0
Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

Các bớc nghiên cứu.

Một phần của tài liệu SỔ TAY HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH, LĨNH VỰC VÀ VÙNG, LÃNH THỔ (Trang 27 -36 )

Bớc thứ nhất: xác định đối tợng nghiên cứu xây dựng kế hoạch vùng và liên vùng.

Hoạt động 1.

Lựa chọn vùng và liên vùng để đa vào nghiên cứu xây dựng kế hoạch PTBV.

(1) Thống nhất các nguyên tắc chọn lựa:

Lựa chọn vùng và liên vùng có những đặc thù và nhạy cảm về kinh tế - xã hội - môi trờng; để đa vào nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện chơng trình phát triển bền vừng, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của cả nớc.

Trong tơng lai, mỗi một vùng kinh tế đều phải tổ chức nghiên cứu Chiến lợc phát triển bền vững của mình. Tuy nhiên trớc mắt chúng ta lựa chọn một số vùng, hoặc liên vùng có tính đặc thù, có tác động rộng lớn đến khả năng thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững toàn cục để nghiên cứu, xây dựng và triển khai thực hiện.

Trên giác độ phát triển bền vững, vùng kinh tế, vùng dân c, vùng công nghiệp, hoặc vùng lãnh thổ chịu tác động của điều kiện thiên nhiên, của vị trí địa lý, của trạng thái khí hậu, của lu vực một dòng sông.... đều có thể lựa chọn để tổ chức nghiên cứu và xây dựng kế hoạch phát triển bền vững của vùng.

Nh vậy vùng mà chúng ta lựa chọn ở đây không nhất thiết phải nằm trong giới hạn các vùng kinh tế đợc xác định theo ranh giới hành chính, mà có thể, trong một số trờng hợp, sẽ đợc xác định theo địa lý kinh tế; mà ở đó có những tác động nhạy cảm các điều kiện phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trờng.

(2) Cách tiến hành chọn lựa: Có 2 cách:

- Với cách nhìn tổng thể toàn diện, Hội đồng phát triển bền vững Quốc gia trên cơ sở tham khảo ý kiến của các Bộ, ngành trung ơng; các tỉnh, thành phố; các chuyên gia cũng nh cộng đồng dân c... thông qua các diễn đàn về PTBV sẽ quyết định trong việc lựa chọn vùng và liên vùng để triển khai nghiên cứu xây dựng kế hoạch và đơa vào thực hiện.

- Các Hội đồng (Ban chỉ đạo) phát triển bền vững tỉnh thành phố trong vùng hoặc liên vùng, trên cơ sở xem xét các mối quan hệ và những tác động với nhau trong vùng về kinh tế, xã hội và môi trờng rồi đề xuất với Hội đồng phát triển bền vững Quốc gia (thông qua Văn phòng Phát triển bền vững đặt ở Bộ Kế hoạch và Đầu t) để xem xét và quyết định.

Hoạt động 2

Hình thành ban chỉ đạo nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện chơng trình Nghị sự 21 của vùng, liên vùng.

- Trên cơ sở vùng đã đợc xác định, Chủ tịch các Hội đồng (Ban chỉ đạo) phát triển bền vững tỉnh, thành phố trong vùng hoặc liên vùng chỉ đạo cho văn phòng Phát triển bền vững của địa phơng mình xây dựng chơng trình nghiên cứu, trong đó bao gồm việc đề xuất cơ chế tổ chức và cơ chế phối hợp triển khai thực hiện.

- Văn phòng Phát triển bền vững ở Trung ơng có trách nhiệm tổng hợp, lựa chọn phơng án tối u về tổ chức trình lên Chủ tịch Hội đồng Phát triển bền vững Quốc gia xem xét quyết định. Có thể có mấy phơng án về tổ chức nh sau:

+ Do Chủ tịch Hội đồng phát triển bền vững Quốc gia trực tiếp chỉ đạo việc nghiên cứu xây dựng kế hoạch phát triển bền vững của vùng đã đ- ợc lựa chọn.

+ Thành lập Hội đồng chỉ đạo phát triển bền vững của vùng để chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng kế hoạch phat triển bền vững. Chủ tịch Hội đồng phát triển bền vững sẽ đợc phân công các đồng chí Chủ tịch Hội đồng Phát triển bền vững các tỉnh, thành phố trong vùng luân phiên đảm nhiệm.

