Các hình thức chuyển giá trong các công ty đa quốc gia

Một phần của tài liệu 724 kiểm soát hành vi chuyển giá kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 25 - 29)

Hình thức chuyển giá doanh nghiệp có thể được nhận biết ở hai giai đoạn:

1.1.4.1. Giai đoạn đầu

Đây là giai đoạn khi các công ty đa quốc gia mới thâm nhập vào thị trường để đầu tư. Ở giai đoạn này, nhằm tăng mức khấu hao trích hàng năm, tăng chi phí đầu vào để nhanh chóng hoàn vốn đầu tư và giảm thiểu rủi ro đầu tư cũng như tối thiểu hóa thuế TNDN phải nộp cho nước nhận đầu tư, các công ty đa quốc gia thực hiện chuyển giá bằng cách:

Nâng cao giá trị tài sản vốn góp: Đây được xem là một hình thức chuyển giá

Đặc biệt là đối với công ty liên doanh với doanh nghiệp trong nước hoặc thành lập 100% vốn nước ngoài.

Đối với các công ty liên doanh góp vốn cổ phần, các công ty này thường đầu tư dưới hình thức góp cổ phần bằng máy móc, trang thiết bị công nghệ cao do các doanh nghiệp trong nước do hạn chế nên chủ yếu đóng g óp bằng đất đai, nhân công trình độ thấp. Việc định giá các trang thiết bị, máy mó c này là vô cùng khó khăn bởi mỗi những dự án đầu tư FDI đều mang một đặc thù của ngành, trên thị trường gần như không c ó sản phẩm tương tự hoặc sản phẩm thay thế để có thể so sánh với giá trị thị trường hay cũng chính một phần do trình độ thẩm định còn hạn chế cùng với sự thiếu hụt thông tin về sản phẩm để so sánh, điều này càng trở nên khó khăn hơn đối với các quốc gia c trìn độ phát triển còn yếu, kém. Bên cạn đ , các trang thiết bị này cũng hoàn toàn được nhập khẩu từ nước ngoài, các công ty ngoài lãnh thổ hoàn toàn có thể thỏa thuận giá bán trong nước cao nhằm khai khống trị giá hải quan của sản phẩm để qua mắt cơ quan thuế và hải quan. Trong trường hợp các cơ quan này có thể phát hiện ra dấu hiệu cũng không thể xử lý do chứng từ được chính các công ty cũng cấp hoàn toàn hợp lý về mặt hình thức và nội dung. Tương tự đối với các công ty thành l p 100% vốn nước ngoài.

Nâng khống giá trị tài sản vô hình: Hình thức chuyển giá này cũng không

kém phần phổ biến nhưng để phát hiện và xử lý thì còn khó hơn hình thức trên. Bởi việc định giá tài sản vô hình dường như là bất khả thi. Mặc dù nhiều tài sản vô hình đã được các công ty kiểm toán cung cấp giấy chứng nhận nhưng để chứng thực được những giấy chứng nhận này thì bản thân các cơ quan thuế không c ó đủ cơ sở dữ liệu cũng như tiêu chuẩn để so sánh. Tài sản vô hình ở đây phải kể đến như: bằng sáng chế, thương hiệu, công thức pha chế, công nghệ cao... C ó thể nó i, đối với những tài sản này, doanh nghiệp hoàn toàn có thể kê khai dưới bất kì con số nào mà họ muốn. Không chỉ dừng lại ở đó , các DN này cũng vô cùng thông minh khi chuyển giá ẩn mình dưới hình thức chuyển giao công nghệ. Họ cho chính các công ty họ đang liên doanh tại nước nhận đầu tư thuê bằng sáng chế. Sau khi công ty có lợi nhu n, thay vì nh n về cổ tức, họ nh n lại doanh thu từ chuyển giao công nghệ, trong khi thuế suất đối với doanh thu từ việc cho thuê bằng sáng chế thấp ơn rất nhiều so với thuế suất đối với phần cổ tức họ nh n về. Bằng sự tính toán chính xác

và chặt chẽ của mình, các công ty đa quốc gia dễ dàng lách luật để đạt được mục đích của mình một cách hợp pháp.

1.1.4.2. Giai đoạn triển khai

Bước qua giai đoạn đầu của việc đầu tư, trong quá trình vận hành doanh nghiệp, các MNCs cũng không ngừng tìm hiểu và thực hiện nhiều cách thức chuyển giá khác một cách tính toán hơn và tinh vi hơn.

Thực hiện nhập khẩu nguyên phụ liệu, bán thành phẩm từ công ty mẹ: Mục

đích chính của hình thức này nhằm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp gây ra tình trạng giảm lãi hoặc thậm chí là gây lỗ. Hành vi này cũng tương tự như việc nâng giá trị tài sản vốn góp, các doanh nghiệp sẽ thực hiện hành vi mua giá nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm từ công ty mẹ hoặc các bên liên kết với công ty mẹ. Do đó , giá của những giao dịch này hoàn toàn là định giá nội bộ và không dựa trên giá thị trường. Đây cũng là một cách để các doanh nghiệp chuyển lãi ra khỏi nước nh n đầ tư về công ty mẹ đặt tại nước ngoài. Ngoài ra, cách thức chuyển giá này cũng một gây ảnh hưởng tới cán cân xuất nhập khẩu của quốc gia nhận đầu tư khi xảy ra tình trạng “nh ập siêu giả”.

