi 60 – 79. Theo Benson A.B (2007), tuổi trên 50 là nguy cơ cho UTĐTT [36]; theo Mayer R.J (2007), UTĐTT hay xảy ra ở tuổi trên 50 [95]. Theo Nguyễn Văn Vân (2000), tuổi mắc bệnh trung bình ở thời điểm được chẩn đoán là 60, hay gặp ở tuổi trên 40 và tần số tăng gấp đôi sau mỗi 10 năm [29].

Về giới, kết quả nghiên cứu được thể hiện ở biểu đồ 3.1, tỉ lệ nam mắc bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỉ lệ là 60,8%, nữ chiếm tỉ lệ là 39,2%, tỉ lệ nam/nữ là 1,55/1. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phan Văn Hạnh (2004), tỉ lệ nam/nữ là 1,98/1; Phạm Văn Duyệt (2002), tỉ lệ nam/nữ là 1,09/1 [4]; Hoàng Kim Ngân (2006), tỉ lệ nam/nữ là 1,16/1 [17]; Nguyễn Viết Nguyệt (2008), tỉ lệ nam/nữ là 1,1/1 [20]. Tuy nhiên một số nghiên cứu khác, tỉ lệ nam/nữ lại cho kết quả: Lê

Quang Minh (2012), tỉ lệ nam/nữ là 0,93/1 [16]; Phạm Văn Nhiên (2000), tỉ lệ nam/nữ là 0,96/1 [21]. Như vậy, số liệu về tỉ lệ nam/nữ giữa các nghiên cứu còn chưa có sự thống nhất. Tuy nhiên, sự khác biệt này là không nhiều, theo chúng tôi tỉ lệ UTĐTT ở nam thường cao hơn nữ và số liệu nghiên cứu thường bị ảnh hưởng bới địa điểm nghiên cứu cũng như cách chọn mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu.

4.1.2. Địa dư

Phân bố về địa dư sống được trình bày ở bảng 3.2, số BN sống ở nông thôn có 51/79 BN chiếm tỉ lệ 64,5% - cao hơn so với số BN sống ở thành thị có 28/79 chiếm tỉ lệ 35,5%. Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là sinh sống ở nông thôn. Theo kết quả của nhiều nghiên cứu trong nước khác cũng thấy UTĐTT gặp nhiều nhất ở đối tượng nông thôn. Kết quả nghiên cứu Phan Văn Hạnh (2004) là 53,9% [7]; Nguyễn Hữu Thọ (2005) là 66,2% [26]. Nguyễn Viết Nguyệt (2008) là 52,1% [20]. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác, theo chúng tôi có lẽ do Việt Nam là nước có tỉ lệ người dân sống ở nông thôn cao nên đối tượng này có tỉ lệ mắc bệnh cũng nhiều.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đột biến gene k RAS và mối liên quan đột biến gene k RAS với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh ung thư đại trực tràng (Trang 93 - 94)