Kiểm soát chuyển giá qua nâng khống giá trị tài sản vô hình

Một phần của tài liệu 724 kiểm soát hành vi chuyển giá kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 79 - 80)

Tài sản vô hình của một DN bao gồm bằng sáng chế, bản quyền, nhượng quyền thương mại, lợi thế thương mại, nhãn hiệu và tên thương mại... Bởi những giá trị mà nó đem lại cho DN là vô hình nên rất khó để kiểm soát các tài sản này, trong khi chính giá trị ấy lại tạo nên doanh thu siêu khủng cho các MNCs.

Tuy nhiên, dù khó khăn, dưới những g ó c độ khác nhau vẫn c ó cách để xác định giá thị trường của các tài sản vô hình này:

- Gó c độ thị trường: căn cứ vào phân tích, đánh giá và so sánh giá trị độc l ập của các sản phẩm tương tự trên thị trường.

- Gó c độ chi phí: căn cứ vào chi phí tái tạo ra tài sản vô hình giống nguyên mẫu với tài sản cần thẩm định hoặc giá/chi phí thay thế để tạo ra một tài sản vô ìn tương tự có cùng chức năng, công dụng theo giá thị trường hiện hành.

- Gó c độ thu nhập: căn cứ vào giá trị hiện tại của các khoản thu nhập, các dòng tiền và các chi phí tiết kiệm do tài sản vô hình mang lại.

Trong những g ó c độ tiếp c ận trên, tiếp c ận từ góc độ thu nhập được ứng dụng rộng rãi nhất do tính khả thi cao nhất.

Khi quyết định giá của tài sản vô hình không chỉ đánh giá các đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm hay kinh phí đầu tư hay chính sách khuyến khích thương mại hóa,... mà còn cần xem xét đến các yếu tố đặc thù của tài sản này như: tình trạng bảo hộ; phạm vi bảo hộ; khả năng xảy ra trong quá trình sử dụng sáng chế;...

Một phần của tài liệu 724 kiểm soát hành vi chuyển giá kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w