Khái niệm về kiểm soát hành vi chuyển giá Kiểm soát định giá chuyển giao

Một phần của tài liệu 724 kiểm soát hành vi chuyển giá kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 32 - 34)

giao

Theo từ điển Tiếng Việt, “kiểm soát” là một quá trình so sánh kết quả đạt được trên thực tế với những tiêu chuẩn trong điều kiện tương tự nhằm phát hiện sự sai lệch, thiếu s ót, xác định nguyên nhân, từ đó đưa ra biện pháp điều chỉnh để đảm bảo hoạt động của chủ thể tạo ra được kết quả như đúng mong muốn của chủ thể đó.

Với quan điểm như vậy có thể coi kiểm soát định giá chuyển giao trong giao dịch liên kết là việc xem xét, đánh giá và xử lý hành vi định giá giao dịch trong liên kết của các chủ kinh doanh không tuân thủ theo những quy định về định giá chuyển giao trong giao dịch liên kết của Nhà nước. Quy định của Nhà nước trong định giá chuyển giao các giao dịch hàng hóa dịch vụ giữa các bên có mối quan hệ liên kết là bảo đảm tuân thủ theo giá hình thành trên thị trường. Tuy nhiên do nhiều động cơ khác nhau, các chủ thể trong quan hệ liên kết thường định giá chuyển giao hàng hóa, dịch chênh lệch so với giá hình thành trong thị trường nên bắt buộc các cơ quan quản lý nhà nước, nhất là cơ quan quản lý thuế phải tiến hành kiểm soát việc định giá chuyển giao hàng hóa, dịch vụ do các chủ thể có mối quan hệ liên kết thực, nghĩa là các cơ quan quản lý nhà nước phải xem xét, đánh giá trên các khía cạnh như xác định các quan hệ liên kết, xác định giá hàng hóa hình thành trên thị trường, đối

chiếu, so sánh giữa giá thị trường của sản phẩm trao đổi giữa các bên liên kết với giá do

các bên liên kết thỏa thuận với nhau để xác định hiện tượng chuyển giá. Vấn đề kiểm

soát định giá chuyển giao trong giao dịch hàng hóa giữa các bên liên kết là một vấn đề

phức tạp, đòi hỏi phải có chuyên môn nghiệp vụ sâu. Để hạn chế hành vi này cũng như

đảm bảo tính công bằng trong thương mại, một nguyên tắc được hầu hết các quốc

gia áp

dụng trong việc định giá các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ là nguyên tắc ALP (The Arm’s Length Principle - Nguyên tắc độ dài cánh tay).

1.2.2. Nguyên tắc giá thị trường ALP (The Arm’s Length Principle).

Nguyên tắc giá thị trường (hay còn gọi là nguyên tắc chiều dài cánh tay) được giới thiệu lần đầu tiên trong luật thuế sơ bộ năm 1994 và được coi là tiêu

chuẩn quốc tế về chuyển giá. Nguyên tắc này do tổ chức OECD ban hành, cụ thể là trong các Báo cáo năm 1976, 1984 và các ấn bản Hướng dẫn áp dụng năm 1995 và 2010. Đây được xem là nguyên tắc cốt lõi trong việc xác định hành vi chuyển giá và kiểm soát định giá chuyển giao vì dựa vào nguyên tắc này mà cơ quan thuế hay các cơ quan c ó liên quan có thể xác định có hay không hành vi chuyển giá trong từng giao dịch thương mại.

Trong điều kiện thị trường, nơi các công ty (không c ó quan hệ liên kết) thực hiện các hợp đồng thương mại để mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ thì giá giao dịch được xác định bằng quy luật cung cầu của thị trường. Ngược lại, đối với các công ty có quan hệ liên kết, giá trị giao dịch được tự do thỏa thuận nhằm thỏa mãn những mục đích khác nhau của từng chủ thể dẫn đến sự sai lệch, thiếu khách quan trong việc định giá. Chính vì lẽ đó , nguyên tắc độ dài cánh tay đã được tất cả các nước thành viên của OECD nhất trí sử dụng nguyên tắc này làm cơ sở để tính toán trong k i xác định giá trị của các giao dịc t ương mại.

Việc áp dụng ALP không chỉ tạo nên sự công bằng trong nghĩa vụ nộp thuế của các công ty mà còn hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty trong và ngoài nước. Tuy nhiên trên thực tế, việc áp dụng ALP vô cùng phức tạp và khó khăn do một số yếu tố khách quan tác động như:

Đặc điểm của tài sản và dịch vụ: Sự khác nhau trong đặc điểm của sản

phẩm có thể tạo nên sự sai khác trong khi định giá sản phẩm đó. Đặc điểm ở đây c ó thể là những đặc trưng sẵn c ó như màu sắc, kích thước, hình dáng, thông số kĩ thuật, chỉ số thông tin. hay những thứ liên quan đến hình thức, cách thức cung cấp dịch vụ, khối lượng hàng hóa cung cấp...

Các điều khoản của hợp đồng: Điều khoản của hợp đồng nhằm mục đích

phân chia rủi ro và xác định trách nhiệm của các bên giao dịch. Phụ thuộc vào những điều khoản khác nhau mà giá hàng hóa sẽ t ay đổi. Một số các điều khoản có thể tác động đến giá hàng hóa bao gồm:

- Phương thức thanh toán - Phương thức giao hàng

- Các dịch vụ bảo hiểm, bảo trì, bảo dưỡng. - Hình thức phân phối

Tình hình kinh tế: Giá trị các giao dịch sẽ bị phụ thuộc vào bối cảnh và tình

hình kinh tế tại thời giao dịch đó được thực hiện. Tình hình kinh tế xác định những trách nhiệm, rủi ro và những lợi ích tiềm ẩn mà mỗi bên có thể nh ân được:

- Mức độ cạnh tranh của sản phẩm/mức độ khan hiếm sản phẩm

- Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh (thuế, phí, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ hay hạn chế...

- Tính chất của giao dịch (độc quyền, bán buôn, bán lẻ.)

Một phần của tài liệu 724 kiểm soát hành vi chuyển giá kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w