+ Có một ban thờng trực để phối hợp điều hành công việc.

Bớc thứ hai:

Hoạt động 1: Đánh giá tinh hình vùng và liên vùng

Đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu và chỉ tiêu phát triển bền vững của vùng hoặc liên vùng.

Sau khi đã xác định vùng, cần tập trung vào việc tổng hợp các đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững trong thời kỳ kế hoạch tr- ớc (5 năm hoặc 1 năm) của các tỉnh trong vùng. Những kết quả đã đạt đợc về tăng trởng kinh tế, so với mục tiêu quy hoạch, các chỉ tiêu của các kế hoạch 5 năm so với mức chung của các vùng (tỉnh, thành phố) liền kề.

- Những yếu tố chủ yếu tác động đến tốc độ tăng trởng kinh tế của vùng (vốn đầu t, lao động, thị trờng tiêu thụ sản phẩm và sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hoá của tỉnh...).

Phân tích nguyên nhân của những thành công và tồn tại tìm ra những trở ngại chính liên quan đến việc thực hiện phát triển bền vững trong vùng; kể cả trở ngại về cơ chế phối hợp, về phân bổ nguồn lực phát triển trong vùng.

Hoạt động 2

Phân tích thực trạng kinh tế - xã hội - môi trờng trớc yêu cầu phát triển bền vững trong thời gian tới.

- Xây dựng hệ thống số liệu và các thông tin cần thiết để đánh giá thực trạng kinh tế xã hội môi trờng. Bao gồm:

+ Thực trạng kinh tế - xã hội - môi trờng nói chung. Điểm xuất phát của vùng so với các vùng khác.

+ Phát triển công nghiệp, nông nghiệp trớc đây và hiện nay kể cả xu hớng sản xuất và các hạn chế chính.

+ Đờng sá và cơ sở hạ tầng giao thông.

+ Năng lợng và cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc.

+ Các vấn đề môi trờng và chi tiết về sử dụng kể cả xu hớng sử dụng không bền vững các hệ thống thiên nhiên và nguồn tài nguyên.

- Phân tích những mặt mạnh, yếu, cơ hội và những thách thức đối với yêu cầu phát triển bền vững của vùng.

- So sánh với các vùng khác.

Bớc thứ ba: Phân tích thực trạng vùng và liên vùng

Hoạt động 1

Phân tích đặc điểm, vai trò của vùng

- Phân tích đặc điểm, vai trò của vùng trong việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển bền vững nói riêng của đất nớc.

- Tùy theo đặc thù của từng vùng, làm rõ những vấn đề chủ yếu nh: tác động và đóng góp về phát triển kinh tế - xã hội - môi trờng của vùng đến khả năng phát triển toàn cục (liên vùng và cả nớc).

Hoạt động 2

Thực hiện các dự báo chủ yếu tác động vào PTBV của vùng

- Phân tích, dự báo tác động của yếu tố kinh tế - xã hội - môi trờng của các vùng kế cận và của cả nớc đến khả năng phát triển của vùng.

- Dự báo triển vọng thị trờng và khả năng hợp tác, đầu t thu hút vốn nớc ngoài (FDI, ODA,...) trong vùng.

- Dự báo triển vọng thị trờng trong nớc và mối quan hệ liên vùng: Phân tích tình hình và dự báo triển vọng thị trờng trong nớc, xác định xu thế ảnh hởng đối với vùng về trao đổi hàng hoá và các nguồn lực (nguyên liệu, năng lợng, thiết bị, hàng tiêu dùng, vốn đầu t, nguồn nhân lực,...). Phân tích khả năng hợp tác cùng phát triển đối với các vùng trong cả nớc.

Hoạt động 3

Phân tích, đánh giá các yếu tố và điều kiện phát triển nội bộ vùng

- Phân tích và làm rõ các tiềm năng tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, dân số và nguồn nhân lực. Từ đó, dự báo khả năng khai thác, có so sánh với các vùng trong nớc và quốc tế về từng loại tiềm năng. Mỗi vùng, khi nghiên cứu cần tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau đây:

- Đánh giá vị trí của vùng trong mối quan hệ với các vùng kế cận, với cả nớc và với các nớc về giao thông, giao lu kinh tế và văn hoá. Trong giai đoạn phát triển vừa qua, lợi thế về vị trí này đã mang lại lợi ích gì cho phát triển kinh tế, xã hội, môi trờng của vùng. Những lợi thế về vị trí địa lý của vùng đã đợc phát huy, những mặt cha đợc phát huy. Dự báo khả năng phát huy lợi thế về vị trí địa lý vào mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, môi trờng của vùng trong thời kỳ tới.

