Mục đích ý nghĩa công tác giám sát và đánh giá:

Một phần của tài liệu Sổ tay hướng dẫn phương pháp nghiên cứu xây dựng kế hoạch phát triển bền vững ngành, lĩnh vực và vùng, lãnh thổ (Trang 63 - 64)

V. Tổ chức giám sát, đánh giá việc thực hiện các mục tiêu chiến lợc phát triển bền vững

1.Mục đích ý nghĩa công tác giám sát và đánh giá:

Mục tiêu của giám sát và đánh giá chỉ tăng thêm tác động tích cực đến khả năng hoàn thành các mục tiêu một cách hiệu quả và nhanh chóng chứ không phải làm chậm trễ hoặc cản trở việc thực hiện các mục tiêu đó. Thông qua những thông tin phản hồi hoặc tích cực, hoặc tiêu cực trong quá trình giám sát việc thực hiện một hoạt động cụ thể nào đó; trên cơ sở đó các nhà hoạch định kế hoạch sẽ có những quyết định thay đổi một số hành vi nào đó để thúc đẩy quá trình thực hiện các mục tiêu.

Giám sát có thể đợc hiểu là quá trình theo dõi, chứng kiến, phân tích việc thực hiện một chỉ tiêu, một hoạt động hay một loạt chỉ tiêu, một loạt hành động nhằm hoàn thành một mục tiêu, một chơng trình phát triển nào

đó, trên cơ sở thu thập, phân tích có hệ thống những dữ liệu về những chỉ số nhất định để cung cấp thông tin cho những nhà quản lý và các bên liên quan về tiến độ thực hiện, về sử dụng các nguồn lực đã đợc phân bổ và về các giải pháp đã đợc tiến hành... trên cơ sở đó các nhà quản lý và các bên liên quan sẽ có những điều chỉnh hành vi cần thiết.

Đánh giá đợc hiểu nh tập hợp của những phân tích ở tất cả các giác độ những mặt đợc và cha đợc về kết quả việc thực hiện các chỉ tiêu, các mục tiêu từ vi mô đến vĩ mô, từ một ngành, một vùng đến tổng thể so với ý đồ của kế hoạch một ngành, một vùng; một tỉnh, thành phố; hay một địa phơng nào đó đã đợc đề ra theo hớng phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững; phát triển kinh tế đi đôi với cải thiện đời sống và nâng cao chất lợng môi tr- ờng. Những phân tích đó đợc nâng lên thành những bài học kinh nghiệm, những nguyên nhân; từ đó xác định những mặt mạnh, những mặt yếu cho thời kỳ kế hoạch sau.

Giám sát và đánh giá phạm vi hoạt động có phần hơi riêng biệt, nhng lại hỗ trợ khăng khít cho nhau; thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu. Giám sát và đánh giá đều phải đợc tổ chức chặt chẽ với sự tham gia rộng rãi của các tổ chức xã hội và cùng đồng thời hoạt động trong qua trình tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch.

Một phần của tài liệu Sổ tay hướng dẫn phương pháp nghiên cứu xây dựng kế hoạch phát triển bền vững ngành, lĩnh vực và vùng, lãnh thổ (Trang 63 - 64)