2.3.1. Thực trạng chuyển giá tại Việt Nam
Với chủ trương khuyến khích đầu tư và thu hút vốn FDI trong những năm qua, mức độ tăng trưởng của nền kinh tế đã tăng đáng kể từ mức 15,2% năm 2011 lên tới 18,6% năm 2017. Tuy nhiên, theo kết quả của nhiều báo cáo cho thấy rằng, mức độ động viên của các dòng vốn FDI này tới ngân sách nhà nước là không đáng kể do các doanh nghiệp FDI báo lỗ liên tục và có dấu hiệu lạm dụng hành vi chuyển giá quốc tế.
Những đề tài về thực trạng hoạt động của DN FDI trong giai đoạn 2011 - 2017 cho thấy, quy mô hoạt động và tăng trưởng doanh thu tăng liên tục qua các năm và duy trì ở mức cao. Trong đó , tốc độ tăng trưởng doanh thu vượt ngưỡng 22% của tăng tài sản và 14% của tăng vốn đầu tư chủ sở hữu. Tổng lợi nhuận trước thuế của các DN FDI trong năm 2017 đạt 344.607,5 tỷ đồng (tăng 19% so với năm 2016). Đặc biệt một số ngành như Bất động sản (193,3%); Khai thác, chế biến khoáng sản (146,4%); Linh kiện điện tử (40,3%) có con số gia tăng lợi nhuận vô cùng ấn tượng.
Tuy nhiên, trước sự tăng trưởng mạnh mẽ, các DN FDI vẫn liên tục báo lỗ: Trong 16.719 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài báo cáo năm 2017, có: 8.647 công ty kê khai lỗ (chiếm 52%) với giá trị lỗ lên tới 86.180 tỷ đồng;10.582 công ty lỗ lũy kế (chiếm 63%), trị giá lỗ lũy kế là 397.997 tỷ đồng; có 2.674 công ty lỗ mất vốn (chiếm 16%) với trị giá vốn chủ sở hữu là âm (-) 85.604 tỷ đồng. Trong 2.673 công ty lỗ mất vốn năm 2017 c ó đến 1.590 đơn vị vẫn mở rộng sản xuất kinh doanh. Các DN FDI kê khai thua lỗ nhiều thường tập trung ở các ngành nghề như may mặc, gia công, sản xuất, kinh doanh, chế biến, xuất khẩu chè,... Trong đó , c ó đến gần 90% các DN FDI hoạt động trong lĩnh vực may mặc tại thành phố Hồ Chí Minh báo cáo thua lỗ trong khi gần n ư tất cả các DN trong nước hoạt động trong ĩn vực này đều báo lãi.
Gần đây nhất, theo báo cáo của Bộ Tài chính trong năm 2019 trong số 22.604 công ty đang có hoạt động tại Việt Nam nhưng chỉ có 45% doanh nghiệp báo lãi cả năm, tăng 18% so với năm 2018. Còn lại, có tới 12.454 công ty báo lỗ (chiếm tỷ lệ 55%), dù tổng doanh thu của các công ty này đạt xấp xỉ 847.000 tỷ đồng, tăng khoảng 12,7% và tổng tài sản giảm 0,7% so với năm trước.
Như vậy, tình trạng báo lỗ này vẫn tăng đều qua các năm và không hề có dấu hiệu ngừng lại. Theo những đánh giá trên BCTC của các doanh nghiệp FDI giai đoạn 2011 - 2020, số doanh nghiệp báo lỗ liên tục qua các năm đạt từ 45% hơn 50%, trong đó đạt ngưỡng cao nhất năm 2019 với con số 55%. Đây là một tín hiệu vô cùng xấu cho thấy hành vi chuyển giá đang ngày càng phát triển mạnh mẽ trong các DN FDI tại Việt Nam. Điều này tạo nên một thách thức lớn đối với cơ quan Thuế.