- Phân tích, đánh giá tiềm năng và khả năng khai thác các tiềm năng về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vào phát triển bền vững của vùng trong thời gian tới. Các tài nguyên chủ yếu sẽ đợc phân tích, đánh giá là: tài

nguyên đất; tài nguyên nớc; tài nguyên rừng; tài nguyên thủy sản; tài nguyên khoáng sản; tài nguyên du lịch: cảnh quan và tài nguyên nhân văn phục vụ cho phát triển du lịch.

- Phân tích vấn đề môi trờng và dự báo tác động môi trờng trong thời kỳ quy hoạch.

Đối với mỗi loại tài nguyên trên, cần làm rõ hiện trạng khai thác và sử dụng trong thời gian qua và dự báo khả năng khai thác sử dụng trong thời kỳ quy hoạch; những khó khăn, thách thức đặt ra khi khai thác các tiềm năng đó. Chẳng hạn, khi phân tích, đánh giá và dự báo về sử dụng tài nguyên đất cần xác định giá trị thu đợc trên một hécta đất; mức cao nhất của giá trị này; khu vực nào đã đạt đến giới hạn cao đó; khu vực nào còn tiềm năng có thể đạt giá trị cao, ở mức nào...

- Phân tích, đánh giá các đặc điểm về dân số, nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội. Tập trung vào 4 lĩnh vực sau:

+ Phân tích, đánh giá quá trình biến đổi về số lợng và chất lợng dân số trong thời gian qua và những yếu tố tác động đến biến đổi số lợng và chất lợng dân số trong thời gian tới. Dự báo quy mô và chất lợng dân số đến các năm mốc của thời kỳ quy hoạch.

+ Phân tích, đánh giá đặc điểm dân c và tình hình phân bố dân c, các yếu tố văn hoá, nhân văn,.. và ảnh hởng của các đặc điểm này đến phát triển vùng thời gian qua và dự báo tác động của nó đến phát triển bền vững vùng trong thời gian tới.

+ Phân tích, đánh giá về quá trình biến đổi số lợng và chất lợng nguồn nhân lực; tình hình khai thác và sử dụng nguồn nhân lực, tác động của nó đến quá trình phát triển của vùng. Dự báo quy mô và chất lợng nguồn nhân lực cho thời kỳ quy hoạch.

- Phân tích, dự báo các vấn đề xã hội bức xúc đặt ra với vùng.

Hoạt động 4

Đánh giá tổng quát khả năng phát triển của vùng.

- Phân tích có tính chất tổng quát các dạng tiềm năng của vùng so với các vùng khác để rút ra các lợi thế so sánh có khả năng khai thác vào mục tiêu phát triển. Tác động của yếu tố quản lý và các chính sách đến phát triển bền vững vùng trong tơng lai.

- Tầm nhìn và khả năng phát triển của vùng.

- Xây dựng hệ thống các quan điểm phát triển dựa trên các quan điểm của Định hớng Chiến lợc Phát triển bền vững của cả nớc.

Bớc thứ t: Xây dựng kế hoạch phát triển bền vũng vùng, liên vùng

Xây dựng mục tiêu tổng quát, các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể phát triển bền vững trong vùng hoặc liên vùng.

- Lựa chọn các mục tiêu phát triển bền vững của vùng hoặc liên vùng, phân tích từng mục tiêu đó tác động nh thế nào đến khả năng tăng trởng bền vững về kinh tế, xã hội và môi trờng dựa trên mục tiêu tổng quát, các nhiệm vụ cụ thể của chiến lợc phát triển bền vững quốc gia.

Việc xây dựng mục tiêu cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

+ Phải phù hợp với mục tiêu của chiến lợc phát triển kinh tế xã hội, môi trờng của vùng và tuân theo những định hớng chiến lợc phát triển bền vững ở Việt Nam.

+ Phải phù hợp với năng lực phát triển của vùng mang tính cạnh tranh) và có tính khả thi.

