ĐỘNG KIỂM SOÁT CHUYỂN GIÁ
Như đã phân tích và đánh giá ở chương 2, nhằm nâng cao hiệu suất cho hoạt động kiểm soát chuyển giá, tác giả c ó đưa ra một số giải pháp mang tính tổng quát dưới đây:
Thứ nhất, thu hút vốn đầu tư FDI c ó chọn lọc
Không thể phủ nhận những đóng g óp to lớn mà các DN đầu tư vào Việt Nam, nhưng song hành với đó cũng để lại nhiều tổn thất cho nền kinh tế. Việc các DN đầu tư tràn lan vào Việt Nam trong khi nguồn lực của nền kinh tế như đất đai, môi trường, lao động.. .đang ngày càng khan hiếm đặt ra yêu cầu cho các nhà hoạch định cần phải nghiêm túc trong việc lựa chọn các chiến lược thu hút đầu tư của mình sao cho nền kinh tế đạt được sự phát triển bền vững. Đề cao chất lượng dòng vốn FDI ơn à số ượng.
Thứ hai, không cấp ưu đãi thuế một cách tràn lan
Do vẫn còn tồn tại những suy nghĩ bất chấp để thu hút vốn FDI nên hầu như Việt Nam ban hành rất nhiều các chính sách ư đãi về thuế cho DN nước ngoài nhằm khuyến khích họ đầu tư. Tuy nhiên, các quy định ràng buộc hay các tiêu chí đán giá DN được ưởng ư đãi t ế còn hạn chế dẫn đến việc thuế ư đãi bị áp dụng tràn lan. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến nguồn NSNN, tạo cạnh tranh không lành mạnh với các DN trong nước mà còn gây nên sự chênh lệch thuế giữa các quốc gia. Điều này vô hình chung tạo cơ ội cho chuyển giá hình thành.
Thứ ba, hoàn thiện khung pháp lý về chuyển giá
Như đã phân tích ở chương 2, Việt Nam hiện nay chưa chính thức ban hành Luật Chống chuyển giá mà chỉ mới dừng ở các thông tư, nghị định nên gây nhiều khó khăn cho DN trong quá trình thực hiện. Chính vì vậy, việc cấp thiết bây giờ là sớm ban hành Lu t Chống chuyển giá nhằm nâng cao tính pháp lý của các q y định kiểm soát chuyển giá. Lu t khi ban hành cần đảm bảo tính minh bạch, thống nhất,
phải dựa vào tình hình thực tế và điều kiện của nền kinh tế. Đặc biệt là hạn chế sự khác biệt hóa so với những quy định quốc tế bởi kiểm soát chuyển giá là công cuộc hợp tác quốc tế.
Thứ tư, nhanh chóng hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam
(VAS)
Hệ thống chuẩn mực kế toán (CMKT) Việt Nam (VAS) bước đầu đã phản ánh tương đối đầy đủ những giao dịch cơ bản của DN. Tuy nhiên, VAS khi đưa vào áp dụng đã nảy sinh nhiều sự khác biệt so với yêu cầu lập báo cáo tài chính theo Hệ thống chuẩn mức kế toán quốc tế (IFRS). Do chuyển giá gần như diễn ra ở các DN nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, nên việc điều chỉnh VAS theo IFRS là hướng đi phù hợp với xu hướng hợp tác chống chuyển giá quốc tế.
Thứ năm, tăng cường các quy định xử phạt đối với hành vi tiếp tay cho các
DN thực hiện chuyển giá để trốn thuế.
Thật không khó để nhận ra rằng để “thuận lợi” thực hiện hành vi chuyển giá qua mắt các cơ quan chức năng thì đâu đó vẫn có những cán bộ quản lý thuế tiếp tay cho những hành vi này. Nhằm trục lợi cá nhân, những cán bộ này đã “nhắm mắt cho qua” những giao dịch sai phạm của DN, giúp họ giảm thuế, trốn thuế lên đến cả chục nghìn tỷ đồng. Bởi các cán bộ quản lý, thanh tra thuế là người trực tiếp theo dõi, làm việc và kiểm tra DN, nên việc bao che cho DN là rất dễ dàng. Như vậy, phải nâng cao công tác tư tưởng cũng như c ó các chế tài mạnh tay đối với các hành vi vi phạm mới có thể hạn chế sự thất thoát nguồn ngân sách nhà nước.
Thứ sáu, áp dụng quy tắc “safe harbours” theo khuyến nghị của OECD
“Safe harbours” - bến cảng an toàn trong chế độ kiểm soát chuyển giá là một điều khoản áp dụng cho các DN đã thực hiện tốt và đẩy đủ các nghĩa thuế. Theo đó , các DN này sẽ được tự mình lựa chọn khoản thuế nhất định phải nộp thay vì cách tính thuế TNDN truyền thống. Số thuế này có thể là một mức lợi nhuận nằm trong khoảng cho phép hoặc là tỷ lệ lợi nhuận trên vốn/doanh thu. Nguyên tắc này vừa khuyến khích các DN thực hiện tốt ng ĩa vụ thuế (vì thực tế nó giúp họ giảm số thuế TNDN phải nộp), vừa giảm các chi phí quản lý thuế của cơ q an t ế.