Tại thị trường Việt Nam, một số phương thức chuyển giá hay được các DN FDI thực hiện là thông qua việc nâng khống giá trị nguyên vật liệu, hàng hó a đầu vào hay các dịch vụ tư vấn pháp lý nội bộ, chuyển giao kỹ thuật,. (điển hình như Adidas, Coca - Cola Việt Nam, Pepsi Việt Nam,.); thông qua việc chi trả chi phí lãi vay cho công ty mẹ hay công ty liên kết nhằm mục đích chuyển lợi nhuận ra khỏi lãnh thổ Việt Nam như công ty Trà Đài Loan, công ty Trà Kinh Lộ, Keangnam Vina,. Điển hình có thể kể đến một số trường hợp như sau:
Adidas Limited AG là một công ty chuyên sản xuất các sản phẩm thời trang, thiết bị, dụng cụ thể thao đến từ Đức - thành viên của tập đoàn Adidas Group được thành lập năm 1948. Thâm nhập thị trường Việt Nam từ những năm 1993 nhưng c o đến t n năm 2012, t ương iệu này mới chính thức đăng kí kin doan tại thị trường này và lấy tên là Adidas Việt Nam. Theo đăng kí kinh doanh, Adidas Việt Nam có chức năng phân phối bán buôn, tuy nhiên theo điều tra của cơ quan thuế, danh mục chi phí của Adidas Việt Nam lại xuất hiện các khoản phí iên q an đến DN bán lẻ: chi phí hỗ trợ bán hàng cho các nhà bán lẻ, chi phí marketing quốc tế, marketing vùng, tiền hoa hồng. Không chỉ v y, còn một số c i p í iên q an đến tiền bản quyền mà chỉ có nhà sản xuất mới phải chi trả những c i p í đ . Các khoản c i p í này đều là các giao dịch giữa các bên liên kết. Trước hết phải kể đến những
giao dịch đã được thanh toán cho công ty mẹ tại Đức - Adidas Limited AG 6% doanh thu ròng cho khoản phí bản quyền và 4% cho các chi phí liên quan đến marking quốc tế. Bên cạnh đó là các giao dịch đối với các chi nhánh khác của công ty mẹ tại Singapore, cụ thể là Addias International Trading B.V. Theo như đã đăng kí, Adidas Việt Nam hoàn toàn c ó đủ chức năng để nhập khẩu sản phẩm trực tiếp từ Đức sau đó phân phối tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, DN lại kí kết hợp đồng thuê Addias International Trading B.V thực hiện các công việc liên quan như tìm nhà sản xuất, đặt hàng, giảm sát, quản lý hàng hó a,.. .và chi trả các khoản hoa hồng tương đối cao với tỷ lệ 8,24% giá trị mỗi giao dịch này. Toàn bộ chi phí đều được Adidas Việt Nam hạch toán vào chi phí giá vốn và chi phí mua hàng. Đây chính l à nguyên nhân chính dẫn đến việc giá sản phẩm nhập khẩu vào thị trường Việt Nam chênh lệch rất nhiều so với giá tại Singapore.
Theo đánh giá của Phòng thanh tra số 1 - đơn vị trực tiếp thực hiện thanh tra DN này nh ận định: mặc dù không có tình trạng báo lỗ nhưng NSNN thâm hụt do Adidas Việt Nam liên tục dùng chuyển giá là hoàn toàn có thể nhận biết được. Bởi theo điều tra, những khoản chi phí không liên quan như đã phân tích ở trên chiếm tới hơn 50% giá bán của sản phẩm tại thị trường Việt Nam. Và các chi phí này do người tiêu dùng Việt Nam thanh toán nhưng điều quan trọng là do việc DN này đã chịu quá nhiều các chi phí cho các chi nhánh khác của công ty mẹ, do đ ản ưởng nghiêm trọng đến lợi nhu n phản ánh trên BCTC.
Thêm một ví dụ khác về hành vi chuyển giá, n ưng trong trường hợp này, DN FDI đã thực hiện chuyển giá bằng việc chi trả lãi vay với mức lãi suất cao cho bên liên kết. Công ty TNHH Một Thành Viên Keangnam - Vina thuộc t p đoàn Keangnam, Hàn Quốc sở hữu 100% vốn nước ngoài. Keangnam Vina là chủ đầu tư của nhiều dự án như: khu phức hợp khách sạn, văn phòng, căn hộ, trung tâm thương mại Keangnam Hanoi Landmark Tower. Sau 4 năm hoạt động tại Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2011, doanh nghiệp này đã có kết quả hoạt động kinh doanh không mấy khả quan khi con số báo lỗ tăng dần theo các năm. Mặc dù năm 2011, dự án trọng điểm Hanoi Landmark Tower bắt đầu ghi nhận doanh thu lên đến trên 5.200 tỷ đồng, DN vẫn báo lỗ hơn 140 tỷ đồng. Trước tình hình đó , cơ quan Thuế đã bắt tay vào điều tra và phát hiện từ tháng 5/2007, Keangnam - Vina đã bắt đầu trả lãi
vay cho khoản vay từ Ngân hàng Kookmin Bank - một công ty con khác thuộc tập đoàn Keangnam. Cho đến năm 2017, sau 10 năm, công ty này đã trả chi phí lãi vay lên đến 2.000 tỷ đồng cho khoản vay 400 triệu USD. Khoản vay từ Kookmin Bank với lãi suất trung bình là 12%/năm, gấp đôi lãi suất vay vốn bằng đô la Mỹ tại Việt Nam trong thời gian đó (giao động từ 5% - 7%).