Phá giá sản phẩm đầu ra: Sau khi tìm được cách tăng chi phí đầu vào, để

tiếp tục duy trì tình trạng lỗ cho công ty bằng cách phá giá sản phẩm đầu ra. Các chi nhánh bán hàng hóa, sản phẩm của mình cho công ty mẹ với mức giá vô cùng thấp so với giá thị trường. Các công ty mẹ này t ường được đặt ở những nơi c t ế suất thấp hơn nước nhận đầu tư hoặc thậm chí là các vùng lãnh thổ không đánh thuế TNDN. Những nơi này thường được biết đến với cái tên là Thiên Đường Thuế. Và tại đây, các sản phẩm này có thể được tiếp tục xuất khẩu sang các nước thứ 3 với mức giá chỉ cần bằng thị trường là đã c ó lãi rất lớn.

Nâng cao chi phí quản lý và hành chính: Một trong những hạn chế lớn của các quốc gia được nhận đầu tư là còn yếu kém trong khâu quản lý và vận hành. Chính vì v y, vì sự phát triển chung của một DN và sự tiếp thu công nghệ từ các nước phát triển, việc thuê quản lý từ chính các quốc gia đi đầ tư là việc không thể tránh khỏi. Chi phí quản lý ở đây c ó thể là quản lý cấp cao, kỹ sư, chuyên gia tư vấn pháp lý,... Những đối tượng hay những dịch vụ này sẽ được định giá rất cao bởi

hoàn toàn là các giao dịch nội bộ. Đặc biệt, đối với lương quản lý, kỹ sư,... đây là giao dịch thỏa thuận giữa tổ chức và cá nhân dựa trên chất xám mà họ bỏ ra nên không có tiêu chuẩn cũng như cơ sở để so sánh và định giá. Tất nhiên, những chi phí này đã g óp phần vào việc tăng chi phí đầu vào cho DN.

Nâng cao chi phí marketing: Đây cũng là một hình thức chuyển giá khá phổ

biến trong các công ty liên doanh mà các chi nhánh này nắm quyền chi phối vốn. Và đây cũng là một mánh khó e được các công ty áp dụng nhằm chuyển đổi từ công ty liên doanh sang công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài. Cách thức hoạt động này rất đơn giản: Trong những năm đầu tiến hành hoạt động kinh doanh, do thiếu những quy định phân chia tỷ lệ chi phí dành cho quảng cáo, các chi nhánh này đổ rất nhiều tiền vào các chiến dịch marketing nhằm bao phủ thị trường, tăng khả năng nhận diện cho doanh nghiệp. Đây là khoảng thời gian các công ty liên doanh báo lỗ nhiều nhất. Trong khi các chi nhánh này được sự hỗ trợ từ công ty mẹ tại nước ngoài thì các doanh nghiệp trong nước do không đủ tiền lực tài chính sẽ nhanh chóng phải tuyên bố từ bỏ số cổ phần của mình và bán lại cho các chi nhánh trên. Như vậy, công ty liên doanh đã trở thành công ty 100% vốn nước ngoài, đồng thời sau nhiều năm đổ đầu tư vào việc quảng báo hình ảnh, DN đã chiếm lĩnh được thị trường. Về lâu dài, nếu không kiểm soát được những àn vi n ư v y, các doanh nghiệp nước ngoài có thể trở thành những doanh nghiệp độc quyền tại Việt Nam.

Chuyển giá qua hình thức vay trực tiếp: Bằng hình thức này, chi nhánh của

các MNCs vừa có thể đóng vai trò là bên cho vay hoặc bên đi vay. Trường hợp thứ nhất, k i c i n án đang oạt động ở quốc gia có thuế TNDN cao, họ có nhu cầu chuyển lãi về công ty mẹ hoặc một chi nhánh khác của công ty mẹ đặt tại quốc gia có thuế TNDN thấp bằng các đi vay c ín DN đ với lãi suất rất cao. Khi ấy, toàn bộ lợi nhu n sẽ được chuyển ra khỏi lãnh thổ nước nh n đầ tư bằng con đường trả lãi vay. Ngược lại, chi nhánh này khi hoạt động c ó lãi cũng hoàn toàn c ó thể cho chi

nhánh khác hoặc công ty mẹ vay với lãi suất rất thấp hoặc th m chí không lãi suất nhằm giúp toàn MNCs có thể mở rộng vốn thị trường. Như vậy, dù đóng vai trò là bên cho vay hay bên đi vay thì đều có thể tối đa hó a lợi ích của toàn MNCs.

Một số hình thức chuyển lãi khác: Đây là một số hình thức chuyển lãi rất tinh

vi và được áp dụng ngày càng phổ biến. Các doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động sẽ xin chuyển đổi sang công ty cổ phần để được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Bằng việc bán cổ phần, các chi nhánh này có thể rút một phần hoặc toàn bộ tài sản vốn của mình ra khỏi nước nhận đầu tư. Bên cạnh đó , đối với một số quốc gia c ó ưu đãi thuế trong một số ngành nghề, lĩnh vực, hoặc các khu vực khác nhau, các chi nhánh này sẽ chuyển đổi lợi nhuận từ ngành nghề, lĩnh vực, khu vực... không được hưởng ưu đãi thuế sang nơi c ó ưu đãi thuế.

Một phần của tài liệu 724 kiểm soát hành vi chuyển giá kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w