Thứ bảy, khắc phục những nhược điểm còn tổn tại của thỏa thuận APA.
Dù quá trình đi đến thỏa thuận APA còn nhiều mặt hạn chế những không thể phủ nhận rằng phương thức này rất được OECD khuyến khích sử dụng và được hầu hết các quốc gia trên thế giới áp dụng (có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế từng quốc gia). Từ những hạn chế cụ thể được phân tích ở chương 2, cơ quan Thuế cần điều chỉnh lại quy trình thực hiện thỏa thuận này, tránh lãng phí thời gian và tiền bạc của DN. Đồng thời cũng đầu tư vào việc tuyên truyền những lợi ích của thỏa thuận APA để khuyển khích DN tham gia.
Thứ tám, hoàn thiện và phát triển nguồn cơ sở dữ liệu
Cơ quan Thuế cần mạnh tay đầu tư và cơ sở vật chất, khoa học kĩ thuật để xây hoàn thiện nguồn cơ sở dữ liệu về người nộp thuế, về giá cả thị trường, ... Cần lưu ý rằng, áp dụng công nghệ cao vào việc thu thập và phân tích dữ liệu là xu thế kiểm soát chuyển giá trong tương lai bởi sẽ hạn chế được sự can thiệp của con người dẫn đến những đánh giá sai hay thiếu sót các giao dịch quan trọng.
Bên cạnh đó , không chỉ chủ động liên kết với các ngân hàng trong và ngoài nước (do các giao dịch quốc tế được thanh toán qua hệ thống các ngân hàng), mà còn những tổ chức quốc tế, những đơn vị chuyên cung cấp dữ liệu lớn trên thế giới như Dun & Bradstreet; các công ty xếp hạng tín nhiệm như S& P, Moody’s, Fitch; các đơn vị kiểm toán lớn như Deloitte, PwC, EY, KPMG, ...
Thứ chín, bổ sung bộ phận chuyên trách chống chuyển giá tại các địa phương
Tính đến nay, Bộ Tài Chính mới chỉ thiết l ập Phòng Thanh tra giá chuyển nhượng tại 4 Cục Thuế tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai - đây là những nơi tập trung nhiều các DN FDI đang đầu tư và hoạt động. Quyết định này ban hành từ năm 2011, cho đến nay đã nảy sinh nhiều bất c ập do số lượng và quy mô lớn các DN FDI đang hoạt động tại nhiều khu vực khác như Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Long An, Đà Nằng. Với số lượng Phòng Thanh tra còn rất ít, không đủ nguồn lực để thanh tra, kiểm tra tại các khu vực mới này.
Khi các thủ đoạn chuyển giá ngày càng trở nên khó lường cũng là lúc yếu tố con người cần được coi trọng hơn cả. T ập trung nâng cao năng lực cho các cán bộ chuyên trách cả về chuyên môn và các kỹ năng mềm cần thiết là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Kỹ năng mềm ở đây chính là kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thương lượng, giải quyết vấn đề, ... mà các cán bộ của ta hiện nay còn thiếu sót rất nhiều.
Thứ mười một, hợp tác chống chuyển giá
Chính phủ, Bộ Tài chính cũng như cơ quan thuế Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác với Chính phủ, Bộ Tài chính và cơ quan thuế các nước trong công tác chống chuyển giá trên nguyên tắc bảo vệ lợi ích quốc gia và hài hòa lợi ích của các bên c ó quyền và lợi ích liên quan. Ngoài ra, cũng cần chủ động hợp tác với các chuyên gia thuế quốc tế c ó kinh nghiệm và uy tín trong một số tình huống phức tạp hay các đơn vị kiểm toán lớn như KPMP, EY, PwC, Deloitte. nhằm nhận được sự hỗ trợ về mặt chuyên môn, nhân lực, kỹ thuật, thông tin từ các đối tác c ó kinh nghiệm này.
Thứ mười hai, đầu tư nguồn kinh phí cho hoạt động kiểm soát chuyển giá
Công tác này là một chặng đường dài và tốn kém nhiều chi phí. Chi phí cho việc đào tạo nguồn nhân lực, chi phí đầu tư cơ sở vật chất hỗ trợ lưu trữ, phân tích cơ sở dữ liệu, mua cơ sở dữ liệu. Để hoạt động này đạt được hiệu quả, Chính phủ cần cân nhắc việc đầ tư t êm ng ồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động chuyển giá. Nguồn kinh phí này có thể đến từ số thuế tr y t được từ chính các hành vi vi phạm chuyển giá.