Không dừng lại ở chiêu trò đó , Keangnam - Vina đã liên tục chuyển lợi nhuận về Hàn Quốc bằng việc ký kết hợp đồng chìa khóa trao tay với một thành viên khác cùng tập đoàn - Keangnam Enterprise - để làm tổng thầu EPC (Engineering, Procurement and Construction) vào tháng 10/2007. Chỉ tính riêng giá trị hợp đồng này, Keangnam - Vina đã thành công trong việc chuyển đến 871 triệu USD về nước. Ngoài ra còn một số khoản phát sinh mà công ty này chi trả cho Keangnam Enterprise như 30 triệu USD tiền phí tư vấn tài chính, hơn 20 triệu USD phí thu xếp nguồn vay và các chi phí không minh bạch khác. Nhờ v y, Keangnam - Vina đã không phải đóng thuế TNDN do khoản lỗ này. Trong khi đó , Keangnam Enterprise Hàn Quốc vừa có một khoản lãi lớn chuyển về Hàn Quốc, đồng thời chỉ chịu thuế nhà thầu tại Việt Nam với mức thuế thấp.
2.3.2. Cơ sở pháp lý chống chuyển giá tại Việt Nam
Thông tư số 117/2005/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2005 lần đầu tiên ban hành các quy định toàn diện về giá chuyển nhượng tại Việt Nam, có hiệu lực vào năm 2006. Các quy định này yêu cầu người nộp thuế tham gia vào các giao dịch với bên liên quan phải nộp hồ sơ hàng năm về mẫu khai báo chuyển giá và duy trì tài liệu chuyển giá hiện thời nhằm chứng minh rằng các giao dịc này được thực hiện theo đúng nguyên tắc độ dài cánh tay.
Kể từ đó , Chính phủ Việt Nam và Bộ Tài chính đã ban hành một số nội dung c ập nhật, bao gồm: Thông tư số 201/2013/TT-BTC (Thông tư 201) hướng dẫn về việc nộp hồ sơ Thỏa thuận định giá trước (APA) và Nghị định số 20/2017/NĐ-CP (Nghị định 20) và Thông tư số 41/2017 / TT-BTC (Thông tư 41) có hiệu lực từ tháng 5/2017 hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đúng các giao dịch với các bên liên kết. Đây c ó thể coi là những bước phát triển quan trọng nhất của bức tranh kiểm soát chuyển giá tại Việt Nam trong ơn 15 năm q a.
Vào ngày 24 tháng 6 năm 2020, Nghi định 68/2020/NĐ-CP (thay thế Khoản 3, Điều 8, Nghị định 20) được ban hành để sửa đổi điểm trên. Những thay đổi chính bao gồm sử dụng chi phí lãi thuần (tức là tổng chi phí lãi vay trừ thu nhập lãi tiền gửi ngân hàng và cho vay) để tính lãi suất trần; ngưỡng chi phí lãi ròng được khấu trừ là 30% EBITDA; và chuyển chi phí lãi thuần không được khấu trừ trong năm năm liên tiếp.
Đến 5 tháng 11 năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định chuyển giá mới số 132/2020/NĐ-CP (“Nghị định 132”) để thay thế Nghị định số 20/2017/NĐ-CP hiện hành (“Nghị định 20”) và Nghị định số 68/2020 / NĐ-CP (“Nghị định 68”). Nghị định gồm 4 chương, 23 điều, kế thừa những nội dung đã được quy định tại Nghị định số 20/2017/NĐ-CP mà trong thực tế không c ó vướng mắc, nhưng c ó sửa đổi và bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đảm bảo rõ ràng, minh bạch. Nghị định 132 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/12/2020 và áp dụng cho năm tính thuế 2020 trở đi. Trong Thông báo về Thuế này, một số những thay đổi chính mà Nghị định 132 đưa ra như sau:
Đối tượng áp dụng được mở rộng
Nghị định 132 mở rộng áp dụng đối với tất cả người nộp thuế nộp TNDN. Những quy định chung như vậy có thể ngụ ý rằng các nhà thầu nước ngoài cũng sẽ phải tuân theo việc áp dụng các nghị định.
Thay đổi khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn
Nghị định 132 xác định khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn là giá trị từ bách phân vị thứ 35 đến bách phân vị thứ 75 từ ít nhất năm (5) đối tượng có thể so sán độc l p. N ư v y, khoảng giá trị giao dịc độc l p chuẩn đã tăng từ bách phân vị thứ 25 trong Nghị định 20 lên bách phân vị thứ 35. Đồng nghĩa với việc giá trị ngưỡng được tăng thêm 10%. Trường hợp kết quả của DN nằm ngoài phạm vi, cơ quan thuế có quyền thực hiện điều chỉnh chuyển giá về mức trung vị.
