Nội soi và sinh thiết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đột biến gene k RAS và mối liên quan đột biến gene k RAS với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh ung thư đại trực tràng (Trang 55 - 56)

- M: Di căn xa

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.2. Nội soi và sinh thiết

- Thực hiện: Tác giả trực tiếp nội soi chính và các bác sĩ Phòng nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng.

- Nội soi ĐTT, xác định khối u và mô tả chi tiết tổn thương vào phiếu nội soi theo các bước: BN sau khi được khám lâm sàng có chỉ định nội soi, được chuẩn bị ĐT sạch bằng Fleet phosphosoda, cho thuốc tiền mê và thuốc chống co thắt, thuốc giảm đau (khi cần). Tư thế BN nằm ngửa hoặc nghiêng trái, bác sĩ nội soi đứng bên phải BN. Sau khi thăm hậu môn - TT, đưa máy soi vào nhẹ nhàng, khi đưa máy kết hợp bơm hơi vừa đủ, quan sát toàn bộ niêm mạc ĐTT. Chỉ đẩy ống soi khi thấy rõ đường đi, vừa đẩy ống soi vừa quan sát tính chất nhẵn bóng của niêm mạc ĐTT. Khi gặp tổn thương quan sát, đánh giá tổn thương. Nếu tổn thương làm hẹp lòng ĐTT không vượt qua được thì rút máy, nếu qua được thì tiến hành soi đến manh tràng. Khi rút ống soi ra là thì quan sát và phát hiện tổn thương, phải đảm bảo ống soi ở trung tâm lòng ĐT luôn quan sát được toàn bộ chu vi lòng ĐT [10].

- Chẩn đoán dựa vào quan sát tổn thương khi soi, các khối u quan sát được đánh giá theo vị trí, kích thước u theo chiều chu vi lòng ĐT, tính chất bề mặt u như sùi, “sùi + loét”, loét, thâm nhiễm, vòng nhẫn chít hẹp.

- Tiến hành sinh thiết qua nội soi: Khi thấy u ở ĐT, sinh thiết 5 - 10 mảnh tại vị trí xung quanh rìa ổ loét hoặc trên bề mặt khối u, tránh sinh thiết vào vùng có hoại tử, giả mạc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đột biến gene k RAS và mối liên quan đột biến gene k RAS với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh ung thư đại trực tràng (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)