+ Kết hợp giữa định tính với định lợng. Việc miêu tả định tính của mục tiêu thông thờng biểu hiện trên yêu cầu tổng thể và phơng hớng phát triển tổng thể của phát triển vùng. Mục tiêu phát triển vùng ngoài miêu tả định tính ra, còn phải có khái niệm về lợng, quy định về định lợng. Việc quy định lợng của mục tiêu phát triển, là một trong các căn cứ chủ yếu cho phân tích, dự báo, cân đối và điều chỉnh phơng án của ngành và vùng. Nếu nh mục tiêu phát triển thiếu chỉ tiêu định lợng, sẽ không có nội dung, định tính không đợc xác định, ý nghĩa của chiến lợc khó có thể thể hiện rõ ràng, việc cân đối và điều hoà của ngành cũng sẽ khó có thể tiến hành vì không đầy đủ căn cứ.

+ Gắn mục tiêu kết giữa các ngành đợc triển khai thực hiện trong vùng. Trong quá trình thực hiện nguyên tắc này, cần chú ý rằng, ngoài việc gắn kết mục tiêu của các ngành về kinh tế ra, cần coi trọng việc phối hợp nghiên cứu và gắn kết các mục tiêu trong các ngành và các lĩnh vực phát triển xã hội nh: khoa họcvà công nghệ, giáo dục và đào tạo; y tế, dân số và kế hoạch hoá gia đình; lao động và việc làm; bảo vệ môi trờng...

Hoạt động 2

Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu phát triển

- Trên cơ sở các mục tiêu đã đợc xác định, tiến hành xây dựng hệ thống các chỉ tiêu phát triển bền vững để triển khai thực hiện. Bao gồm:

Các chỉ tiêu phát triển bền vững trong lĩnh vực kinh tế; Các chỉ tiêu phát triển bền vững trong lĩnh vực xã hội; Các chỉ tiêu phát triển bền vững trong lĩnh vực môi trờng. (các chỉ tiêu và chỉ số xin xem phụ lục gợi ý số 3).

Hoạt động 3

Xây dựng định hớng phát triển bền vững trong từng ngành, từng lĩnh vực trong vùng hoặc liên vùng

+ Vị trí, vai trò của ngành đối với nền kinh tế quốc dân của tỉnh, vùng và cả nớc.

+ Mục tiêu phát triển của ngành, lĩnh vực.

+ Cơ cấu ngành và sản phẩm chủ lực trong vùng. + Các giải pháp thực hiện.

+ Các điều kiện cân đối để thực hiện các mục tiêu phát triển ngành, lĩnh vực, bao gồm cả các giải pháp và các cơ chế chính sách nhằm huy động mọi nguồn lực trong nớc.

Có thể ví dụ nội dung kế hoạch PTBV một số ngành trong vùng nh sau:

Trong lĩnh vực phát triển kinh tế bền vững:

Đối với ngành công nghiệp:

- Phân tích tổng quan vị trí, vai trò của ngành công nghiệp, các yếu tố tác động về thực trạng công nghiệp (nguyên liệu, vốn, công nghệ, lao động, hạ tầng công nghiệp...) đến khả năng phát triển bền vững trong vùng; dự báo thị trờng tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp, xuất phát điểm ngành công nghiệp của vùng; ý đồ chiến lợc phát triển công nghiệp của TW trên địa bàn vùng.

- Mục tiêu tăng trởng và chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành.

- Phơng hớng phát triển ngành; sản phẩm chủ lực và ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong sản xuất công nghiệp của vùng.

- Phát triển công nghiệp nông thôn.

- Phân bố công nghiệp, bao gồm cả các khu, cụm công nghiệp. - Các dự án đầu t (có phân kỳ theo từng giai đoạn 5 năm). - Các giải pháp và chính sách.

Đối với nông, lâm, ng nghiệp:

- Phân tích các yếu tố tác động đến phát triển nông, lâm, ng nghiệp (tài nguyên đất, tập đoàn giống, trình độ canh tác của ngời lao động, hệ thống hạ tầng phục vụ nông nghiệp...) đến mục tiêu phát triển bền vững của vùng; xuất phát điểm của ngành; dự báo nhu cầu thị trờng tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của vùng; ý đồ chiến lợc của ngành Trung ơng, của vùng và cả nớc về phát triển nông, lâm, ng nghiệp trên địa bàn vùng.

- Mục tiêu tăng trởng và chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành.

Một phần của tài liệu SỔ TAY HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH, LĨNH VỰC VÀ VÙNG, LÃNH THỔ (Trang 27 -36 )

×