Sử dụng cơ sở dữ liệu thương mại
Nghị định 132 đề cử việc sử dụng cơ sở dữ liệu thương mại và công cộng làm nguồn dữ liệu hợp lệ để thực hiện phân tích chuẩn đối sánh (benchmarking) của cả người nộp thuế và cơ q an t ế.
Tuy nhiên, theo Nghị định này cơ quan thuế vẫn có quyền sử dụng cơ sở dữ liệu nội bộ của chính phủ (ví dụ: "Dữ liệu so sánh bí mật") để thực hiện điều chỉnh chuyển giá đối với DN không tuân thủ đầy đủ với các yêu cầu liên quan của nghị định.
Các yêu cầu mới đối với Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia (“Báo cáo CbCR”)
Những thay đổi chính đối với việc nộp và nộp Báo cáo CbCR bao gồm: - Đối với công ty có công ty mẹ tại Việt Nam (có doanh thu hợp nhất trên toàn
thế giới trong năm tài chính từ 18.000 tỷ đồng), phải nộp Báo cáo CbCR trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
- Đối với DN nộp thuế tại Việt Nam có công ty mẹ tại nước ngoài c ó nghĩa vụ lập báo cáo trong phạm vi quyền hạn tương ứng - hoặc công ty mẹ ở nước ngoài đó chỉ định một tổ chức khác (“Surrogate Parent”) để thay mặt họ nộp Báo cáo CbCR tại quốc gia nơi mà (“Surrogate Parent”) cư trú.
- Về nguyên tắc, Cơ quan Thuế Việt Nam sẽ lấy Báo cáo CbCR đó từ nước ngoài tương ứng quyền tài phán thông qua trao đổi thông tin tự động (Automatic exchange of information - AEOI). Tuy nhiên, nộp hồ sơ tại địa phương (theo yêu cầu) là bắt buộc nếu không thể trao đổi Báo cáo CbCR vì không có thỏa thuận về cơ quan c ó thẩm quyền giữa Việt Nam và cơ quan tài phán tương ứng ở nước ngoài; hoặc là do cơ chế trao đổi thất bại có hệ thống (ví dụ: đình chỉ AEOI hoặc Báo cáo CbCR không được cung cấp tự động cho Việt Nam)
- Người nộp thuế có thể thuộc diện nộp hồ sơ tại địa phương phải thông báo bằng văn bản cho các cơ quan c ó thẩm quyền của Việt Nam, vào hoặc trước ngày kết t úc năm tài c ín của công ty mẹ, ví dụ n ư trường hợp sau: (i) nơi c n iều công ty con tại Việt Nam, công ty mẹ ủy quyền c o địa p ương nộp hồ sơ ng ĩa vụ đối với một thực thể; hoặc (ii) cung cấp thông tin (tên, mã số thuế, khu vực pháp lý) của công ty mẹ hoặc “S rrogate Parent”, nếu có.
Các quy tắc giới hạn khấu trừ lãi suất đã được nới lỏng và những thay đổi chính bao gồm:
- Tăng trần lãi suất lên 30% (từ 20% theo Nghị định 20) trên tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước lãi vay, thuế, khấu hao và khấu hao tài sản vô hình (EBITDA).
- Chi phí lãi vay được tính theo giới hạn là số tiền thuần, tức là chi phí lãi vay sau khi bù trừ so với thu nhập lãi (từ tiền gửi và tiền cho vay). Sự bù đắp của thu nhập lãi với chi phí lãi vay không được đề c ập trong Nghị định 20.
- Chi phí lãi vay không được khấu trừ có thể được chuyển sang sử dụng trong những năm tới trong thời hạn 5 năm, với điều kiện chi phí lãi vay của các năm trong tương lai không vượt quá giới hạn 30%.
Những điểm đáng chú ý khác
- Phạm vi xác định mối quan hệ giữa các bên liên kết hiện đã bao gồm các trường hợp liên quan đến chuyển nhượng vốn và cho vay giữa DN và những người điều hành DN đó. Do đó , có thể hiểu rằng các giao dịch liên kết nói trên sẽ phải tuân theo nguyên tắc độ dài của cánh tay.
- Nghị định ngụ ý rằng các bên liên quan có trụ sở ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể là "bên được kiểm tra" để đánh giá chuẩn đối sánh, tùy thuộc vào một số sự kiện và hoàn cảnh nhất định.
- Thời hạn nộp hồ sơ chuyển giá theo yêu cầu của cơ quan thuế đối với trường hợp phát sinh thuế được thực hiện theo Lu t Thanh tra: k ông q y định cụ thể thời gian. Điều này đồng nghĩa là DN có thể phải cung cấp tài liệu chuyển giá trong vòng vài ngày khi có yêu cầu của thanh tra thuế.